Trắc nghiệm ôn thi chuyên viên chính có đáp án - Phần 1

Trắc nghiệm ôn thi chuyên viên chính có đáp án - Phần 1

  • 30/08/2021
  • 28 Câu hỏi
  • 341 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm ôn thi chuyên viên chính có đáp án - Phần 1. Tài liệu bao gồm 28 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm công chức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.5 10 Đánh giá
Cập nhật ngày

16/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Một trong những đặc điểm của quản lý tài chính công ở nước ta là:

A. Đáp ứng các nhu cầu chi tiêu nhằm thực hiện các chức năng vốn có của Nhà nước

B. Quản lý tài chính công là một loại quản lý hành chính Nhà nước

C. Quản lý tài chính công được thực hiện bởi một hệ thống các cơ quan Nhà nước và tuân thủ những quy phạm pháp luật của Nhà nước

D. Quản lý tài chính công là một phương thức quan trọng trong việc điều tiết các nguồn lực tài chính nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước đối với xã hội

Câu 2: Viên chức là gì?

A. Viên chức được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

B. Viên chức là công dân Việt Nam, làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

C. Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

D. Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập, được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lâp

Câu 3: Luật Cán bộ, công chức quy định khi bổ nhiệm vào ngạch công chức phải có điều kiện nào sau đây?

A. Khi có kết quả trong kỳ thi nâng hạng chức danh nghề nghiệp

B. Có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp

C. Khi có sự thay đổi chức danh nghề nghiệp

D. Có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch

Câu 4: Đạo đức nghề nghiệp là gì?

A. Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực

B. Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực về nhận thức trong hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định

C. Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực trong hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định

D. Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực trong hoạt động nghề nghiệp do tổ chức có thẩm quyền quy định

Câu 5: Phạm vi điều chỉnh luật viên chức:

A. Luật này quy định về viên chức; nghĩa vụ của viên chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập

B. Luật này quy định về viên chức; quyền, nghĩa vụ của viên chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập

C. Luật này quy định về việc tuyển dụng viên chức, quyền của viên chức

D. Luật này quy định về viên chức; quyền và nghĩa vụ của viên chức, tuyển dụng viên chức

Câu 6: Theo quy định hiện hành, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn đối với viên chức được hiểu như thế nào?

A. Là hợp đồng không xác định thời hạn làm việc

B. Là hợp đồng không xác định thời hạn làm việc trong vòng 36 tháng

C. Là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng

D. Là hợp đồng lao động vĩnh viễn

Câu 7: Số lượng cán bộ, công chức cấp xã loại 1 được quy định bao nhiêu người?

A. Không quá 24 người

B. Không quá 22 người

C. Không quá 23 người

D. Không quá 25 người

Câu 8: Theo quy định tại Nghị định 24/2010/NĐ-CP, ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, đâu không phải là trường hợp thực hiện việc luân chuyển công chức:

A. Theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị

B. Luân chuyển giữa trung ương và địa phương, giữa các ngành, các lĩnh vực theo quy hoạch nhằm tiếp tục rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo, quản lý

C. Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật

D. Cả a, b, c

Câu 9: Theo quy định tại Nghị định 24/2010/NĐ-CP, ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, trong khi thi công công, đâu không phải là trường hợp miễn thi môn ngoại ngữ trong trường hợp môn nghiệp vụ chuyên ngành không phải là ngoại ngữ:

A. Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ

B. Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài

C. Tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam

D. Có chứng chỉ tiếng người đồng bào dân tộc thiểu số khi thi vào công chức ở các tỉnh miền núi, nơi có nhiều người đồng bào dân tộc thiểu số

Câu 10: Thế nào là Viên chức? 

A. Viên chức là công dân Việt Nam được xét tuyển theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

B. Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

C. Viên chức là người được tuyển dụng làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập, được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập

D. Viên chức là công dân Việt Nam, làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, được hưởng lương từ quỹ lương bằng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật

Câu 11: Theo Nghị định 29/2012/NĐ-CP, ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thì người tập sự bị chấm dứt Hợp đồng làm việc khi:

A. Không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự

B. Bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên

C. Không đi làm việc trong thời gian tập sự

D. Cả a, b, c

Câu 12: Theo Nghị định 29/2012/NĐ-CP, ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thì người tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm tuyển dụng trong các trường hợp nào:

A. Làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

B. Có trình độ thạc sĩ hoặc tiến sĩ và chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng

C. Người tập sự có trình độ tiến sĩ

D. Cả a, b, c

Câu 13: Theo Nghị định 29/2012/NĐ-CP, ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thì viên chức được tính lùi thời điểm nghỉ hưu lại không quá 03 tháng trong trường hợp nào:

A. Viên chức có vợ hoặc chồng, bố, mẹ (vợ hoặc chồng), con từ trần, bị Tòa án tuyên bố mất tích;

B. Bản thân và gia đình viên chức bị thiệt hại do thiên tai, địch họa, hỏa hoạn

C. Đối với trường hợp bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn có giấy xác nhận của bệnh viện

D. Đang điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, có giấy xác nhận của bệnh viện

Câu 14: Theo Nghị định 29/2012/NĐ-CP, ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thì viên chức được cử đi đào tạo ở trong nước và ngoài nước phải đền bù chi phí đào tạo trong trường hợp nào: 

A. Trong thời gian được cử đi đào tạo, viên chức tự ý bỏ học hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc

B. Viên chức hoàn thành khóa học nhưng chưa được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp, chứng nhận kết quả học tập

C. Viên chức đã hoàn thành và được cấp bằng tốt nghiệp khóa học từ trình độ trung cấp trở lên và đã phục vụ đủ thời gian theo cam kết quy định

D. Cả a, b, c

Câu 15: Theo Luật viên chức, Hợp đồng làm việc là:

A. Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên

B. Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên

C. Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên

D. Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc

Câu 16: Chức danh nghề nghiệp là gì?

A. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp

B. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn của viên chức

C. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức

D. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập

Câu 18: Viên chức quản lý là gì?

A. Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp quản lý

B. Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý, chịu trách nhiệm về điều hành một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức

C. Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm về điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp quản lý

D. Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm về điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp quản lý

Câu 19: Viên chức giữ chức vụ quản lý có thời hạn bao nhiêu năm?

A.  5 năm

B. 3 năm

C. Không quá 3 năm

D. Không quá 5 năm

Câu 20: “Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công” là:

A. Các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công theo quy định của pháp luật

B. Các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của đơn vị sự nghiệp công

C. Các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện “Dịch vụ sự nghiệp công”

D. Các quy định về quyền tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính , liên doanh, liên kết của đơn vị sự nghiệp công

Câu 21: Hàng năm, căn cứ vào nội dung đánh giá, viên chức được phân mấy loại: 

A. 2 loại: Hoàn thành tốt nhiệm vụ, Hoàn thành nhiệm vụ;

B. 3 loại : Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Hoàn thành nhiệm vụ . Không hoàn thành nhiệm vụ

C. 4 loại: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ, Hoàn thành nhiệm vụ, Không hoàn thành nhiệm vụ

D. 5 loại : Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ, Hoàn thành nhiệm vụ, Hoàn thành nhiệm vụ còn hạn chế. Không hoàn thành nhiệm vụ

Câu 22: Cơ quan nào quy định chi tiết bổ nhiệm viên chức quản lý?

A. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập

B. Chính phủ

C. Cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập

D. Cấp có thẩm quyền

Câu 23: Đâu không phải là nguyên tắc quản lý viên chức:

A. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự thống nhất quản lý của Nhà nước

B. Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập

C. Đảm bảo tham gia các đoàn thể chính trị - xã hội - nghề nghiệp

D. Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn cứ vào hợp đồng làm việc

Câu 24: Đâu không phải là nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức:

A. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp

B. Tận tụy phục vụ nhân dân

C. Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử

D. Chịu sự thanh tra, kiểm tra về thu nhập cá nhân

Câu 25: Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng Cộng sản Việt Nam phải có điều kiện tuổi đời như thế nào là đúng với Điều lệ Đảng hiện hành? 

A.  Đủ 18 tuổi (tính theo tháng)

B. Đủ 18 tuổi (tính theo năm) 

C. Đủ 20 tuổi (tính theo tháng)

D. Đủ 20 tuổi (tính theo năm)

Câu 26: heo Quy định của Đảng, đảng viên được phép làm việc nào sau đây:

A. Làm những việc pháp luật không cấm nhưng ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên

B. Nêu ý kiến khác nhau trong các cuộc hội thảo khoa học, cuộc họp, hội nghị, được các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội có thẩm quyền tổ chức hoặc cho phép tổ chức theo quy định

C. Sử dụng chức vụ, quyền hạn, ví trí công tác của mình để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột đi du lịch, tham quan, học tập, chữa bệnh ở ngoài nước bằng nguồn tài trợ của tổ chức trong nước hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền

D. Để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột thực hiện các dự án, kinh doanh các ngành nghề thuộc lĩnh vực hoặc đơn vị do mình trực tiếp phụ trách trái quy định

Câu 27: Theo hướng dẫn hiện hành của Ban Bí thư về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng, người vào Đảng phải?

A. Học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng

B. Học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm bồi dưỡng chính trị thì do cấp uỷ có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp

C. Học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, được cấp giấy chứng nhận cách đây 6 năm

D. Học và tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị

Câu 28: Theo hướng dẫn hiện hành của Ban Bí thư về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng, thẩm tra lý lịch người vào Đảng gồm?

A. Thẩm tra người vào Đảng, cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

B. Thẩm tra người vào Đảng, cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân

C. Thẩm tra người vào Đảng, cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, cô, gì chú bác bên nội và bên ngoại của người vào Đảng

D. Thẩm tra cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi chuyên viên chính có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi chuyên viên chính có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 28 Câu hỏi
  • Người đi làm