Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm môn Kiến thức chung ôn thi viên chức, công chức có đáp án - Phần 16. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm công chức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
16/10/2021
Thời gian
30 Phút
Tham gia thi
1 Lần thi
Câu 1: Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/3/2020 về công tác văn thư. “Văn bản hình thành trong quá trình thực hiện hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của một ngành, lĩnh vực do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực quy định” là?
A. Văn bản điện tử
B. Văn bản chuyên ngành
C. Văn bản hành chính
D. Văn bản
Câu 2: Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/3/2020. Thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính. (Phần Phụ lục). Xác định phương án đúng về Vị trí ô số 1 trên Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức văn bản nào hành chính nào?
A. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản
B. Nội dung văn bản
C. Quốc hiệu và Tiêu ngữ
D. Chỉ dẫn về phạm vi lưu hành
Câu 3: Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/3/2020. Thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính. (Phần Phụ lục). Xác định phương án đúng về Vị trí ô số 6 trên Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức bản sao sang định dạng giấy là thành phần thể thức bản sao nào?
A. Địa danh và ngày, tháng, năm sao
B. Tên cơ quan, tổ chức sao văn bản
C. Dấu của cơ quan, tổ chức
D. Số, ký hiệu bản sao
Câu 4: Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/3/2020 về công tác văn thư. “Danh mục hồ sơ” là?
A. Việc tập hợp, sắp xếp văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định.
B. Hệ thống thông tin được xây dựng với chức năng chính để thực hiện việc tin học hóa công tác soạn thảo, ban hành văn bản; quản lý văn bản; lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan trên môi trường mạng.
C. Bảng kê có hệ thống những hồ sơ dự kiến được lập trong năm của cơ quan, tổ chức.
D. Tập hợp các văn bản, tài liệu có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có đặc điểm chung, hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Câu 5: Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/3/2020. Thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính. (Phần Phụ lục). Xác định phương án đúng về Vị trí ô số 4 trên Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức bản sao sang định dạng giấy là thành phần thể thức bản sao nào?
A. Tên cơ quan, tổ chức sao văn bản
B. Số, ký hiệu bản sao
C. Dấu của cơ quan, tổ chức
D. Địa danh và ngày, tháng, năm sao
Câu 6: Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/3/2020 về công tác văn thư. “bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được người có thẩm quyền trực tiếp ký trên văn bản giấy hoặc ký số trên văn bản điện tử.” là?
A. Bản chính văn bản giấy
B. Bản thảo văn bản
C. Bản gốc văn bản
D. Văn bản đi
Câu 7: Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/3/2020. Thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính. (Phần Phụ lục). Xác định phương án đúng về Vị trí ô số 3 trên Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức bản sao sang định dạng giấy là thành phần thể thức bản sao nào?
A. Số, ký hiệu bản sao
B. Tên cơ quan, tổ chức sao văn bản
C. Địa danh và ngày, tháng, năm sao
D. Dấu của cơ quan, tổ chức
Câu 8: Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/3/2020. Thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính. (Phần Phụ lục). Xác định phương án đúng về Vị trí ô số 2 trên Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức bản sao sang định dạng giấy là thành phần thể thức bản sao nào?
A. Dấu của cơ quan, tổ chức
B. Tên cơ quan, tổ chức sao văn bản
C. Địa danh và ngày, tháng, năm sao
D. Số, ký hiệu bản sao
Câu 9: Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/3/2020 về công tác văn thư. “Bản sao lục” là?
A. Bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của bản gốc hoặc bản chính văn bản, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định.
B. Bản sao chính xác phần nội dung của bản gốc hoặc phần nội dung của bản chính văn bản cần trích sao, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định.
C. Bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của bản sao y, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định.
D. Bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được tạo từ bản có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền.
Câu 11: Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/3/2020 về công tác văn thư. “Văn bản đến” là?
A. Bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được người có thẩm quyền trực tiếp ký trên văn bản giấy hoặc ký số trên văn bản điện tử
B. Bản được viết hoặc đánh máy hoặc tạo lập bằng phương tiện điện tử hình thành trong quá trình soạn thảo một văn bản của cơ quan, tổ chức
C. Tất cả các loại văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành
D. Bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được tạo từ bản có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền
Câu 13: Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/3/2020 về công tác văn thư. “Văn bản đi” là?
A. Tất cả các loại văn bản do cơ quan, tổ chức phát hành
B. Tất cả các loại văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành và gửi đi
C. Tất cả các loại văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành
D. Tất cả các loại văn bản do cơ quan, tổ chức gửi đi
Câu 16: Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/3/2020 về công tác văn thư. “Bản trích sao” là?
A. Bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được tạo từ bản có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền.
B. Bản sao chính xác phần nội dung của bản gốc hoặc phần nội dung của bản chính văn bản cần trích sao, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định.
C. Bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của bản sao y, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định.
D. Bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của bản gốc hoặc bản chính văn bản, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định.
Câu 17: Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/3/2020 về công tác văn thư. “Văn bản dưới dạng thông điệp dữ liệu được tạo lập hoặc được số hóa từ văn bản giấy và trình bày đúng thể thức, kỹ thuật, định dạng theo quy định.” là?
A. Văn bản điện tử
B. Văn bản hành chính
C. Văn bản
D. Văn bản chuyên ngành
Câu 18: Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/3/2020 về công tác văn thư. “Bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được tạo từ bản có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền” là?
A. Bản sao lục
B. Bản trích sao
C. Bản chính văn bản giấy
D. Bản sao y
Câu 20: Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/3/2020 về công tác văn thư. “Bản thảo văn bản” là?
A. Tất cả các loại văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành
B. Bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được tạo từ bản có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền
C. Bản được viết hoặc đánh máy hoặc tạo lập bằng phương tiện điện tử hình thành trong quá trình soạn thảo một văn bản của cơ quan, tổ chức
D. Bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được người có thẩm quyền trực tiếp ký trên văn bản giấy hoặc ký số trên văn bản điện tử.
Câu 22: Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/3/2020 về công tác văn thư. “Bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của bản gốc hoặc bản chính văn bản, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định” là?
A. Bản trích sao
B. Bản chính văn bản giấy
C. Bản sao lục
D. Bản sao y
Câu 25: Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/3/2020 về công tác văn thư. “Thông tin thành văn được truyền đạt bằng ngôn ngữ hoặc ký hiệu, hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức và được trình bày đúng thể thức, kỹ thuật theo quy định” là?
A. Văn bản chuyên ngành
B. Văn bản hành chính
C. Văn bản điện tử
D. Văn bản
Câu 27: Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/3/2020 về công tác văn thư. “Bản sao chính xác phần nội dung của bản gốc hoặc phần nội dung của bản chính văn bản cần trích sao, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định” là?
A. Bản trích sao
B. Bản chính văn bản giấy
C. Bản sao lục
D. Bản sao y
Câu 29: Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/3/2020 về công tác văn thư. “Bản gốc văn bản” là?
A. Tất cả các loại văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành
B. Bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được người có thẩm quyền trực tiếp ký trên văn bản giấy hoặc ký số trên văn bản điện tử
C. Bản được viết hoặc đánh máy hoặc tạo lập bằng phương tiện điện tử hình thành trong quá trình soạn thảo một văn bản của cơ quan, tổ chức
D. Bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được tạo từ bản có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền
Câu 30: Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/3/2020. Thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính. II. BẢN SAO SANG ĐỊNH DẠNG GIẤY (Phụ lục). Xác định phương án đúng Kỹ thuật trình bày bản sao sang định dạng giấy Các cụm từ “SAO Y”, “SAO LỤC”, “TRÍCH SAO” được trình bày bằng chữ?
A. In hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm
B. In hoa, cỡ chữ từ 14 đến 15, kiểu chữ đứng, đậm
C. In hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm
D. In hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm
Chủ đề: Trắc nghiệm môn Kiến thức chung ôn thi viên chức, công chức có đáp án Xem thêm...
- 1 Lượt thi
- 30 Phút
- 30 Câu hỏi
- Người đi làm
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận