Trắc nghiệm ôn thi chuyên viên chính có đáp án - Phần 7

Trắc nghiệm ôn thi chuyên viên chính có đáp án - Phần 7

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 460 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm ôn thi chuyên viên chính có đáp án - Phần 7. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm công chức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.4 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

16/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

1 Lần thi

Câu 1: Quyết định quản lý hành chính Nhà nước gồm:

A. Luật dân sự, Luật đất đai

B. Bản án của Hội đồng xét xử

C. Quyết định thành lập đội thanh niên xung kích

D. Chỉ thị, Quyết định của Chủ tịch UBND

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của tài chính công ở nước ta?

A. Chức năng tạo lập vốn

B. Chức năng phân phối lại và phân bổ

C. Chức năng Giám đốc và điều chỉnh

D. Chức năng điều chỉnh, điều tiết quan hệ thị trường

Câu 3: Đặc điểm cơ bản của văn bản quản lý chuyên môn là:

A. Để quy định về hoạt động chuyên môn nhất định

B. Chỉ được áp dụng trong cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung

C. Có liên quan trực tiếp đến kinh tế

D. Dễ áp dụng

Câu 4: Công việc do tập thể Chính phủ thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số là:

A. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng và chức vụ tương đương

B. Quy định chế độ làm việc của Thủ tướng với các thành viên của Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

C. Đình chỉ việc thi hành những Nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp và Pháp luật

D. Quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ

Câu 5: Theo quy định của pháp luật, thành phần của Chính phủ gồm: 

A. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng

B. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ

C. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thủ trưởng cơ quan ngang Bộ

D. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng hoặc tương đương

Câu 6:  Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ:

A. Xây dựng các dự án pháp luật ( Luật, Pháp lệnh)

B. Đình chỉ việc thi hành các văn bản sai trái của Chủ tịch UBND tỉnh

C. Trình dự án Luật, Pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội

D. Chỉ đạo việc ban hành chính sách xã hội, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, thống nhất quản lý công tác cấp Huân, Huy chương

Câu 7: Nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây không phải là của Uỷ ban nhân dân?

A. Đình chỉ việc thi hành nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ

B. Quản lý và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương theo quy định của pháp luật

C. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, Luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp

D. Tổ chức thực hiện việc thu, chi ngân sách của địa phương theo quy định của pháp luật

Câu 8: Một trong những nguyên tắc của quản lý tài chính công là:

A. Nguyên tắc thống nhất

B. Nguyên tắc quản lý bằng đồng tiền Việt Nam

C. Nguyên tắc cân đối thu – chi

D. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo

Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phải là giải pháp cơ bản về công bằng xã hội trong chính sách xã hội?

A. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng – an ninh

B. Xây dựng một xã hội dân sự nhà nước pháp quyền với chế độ dân chủ, kinh tế - văn hoá phát triển, xoá bỏ sự độc quyền, đặc quyền đặc lợi

C. Xây dựng và phát triển một chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thực sự, nhân dân tham gia quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước

D. Xoá bỏ sự độc quyền, lũng đoạn trong hoạt động kinh tế, bảo đảm cho mọi người bình đẳng về quyền kinh doanh và làm nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội

Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phải là giải pháp cơ bản về công bằng xã hội trong chính sách xã hội?

A. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng – an ninh

B. Xây dựng một xã hội dân sự nhà nước pháp quyền với chế độ dân chủ, kinh tế - văn hoá phát triển, xoá bỏ sự độc quyền, đặc quyền đặc lợi

C. Xây dựng và phát triển một chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thực sự, nhân dân tham gia quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước

D. Xoá bỏ sự độc quyền, lũng đoạn trong hoạt động kinh tế, bảo đảm cho mọi người bình đẳng về quyền kinh doanh và làm nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội

Câu 11: Là cơ quan làm việc theo chế độ tập thể, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) có thẩm quyền ban hành văn bản sau:

A. Nghị quyết, Thông báo

B. Nghị quyết, Quyết định

C. Quyết định, Chỉ thị, Thông tư

D. Quyết định, chỉ thị

Câu 12: Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND huyện là:

A. Đình chỉ việc thi hành nghị quyết sai trái của HĐND cùng cấp

B. Quyết định về tổ chức và biên chế của các cơ quan chính quyền địa phương

C. Lãnh đạo công tác của UBND, các thành viên UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND

D. Hàng năm báo cáo cho Thủ tướng Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương

Câu 13: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của cơ quan Nhà nước ta:

A. Mỗi cơ quan nhà nước có hình thức và phương pháp hoạt động riêng do pháp luật quy định

B. Cơ quan nhà nước có tính quyền lực nhà nước

C. Thẩm quyền của các cơ quan nhà nước có những giới hạn về không gian (lãnh thổ), về thời gian có hiệu lực, về đối tượng chịu sự tác động

D. Được ban hành các chính sách nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết giảm dần sự cách biệt giữa các vùng trong nước

Câu 14: Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật sau:

A. Ban hành Nghị quyết và quyết định

B. Ban hành Thông tư

C. Ban hành Quyết định và chỉ thị

D. Ban hành Quyết định, Chỉ thị và Thông tư

Câu 15: Uỷ ban nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

A. Bảo đảm công tác xét xử của Hội đồng xét xử

B. Triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân cùng cấp

C. Quyết định những chủ trương, biện pháp để xây dựng và phát triển địa phương về mọi mặt

D. Đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương

Câu 16: Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, loại văn bản nào dưới đây là văn bản quy phạm pháp luật?

A. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ

B. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ

C. Quyết định của Chánh án Toà án nhân dân tối cao

D. Nghị quyết của Chính phủ

Câu 17: Nhiệm vụ nào dưới đây không phải của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân?

A. Quyết định về các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp mình, trừ các vấn đề quy định tại Điều 49 của Luật Tổ chức HĐND và UBND

B. Quản lý nhà nước ở địa phương trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực xã hội khác

C. Tổ chức việc tiếp dân, xét và giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân theo quy định của pháp luật

D. Áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc, quản lý và điều hành bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả, ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu về trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác trong cơ quan cán bộ nhà nước

Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của tài chính công ở nước ta?

A. Chức năng tạo lập vốn

B.  Chức năng điều chỉnh, điều tiết quan hệ thị trường

C. Chức năng phân phối lại và phân bổ

D. Chức năng Giám đốc và điều chỉnh

Câu 19: Nội dung nào dưới đây là đặc tính của nền hành chính nhà nước ta?

A. Hài hoà các lợi ích

B. Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

C. Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao

D. Tính hợp pháp

Câu 20: Nội dung nào dưới đây không phải là yêu cầu về nội dung của văn bản quản lý hành chính nhà nước?

A. Văn bản phải có tính khoa học

B. Văn bản phải có tính mục đích rõ ràng

C. Văn bản phải được tuyên truyền phổ biến

D. Văn bản phải được viết bằng ngôn ngữ quy phạm

Câu 21: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước ta?

A. Nguyên tắc quản lý theo pháp luật và bằng pháp luật

B. Nguyên tắc bình đẳng

C. Nguyên tắc tập trung dân chủ

D. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lĩnh vực với quản lý theo lãnh thổ

Câu 22: Theo tính chất pháp lý, quyết định nào dưới đây không phải là quyết định quản lý hành chính nhà nước?

A. Quyết định chung ( quyết định chính sách)

B. Quyết định quy phạm

C. Quyết định xét xử của Toà án

D. Quyết định hành chính cá biệt

Câu 23: Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010?

A. Cải cách thể chế

B. Cải cách tổ chức bộ máy

C. Cải cách cơ chế kinh tế

D. Cải cách tài chính công

Câu 24: Một trong những nguyên tắc của quản lý tài chính công?

A. Nguyên tắc tập trung dân chủ

B. Nguyên tắc quản lý bằng đồng tiền Việt Nam

C. Nguyên tắc cân đối thu – chi

D. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo

Câu 25: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc cơ bản của hoạt động công vụ ở nước ta?

A. Nguyên tắc lập quy dưới luật

B. Nguyên tắc công khai

C. Nguyên tắc không vụ lợi

D. Nguyên tắc liên tục, kế thừa

Câu 26: Nội dung nào dưới đây là đặc điểm đặc thù của nhà nước pháp quyền Việt Nam?

A. Xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa

B. Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội

C. Thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan Nhà nước

D. Nhà nước pháp quyền Việt Nam được xây dựng trên nền tảng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức

Câu 27: Địa vị pháp lý hiện hành của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam là:

A. Cơ quan hành chính thay mặt nước CHXHCN Việt Nam trong đối ngoại

B. Cơ quan chấp hành của Quốc hội và cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất

C. Cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam

D. Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực cao nhất

Câu 28: Công việc do Chính phủ thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số là:

A. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách thức Thứ trưởng và các chức vụ tương đương

B. Quy định chế độ làm việc của các thành viên của Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

C. Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp và pháp luật

D. Quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ

Câu 29: Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) là:

A. Đình chỉ việc thi hành Nghị quyết sai trái của HĐND cùng cấp

B. Hàng năm báo cáo cho Thủ tướng Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương

C. Quản lý Nhà nước ở địa phương trên các lĩnh vực

D. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản sai trái của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp mình và những văn bản sai trái của UBND, Chủ tịch UBND cấp dưới

Câu 30: Một trong những phương hướng chung nhằm hoàn thiện các cơ quan nhà nước theo hướng Nhà nước pháp quyền XHCN là:

A. Không ngừng mở rộng, bảo đảm và bảo vệ các quyền tự do, lợi ích của công dân

B. Thiết lập mối quan hệ trách nhiệm qua lại giữa công dân với nhà nước và giữa nhà nước với công dân

C. Cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp

D. Nhà nước pháp quyền Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi chuyên viên chính có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi chuyên viên chính có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 1 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Người đi làm