Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm ôn thi chuyên viên chính có đáp án - Phần 8. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm công chức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
16/10/2021
Thời gian
30 Phút
Tham gia thi
2 Lần thi
Câu 1: Trong tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ta có:
A. Văn phòng quốc hội
B. Toà án nhân dân tối cao
C. Ban Tổ chức Trung ương Đảng
D. Vụ Tổ chức cán bộ Bộ tư pháp
Câu 2: Chức năng nào dưới đây không phải là chức năng của tài chính công?
A. Chức năng tạo lập vốn
B. Chức năng phân phối lại và phân bổ
C. Chức năng Giám đốc và điều chỉnh
D. Chức năng ban hành và thực thi các văn bản pháp luật có liên quan đến tài chính công
Câu 3: Một trong những đặc tính chủ yếu của nền hành chính nhà nước ta là:
A. Tính liên tục, tương đối ổn định và thích ứng
B. Tính quan liêu
C. Tính hạch toán kinh tế
D. Tính hạch toán kinh tế
Câu 4: Theo Hiến pháp Việt Nam năm 1992, cơ quan nào dưới đây không nằm trong hệ thống cơ quan Nhà nước?
A. Cơ quan quyền lực Nhà nước
B. Các cơ quan xét xử
C. Các cơ quan Trung ương Đoàn thành niên cộng sản Hồ Chí Minh
D. Các cơ quan kiểm sát
Câu 5: Một trong những chức năng của Quốc hội:
A. Giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước
B. Tổ chức thực hiện thực tế các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
C. Thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước
D. Tổ chức các kỳ họp Quốc hội
Câu 6: Nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây không phải là của Uỷ ban nhân dân?
A. Đình chỉ việc thi hành Nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ
B. Quản lý và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương theo quy định của pháp luật
C. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp
D. Tổ chức thực hiện việc thu, chi ngân sách của địa phương theo quy định của pháp luật
Câu 7: Một trong những yêu cầu về nội dung của Quyết định quản lý hành chính nhà nước là:
A. Yêu cầu ban hành đúng quy định
B. Yêu cầu báo cáo
C. Yêu cầu hợp pháp
D. Yêu cầu đăng công báo
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc quản lý công sản ở nước ta?
A. Tập trung thống nhất
B. Tính pháp quyền
C. Theo kế hoạch
D. Nguyên tắc tiết kiệm
Câu 9: Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm:
A. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND, HĐND các cấp
B. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ do Quốc hội quyết định thành lập theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ
C. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Văn phòng Chủ tịch nước do Quốc hội quyết định thành lập theo đề nghị của Thủ tướng Chinh phủ
D. Các cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Câu 10: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn nào sau đây?
A. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp mình và văn bản trái pháp luật của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp
B. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương, quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách địa phương, điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định
C. Quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước
D. Quyết định thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân và mức huy động vốn theo quy định của pháp luật
Câu 11: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ:
A. Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội
B. Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá – khoa học – công nghệ thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách
C. Tài trợ cho xã hội, cho dân tộc, cho tôn giáo, thống nhất quản lý công tác dân vận
D. Đình chỉ việc thi hành các văn bản sai trái của Chủ tịch UBND tỉnh
Câu 12: Về thẩm quyền quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức:
A. Chính phủ quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương, quy định định mức biên chế hành chính, sự nghiệp thuộc UBND
B. Bộ nội vụ là cơ quan quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương, quy định định mức biên chế hành chính, sự nghiệp thuộc UBND
C. Chính phủ quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan Toà án và Viện kiểm sát
D. Bộ Nội vụ quyết định biên chế cán bộ, công chức của Văn phòng Quốc hội
Câu 13: Chính phủ có quyền sau đây đối với Hội đồng nhân dân ( HĐND) tỉnh, thành phố:
A. Bồi dưỡng đại biểu HĐND kiến thức về quản lý Nhà nước
B. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch HĐND
C. Chỉ đạo các kỳ họp tổng kết hàng năm của HĐND
D. Phê chuẩn danh sách các đại biểu HĐND theo nhiệm kỳ
Câu 14: Trong cải cách Tài chính công (theo Quyết định 136/QĐ-TTg ngày 17-9-2001 của Thủ tướng Chính phủ) có nội dung sau đây:
A. Điều hành tài chính các tổ chức chính trị - xã hội
B. Tổ chức việc in ấn, phát hành tiền mặt
C. Ban hành chính sách quản lý tài chính các đơn vị sản xuất kinh doanh
D. Đổi mới cơ bản cơ chế tài chính đối với khu vực dịch vụ công
Câu 15: Trong các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây, nhiệm vụ và quyền hạn nào không thuộc về Thủ tướng Chính phủ?
A. Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các cấp
B. Triệu tập và chủ toạ các phiên họp Chính phủ
C. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng và các chức vụ tương đương
D. Bãi nhiệm, miễn nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao
Câu 16: Giải pháp nào dưới đây không phải là giải pháp về công bằng xã hội trong chính sách xã hội?
A. Xây dựng và phát triển một chế độ dân chủ XHCN thực sự, nhân dân tham gia quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước
B. Xoá bỏ độc quyền, lũng đoạn trong hoạt động kinh tế
C. Huy động các nguồn lực trong nhân dân, xã hội hoá nhiệm vụ đền ơn đáp nghĩa
D. Điều chỉnh, điều tiết quan hệ thị trường
Câu 17: Trong những hoạt động dưới đây, hoạt động nào được quan niệm là chức năng cơ bản của Nhà nước CHXHCN Việt Nam?
A. Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN
B. Hội nhập kinh tế quốc tế
C. Đối ngoại
D. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
Câu 18: Nội dung nào dưới đây là một trong bốn nội dung cải cách nền hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010?
A. Cải cách nền kinh tế nhiều thành phần
B. Cải cách tài chính công
C. Cải cách hệ thống dịch vụ
D. Đổi mới tổ chức và hoạt động hệ thống chính trị
Câu 19: Uỷ ban nhân dân ( UBND) có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
A. Tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, Luật và các văn bản khác
B. Tổ chức, chỉ đạo công tác thi hành án hình sự ở địa phương
C. Soạn thảo kế hoạch hợp tác với các tổ chức kinh tế Quốc tế trong địa bàn đơn vị hành chính của mình
D. Quyết định bằng Nghị quyết những chủ trương, biện pháp để xây dựng và phát triển địa phương về mọi mặt
Câu 20: Bộ trưởng và thủ truởng cơ quan ngang Bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
A. Bãi bỏ những văn bản sai trái của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
B. Cách chức các Thứ trưởng và các chức vụ tương đương
C. Đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ những văn bản sai trái của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
D. Bãi bỏ Nghị quyết sai trái của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Câu 21: Văn bản pháp quy nào dưới đây người có thẩm quyền không phải ký thay mặt (TM)?
A. Nghị quyết
B. Nghị định
C. Chỉ thị
D. Quy chế
Câu 22: Nguyên tắc nào dưới đây không phải là nguyên tắc áp dụng văn bản quản lý hành chính nhà nước?
A. Văn bản được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực
B. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành
C. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn
D. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau
Câu 23: Nguyên tắc nào dưới đây không phải là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước ta?
A. Nguyên tắc quản lý theo pháp luật và bằng pháp luật
B. Nguyên tắc bình đẳng
C. Nguyên tắc tập trung dân chủ
D. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lĩnh vực với quản lý theo lãnh thổ
Câu 24: Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật là:
A. Đáp ứng nhu cầu quản lý
B. Dễ thay đổi, áp dụng linh hoạt
C. Chỉ được áp dụng trong hệ thống hành pháp
D. Được áp dụng nhiều lần, có hiệu lực lâu dài
Câu 25: Nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây không phải là của Uỷ ban nhân dân?
A. Đình chỉ việc thi hành Nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ
B. Quản lý và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương theo quy định của pháp luật
C. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, Luật, các van bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp
D. Tổ chức thực hiện việc thu, chi ngân sách của địa phương theo quy định của pháp luật
Câu 26: Nội dung nào dưới đây là đặc tính chủ yếu của nền hành chính nhà nước ta?
A. Tính hiện đại
B. Tính truyền thống
C. Tính nhân đạo
D. Tính hạch toán
Câu 27: Nội dung nào dưới đây là vai trò chủ yếu của tài chính công của nước ta?
A. Bộ máy quản lý nhà nước phải vững vàng hơn, cán bộ, công chức vững vàng hơn về lập trường, về pháp luật, về chuyên môn, nghiệp vụ
B. Huy động các nguồn tài chính bảo đảm duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước
C. Giải quyết hài hoà quan hệ lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể và lợi ích người lao động theo hướng quan tâm đến lợi ích vật chất đạt được
D. Đảm bảo cho nền kinh tế không bị khủng hoảng
Câu 28: Đặc điểm về hình thức của văn bản quy pháp pháp luật là:
A. Đáp ứng các nhu cầu quản lý
B. Thể thức xây dựng văn bản và trình tự ban hành được pháp luật quy định cụ thể
C. Dễ thay đổi và nhiều phương án áp dụng
D. Chỉ áp dụng cho hệ thống hành pháp
Câu 29: Giải pháp nào dưới đây không phải là giải pháp về công bằng xã hội trong chính sách xã hội?
A. Xây dựng một xã hội dân sự nhà nước pháp quyền với chế độ dân chủ, kinh tế văn hoá phát triển, kiên quyết xoá bỏ sự độc quyền, đặc quyền, đặc lợi
B. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chính sách xã hội
C. Xây dựng và phát triển một chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thực sự, nhân dân tham gia quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước
D. Xoá bỏ sự độc quyền lũng đoạn trong hoạt động kinh tế, bảo đảm cho mọi người bình đẳng về quyền kinh doanh và làm nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội
Câu 30: Đặc tính nào dưới đây không phải là đặc tính của nền hành chính Nhà nước ta?
A. Bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN
B. Tính pháp quyền
C. Tính liên tục, tương đối ổn định và thích ứng
D. Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi chuyên viên chính có đáp án Xem thêm...
- 2 Lượt thi
- 30 Phút
- 30 Câu hỏi
- Người đi làm
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận