Trắc nghiệm ôn thi chuyên viên chính có đáp án - Phần 2

Trắc nghiệm ôn thi chuyên viên chính có đáp án - Phần 2

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 199 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm ôn thi chuyên viên chính có đáp án - Phần 2. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm công chức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.0 6 Đánh giá
Cập nhật ngày

16/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

4 Lần thi

Câu 1:  Nội dung nào dưới đây không phải là đặc tính chủ yếu của nền hành chính Nhà nước ta?

A. Tính liên tục, tương đối ổn định và thích ứng

B. Tính hiệu lực, hiệu quả

C. Tính pháp quyền

D. Tính không vụ lợi

Câu 2:  Nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây không phải của Thường trực Hội đồng nhândân (HĐND)?

A. Giữ liên hệ và phối hợp công tác với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp

B. Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân

C. Đôn đốc, kiểm tra UBND cùng các cơ quan nhà nước khác ở địa phương

D. Tiếp dân, đôn đốc kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân

Câu 3:  Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn nào sau đây?

A. Đình chỉ việc thi hành Nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ

B. Quyết định thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân và mức huy động vốn theo quy định của pháp luật

C. Quyết định phương án quản lý, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực ở địa phương

D. . Quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu và gian lận thương mại

Câu 4:  Uỷ ban nhân dân (UBND) có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây?

A. Giữ liên hệ và phối hợp công tác với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt nam cùng cấp

B. Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân

C. Đôn đốc, kiểm tra UBND cùng các cơ quan nhà nước khác ở địa phương

D. Tiếp dân, đôn đốc kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân

Câu 5:  Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc cơ bản của hoạt động công vụ ở nước ta?

A. Nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật

B. Nguyên tắc lập quy dưới Luật

C. Nguyên tắc đúng thẩm quyền, chỉ được phép thực hiện trong phạm vi công vụ (chỉ làm những gì pháp luật cho phép)

D. Nguyên tắc cân đối thu – chi trong hoạt động

Câu 6: Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, thẩm quyền của Chính phủ được ban hành văn bản nào dưới đây?

A. . Quyết định, Chỉ thị

B. Nghị quyết, Nghị định

C. Nghị định

D. Nghị định, Chỉ thị

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phải là quan điểm cơ bản của việc xây dựng và thực hiện chính sách xã hội?

A. Quan điểm nhân văn

B. Quan điểm lịch sử

C. Quan điểm lấy dân làm gốc

D. Quan điểm gắn lý luận với thực tiễn

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phải chức năng của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam?

A. Là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp

B. Thống nhất quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội

C. Thực hiện quyền giám sát tối cao toàn bộ hoạt động hoạt động của Nhà nước, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và Pháp luật

D. Quyết định những vấn đề cơ bản nhất về đối nội, đối ngoại của Nhà nước

Câu 9: Nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây không phải của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam?

A. Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ

B. Thi hành các biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

C. Thống nhất công tác đối ngoại

D. Không được tham gia “ khiếu kiện đông người”

Câu 10:  Nội dung nào dưới đây không phải là yêu cầu về nội dung trong kỹ thuật soạn thảo văn bản quản lý hành chính nhà nước?

A. Văn bản phải được trình bày đúng các yêu cầu về mặt thể thức, văn phong

B. Văn bản phải có tính mục đích rõ ràng

C. Văn bản phải được viết bằng ngôn ngữ quy phạm

D. Văn bản phải có tính khả thi

Câu 12: Nội dung nào dưới đây không phải là yêu cầu chung về kỹ thuật soạn thảo văn bản quản lý hành chính nhà nước ta?

A. Văn bản được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực

B. Nắm vững đường lối, chính sách của Đảng trong xây dựng và ban hành văn bản

C. Nắm vững nội dung văn bản cần soạn thảo, phương thức giải quyết công việc đưa ra phải rõ ràng, phù hợp

D. Người soạn thảo văn bản cần nắm vững nghiệp vụ và kỹ thuật soạn thảo văn bản dựa trên kiến thức cơ bản và hiểu biết về quản lý hành chính và pháp luật

Câu 13: Một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động công vụ là:

A. Xã hội hoá

B. Hạch toán kinh tế

C. Tôn trọng mọi ý kiến

D. Đúng thẩm quyền, chỉ được làm những gì pháp luật cho phép

Câu 14: Chức năng của pháp luật gồm có:

A. Chức năng điều chỉnh các mối quan hệ xã hội

B. Chức năng kiểm tra nội vụ Nhà nước

C. Chức năng đánh giá công tác giáo dục và đào tạo các công tác sự nghiệp khác

D. Chức năng định hướng chính sách về kinh tế

Câu 15: Trong nội dung đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001- 2010 có nội dung sau:

A. Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức

B. Điều chỉnh cơ cấu, tổ chức bộ máy của các cơ quan trong nền hành chính nhà nước

C. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

D. Đổi mới cơ chế tài chính đối với đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công chức

Câu 16:  Nội dung nào dưới đây không phải là đặc trưng của tài chính công ở nước ta?

A. Tài chính công gắn với nhiệm vụ chi tiêu phục vụ cho việc thực hiện các chức năng vốn có của Nhà nước

B. Tài chính công mang tính chính trị

C. Tài chính công mang tính lịch sử

D. Tài chính công mang tính không bồi hoàn trực tiếp

Câu 17: Một trong những hình thức hoạt động nào dưới đây là của Chính phủ nước CHXHCN VN?

A. Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

B. Lãnh đạo công tác của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp

C. Phiên họp Chính phủ

D. Giáo dục pháp luật trong nhân dân

Câu 18: Nội dung nào dưới đây là giải pháp về công bằng xã hội trong chính sách xã hội ở nước ta?

A. Tạo cơ hội để mọi công dân được học hành

B. Tiếp cận với thông tin về việc làm

C. Được tham gia vào hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước

D. Xoá bỏ sự độc quyền, lũng loạn trong hoạt động kinh tế, bảo đảm cho mọi người bình đẳng về quyền kinh doanh và làm nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội

Câu 19: Đặc điểm về hình thức của văn bản quy phạm pháp luật là:

A. Đáp ứng các nhu cầu quản lý

B. Thể thức xây dựng văn bản và trình tự ban hành được pháp luật quy định cụ thể

C. Dễ thay đổi và nhiều phương án áp dụng

D. Chỉ áp dụng cho hệ thống hành pháp

Câu 20: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc trưng để phân biệt chính sách xã hội ( từ góc độ quản lý) với các chính sách kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng?

A. Chính sách xã hội là chính sách liên quan trực tiếp đến con người và bao trùm mọi mặt cuộc sống của con người

B. Chính sách xã hội được kết hợp với chính sách kinh tế

C. Chính sách xã hội mang tính xã hội, nhân văn và nhân đạo sâu sắc bởi vì mục tiêu cơ bản của nó là hiệu quả xã hội, góp phần ổn định, phát triển và tiến bộ xã hội

D. Chính sách xã hội của nhà nước thể hiện trách nhiệm xã hội cao, tạo ra những điều kiện và cơ hội như nhau để mọi người phát triển và hoà nhập vào cộng đồng

Câu 21: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc của quản lý tài chính công?

A. Nguyên tắc tập trung dân chủ

B. Nguyên tắc hiệu quả

C. Nguyên tắc thống nhất

D. Nguyên tắc công bằng

Câu 22: Uỷ ban nhân dân ( UBND) có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật sau:

A. Lệnh, Quyết định

B. Nghị quyết, Quyết định

C. Quyết định, Chỉ thị

D. Quyết định, Chỉ thị, Thông tư

Câu 23: Chính phủ có quyền sau đây đối với HĐND tỉnh, thành phố:

A. Bồi dưỡng đại biểu HĐND kiến thức về quản lý nhà nước

B. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch HĐND

C. Chỉ đạo các kỳ họp tổng kết hàng năm của HĐND

D. Phê chuẩn danh sách các đại biểu HĐND theo nhiệm kỳ

Câu 24: Một trong những yêu cầu về nội dung của kỹ thuật soạn thảo văn bản quản lý hành chính Nhà nước là:

A. Nội dung văn bản phải có tính khoa học

B. Văn bản phải được đăng trên công báo

C. Nội dung văn bản phải được Văn phòng kiểm tra

D. Văn bản phải được lưu trữ

Câu 25: Trong nội dung đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 có nội dung nào dưới đây?

A. Cải cách tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ

B. Điều chỉnh cơ cấu, tổ chức bộ máy của các cơ quan trong nền hành chính Nhà nước

C. Cải cách thể chế hành chính Nhà nước về quản lý văn hoá

D. Đổi mới phương pháp làm việc của hệ thống chính trị

Câu 26: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc cơ bản của hoạt động công vụ?

A. Nguyên tắc nhân đạo

B. Nguyên tắc công khai

C. Nguyên tắc chịu trách nhiệm

D. Nguyên tắc thống nhất vì lợi ích chung

Câu 27: Nguyên tắc nào dưới đây không phải là nguyên tắc áp dụng văn bản quản lý hành chính Nhà nước?

A. Văn bản được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực

B. Văn bản được áp dụng từ ngày đăng Công báo

C. Trong trường hợp các văn bản có quy định, quyết định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định, quyết định của văn bản được ban hành sau

D. Trong trường hợp các văn bản do một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định, quyết định củavăn bản được ban hành sau

Câu 28: Nội dung nào dưới đây không phải là yêu cầu chung về kỹ thuật soạn thảo văn bản quản lý hành chính Nhà nước?

A. Văn bản được trình bày đúng các yêu cầu về mặt thể thức, văn phong

B. Nằm vững đường lối, chíh sách của Đảng trong xây dựg và ban hành văn bản

C. Văn bản được ban hành phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của cơ quan

D. Văn bản cần được lấy ý kiến rộng rãi toàn cơ quan

Câu 29: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ( UBND) có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Quyết định, Chỉ thị, Thông tư

B. Quyết định, Chỉ thị

C. Quyết định, Thông tư

D. Quyết định, Nghị quyế

Câu 30:  Địa vị pháp lý hiện hành của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam là:

A. . Cơ quan hành chính thay mặt nước CHXHCN Việt nam trong đối ngoại

B. Cơ quan chấp hành của Quốc hội và cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất

C. Cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam

D. Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực cao nhất

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi chuyên viên chính có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi chuyên viên chính có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 4 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Người đi làm