Trắc nghiệm Lịch sử Đảng có đáp án - Phần 8

Trắc nghiệm Lịch sử Đảng có đáp án - Phần 8

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 531 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Lịch sử Đảng có đáp án - Phần 8. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Xã hội nhân văn. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.0 6 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

11 Lần thi

Câu 1: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội trong giai đoạn 1979 - 1989 ở nước ta?

A. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn quá yếu

B. Thiên tai liên miên

C. Viện trợ của nước ngoài bị giảm

D. Sử dụng cơ chế kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không thuộc về những đổi mới chủ trương chính sách của Đại hội Đảng lần thứ VI (1986)?

A. Kiên quyết xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp

B. Ba chương trình kinh tế lớn: Lương thực - Thực phẩm; Hàng tiêu dùng; Hàng

C. Chính sách đối ngoại dựa chủ yếu vào Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

D. Lần đầu tiên, Chính sách xã hội và mối tương quan của nó với Chính sách kinh tế được đặt đúng tầm

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không thuộc về những đặc trưng cơ bản của kiểu tư duy mới mà Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra tại Đại hội lần thứ VI (1986)?

A. Quán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc

B. Luôn xuất phát từ ý chí chủ quan của các nhà lãnh đạo khi đề ra chính sách

C. Chuyển từ tư duy theo chiều dọc sang kiểu tư duy theo chiều ngang

D. Phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

Câu 4: Nội dung nào dưới đây là đúng với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta?

A. Nền kinh tế hiện vật

B. Là nền kinh tế quản lý theo kiểu tập trung, quan liêu bao cấp

C. Về thực chất là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa

D. Là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tính chất của kinh tế thị trường?

A. Các chủ thể kinh tế có tính độc lập trong sản xuất kinh doanh

B. Hệ thống thị trường phát triển đồng bộ và hoàn hảo

C. Giá cả cơ bản do nhà nước điều tiết

D. Có hệ thống pháp quy kiện toàn

Câu 6: Tìm nội dung không chính xác về “Định hướng đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế” đã đề ra trong Hội nghị TW 4 – Khóa Đại hội XII?

A. Tiếp tục hoàn thiện 3 đột phá chiến lược

B. Đẩy mạnh cơ cấu lại tổng thể các ngành, lĩnh vực kinh tế trên phạm vi cả nước và từng địa phương, doanh nghiệp với tầm nhìn dài hạn

C. Phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam về số lượng, vì số lượng là một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế

D. Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, hoàn thiện thế chế nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu 7: Theo phương hướng của Đại hội XII “Đổi mới mô hình tăng trưởng phải kết hợp hiệu quả”, tìm đáp án đầy đủ nhất?

A. Chiều cao

B. Chiều sâu

C. Chiều rộng

D. Kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu

Câu 9: Chức năng của Nhà nước pháp quyền trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Tìm chức năng không đúng?

A. Nhà nước thương tôn pháp luật, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế

B. Nhà nước kiến tạo phát triển, nhà nước hành động

C. Nhà nước phục vụ, nhà nước liêm chính

D. Đó là nhà nước làm hai chức năng: thị trường và quản lý nhà nước

Câu 10: Một sinh viên tóm tắt định nghĩa công nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau. Phát hiện một tóm tắt thiếu nội dung quan trọng?

A. Chuyển đổi căn bản các hoạt động sản xuất, kinh doanh

B. Từ chỗ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại

C. Dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ

D. Tạo ra năng suất lao động xã hội cao

Câu 11: Tìm nội dung thể thiện đầy đủ nhất nội dung “Đổi mới mô hình tăng trưởng” được đề ra tại Đại hội XII (1/2016) và Hội nghị TW khóa 4 (11/2016)?

A. Thay đổi cách thức vận hành nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng nhanh trên 3 trụ cột: kinh tế - xã hội - môi trường

B. Chú trọng phát triển chiều sâu nhằm phát triển nhanh và bền vững trên 3 trụ cột: kinh tế - xã hội - môi trường

C. Chú trọng phát triển bền vững trên 3 trụ cột: kinh tế - xã hội - môi trường

D. Thay đổi cách thức vận hành nền kinh tế, mô hình tăng trưởng trong thời gian tới kết hợp có hiệu quả phát triển chiều cao với chiều sâu, chú trọng chiều sâu nhằm phát triển nhanh và bền vững trên 3 trụ cột: kinh tế - xã hội - môi trường

Câu 12: Đột phá nào dưới đây là phát súng đầu tiên mang tính quyết định cho chiến dịch giải thể các hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ?

A. Thành phố Hồ Chí Minh phá cơ chế nhà nước độc quyền xuất nhập khẩu

B. Người dân An Giang đã tìm được kẽ hở buộc tỉnh phải chấp nhận trả lại máy nông nghiệp cho chủ cũ

C. An Giang đem hàng công nghiệp bán theo giá chợ, rồi lấy tiền đó mua lúa của nông dân cũng theo giá chợ

D. Dệt Thành công lách kẽ hở của chính sách để sản xuất theo theo quy luật của kinh tế thị trường

Câu 13: Tìm nhược điểm cơ bản nhất thuộc về cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp?

A. Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng kế hoạch, chỉ tiêu, pháp lệnh được thực hiện triệt để theo công thức 1 lên 2 xuống

B. Bộ máy quản lý cồng kềnh, phong cách của quyền, quan liêu

C. Nhà nước thực hiện chế độ bao cấp đối với mọi đơn vị cấp dưới, kể cả các doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã

D. Giá cả, lãi suất, tiền lương được tính toán một cách hình thức

Câu 14: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay?

A. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, chất lượng không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng

B. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn hạn chế, chưa tạo được đột phá lớn trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển

C. Quyền tự do kinh doanh chưa được tôn trọng đầy đủ, môi trường đầu tư, kinh doanh không thật sự thông thoáng

D. Môi trường đầu tư kinh doanh đã bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế

Câu 15: Tìm luận điểm sai trong các quan điểm sau đây của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa?

A. Công nghiệp hóa gắn liền hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức

B. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

C. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa không gắn với phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ

D. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ưu tiên các sản phẩm có khả năng tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu thuộc các ngành công nghiệp cao, công nghệp cơ khí công nghệp thông tin và truyền thông, công nghệp dược

Câu 16: Nội dung nào dưới đây không nằm trong bối cảnh ra đời Nghị quyết 68 về “Khoán hộ” ở Vĩnh phúc năm 1966?

A. Sản xuất nông nghiệp không gắn với công nghiệp chế biến và thị trường

B. Tệ “rong công phóng điểm”, làm ăn gian dối phổ biến khắp vùng

C. Nông dân bị cưỡng chế vào hợp tác xã, được trả công lao động theo “công điểm”

D. Ruộng đất bị bỏ hoang, sản lượng lúa sụt giảm nghiêm trọng

Câu 17: Tìm nội dung biểu hiện tư duy “ấu trĩ về chủ nghĩa xã hội” của Trung ương vào năm 1968 khi nhận định về hình thức “Khoán hộ” ở Vĩnh Phúc?

A. Khoán hộ giúp xóa bỏ tình trạng: “cha chung không ai khóc”

B. Khoán hộ gắn lợi ích người nông dân với ruộng đồng

C. Khoán hộ làm thay đổi bộ mặt sản xuất nông nghiệp của tỉnh Vĩnh phúc

D. Khoán hộ là đưa nông dân quay trở về làm ăn “tư hữu”

Câu 18: Nội dung nào dưới đây không thuộc về mặt tích cực của toàn cầu hoá kinh tế?

A. Trao đổi hàng hoá thế giới tăng mạnh, có lợi cho sự phát triển của các quốc gia

B. Tạo ra sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng

C. Dòng vốn lan toả toàn cầu làm cho các nước tiếp cận được nguồn vốn bên ngoài để phát triển

D. Hình thành xu thế phân công lao động quốc tế mới có lợi cho cả bên đầu tư lẫn bên nhận đầu tư

Câu 19: Nội dung nào dưới đây không phải là cơ sở và nhu cầu đòi hỏi Việt Nam phải đổi mới thể chế đối ngoại theo hướng mở cửa, hội nhập với thế giới?

A. Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu khách quan

B. Xu thế các quốc gia chạy đua phát triển kinh tế

C. Nguy cơ Việt Nam bị tụt hậu xa hơn về kinh tế

D. Sự chống phá của các thế lực thù địch trong nước

Câu 20: Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân thuộc về tư duy và văn hóa kinh doanh của nông dân Việt nam hiện nay khiến họ rơi vào cảnh: “Được mùa rớt giá”?

A. Nông sản Việt chưa có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao

B. Công nghiệp chế biến và thị trường chưa được gắn với sản xuất nông nghiệp

C. Sản xuất theo phong trào xuất phát từ tư duy tiểu nông

D. Khoa học công nghệ chưa được tận dụng tối đavào sản xuất nông nghiệp

Câu 21: Luận điểm nào dưới đây có tầm quan trọng hàng đầu trong đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước?

A. Kiên định tư tưởng chiến lược tiến công, tinh thần độc lập tự chủ

B. Thể hiện quyết tâm đánh và thắng đế quốc Mỹ xâm lược.

C. Nắm vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh ở mức độ khác nhau, phù hợp với thực tế đất nước và bối cảnh quốc tế

D. Chiến lược chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diên, lâu dài, dựa vào sức mình là chính được phát triển trong hoàn cảnh mới

Câu 22: Câu nào dưới đây không đúng với các đặc trưng trong khái niệm về toàn cầu hóa kinh tế?

A. Quá trình lực lượng sản xuất và quan hệ kinh tế quốc tế vượt khỏi biên giới quốc gia và phạm vi từng khu vực, lan toả ra toàn cầu

B. Sự phân công lao động mang tính quốc gia

C. Mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, khu vực đan xen nhau hình thành mạng lưới đa tuyến vận hành theo các “luật chơi” chung

D. Các nền kinh tế trở nên tuỳ thuộc lẫn nhau hơn

Câu 23: Nói về những lợi ích khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, nhận định nào dưới đây là khái quát nhất?

A. Khắc phục được tình trạng khủng hoảng thị trường do Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa bị tan rã và do khủng hoảng khu vực gây nên

B. Thu hút được một lượng lớn FDI

C. Thu hút nguồn ODA ngày càng lớn, nợ cũ nước ngoài giảm đi đáng kể

D. Tận dụng được tác động tích cực của toàn cầu hóa kinh tế thông qua tự do hóa thương mại, đầu tư, chuyển giao khoa học công nghệ, thông tin

Câu 24: Điểm mới nào sau đây của Đại hội XII về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển?

A. Cán bộ công chức thượng tôn pháp luật, chỉ được làm những gì pháp luật cho phép

B. Thể chế hóa tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”

C. Doanh nghiệp, người dân được hoạt động, kinh doanh tất cả các loại hình, lĩnh vực mà pháp luật không cấm

D. Bảo đảm để nhân dân tham gia vào tất các các khâu của qua trình đưa ra quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân

Câu 25: Hãy chỉ rõ một tóm tắt sai với quan điểm của Đảng về quản lý phát triển xã hội?

A. Nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của phát triển xã hội bền vững và quản lý phát triển xã hội đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc

B. Thực hiện chính sách kinh tế, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, xây dựng và phát triển đất nước mà không cần gắn kết chặt chẽ với chính sách xã hội

C. Giải quyết tốt lao động, việc làm, tiếp tục hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội

D. Thực hiện tốt chiến lược dân số, gia đình, chương trình hành động vì trẻ em, đầu tư nâng cao chất lượng dân số, chỉ số phát triển con người

Câu 26: Một sinh viên đã tóm tắt các bước “xé rào” vào tư duy kinh tế trước Đại hội VI (12/1986). Tìm bước “xé rào” không đúng?

A. Hội nghị TW 6 khóa IV (8/1979) với quyết tâm” cởi trói? làm cho sản xuất bung ra là bước đột phá thứ nhất

B. Hội nghị TW 8 khóa V (6/1985) với chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp là bước đột phá thứ 2

C. Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội VI (8/1986) đưa ra 3 quan điểm kinh tế: ưu tiên phát triển nông nghiệp, cộng nghiệp nặng phát triển có chọn lọc, sử dụng đúng quan hệ hàng hóa tiền tệ là bước đột phá thứ 4

D. Chỉ thị 100 (1981) công nhận một phần “Khoán hộ” là bước đột phá thứ 3

Câu 27: Phát hiện luận điểm sai trong số các luận điểm sau?

A. “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”

B. “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế’

C.  “Việt Nam sẵn sàng là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”

D. “Việt Nam sẵn sàng là bạn, đối tác tin cậy với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”

Câu 28: Tìm đánh giá khái quát nhất của Đại hội XII (2016) thừa nhận chúng ta không đạt được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020?

A. Nhiều chỉ tiêu, tiêu chí để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại không đạt được như dự kiến

B. GDP bình quân đầu người mới chỉ đạt 3200 - 3500 USD (tiêu chí nước công nghiệp là 5000 USD)

C. Tỷ trọng công nghiệp chế tạo đạt 15% (tiêu chí trến 20%)

D. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP dự kiến đạt 15% (tiêu chí dưới 10%)

Câu 29: Tìm đánh giá khái quát nhất của Đại hội XII (2016) thừa nhận chúng ta không đạt được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020?

A. Nhiều chỉ tiêu, tiêu chí để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại không đạt được như dự kiến

B. GDP bình quân đầu người mới chỉ đạt 3200 - 3500 USD (tiêu chí nước công nghiệp là 5000 USD)

C. Tỷ trọng công nghiệp chế tạo đạt 15% (tiêu chí trến 20%)

D. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP dự kiến đạt 15% (tiêu chí dưới 10%)

Câu 30: Tìm một luận điểm đúng trong các luận điểm sau đây?

A. Việc chuyển từ nhà nước chuyên chính vô sản, hệ thống chuyên chính vô sản sang nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hệ thống chính trị là để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

B. Việc chuyển từ nhà nước chuyên chính vô sản, hệ thống chuyên chính vô sản sang nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hệ thống chinh trị là để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp

C. Việc chuyển từ nhà nước chuyên chính vô sản, hệ thống chuyên chính vô sản sang nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hệ thống chinh trị nhằm mục đích thiết lập và không ngừng tăng cường chuyên chính vô sản, thực hiện và không ngừng phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động

D. Việc chuyển từ nhà nước chuyên chính vô sản, hệ thống chuyên chính vô sản sang nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hệ thống chính trị nhằm mục đích xóa bỏ giai cấp tư sản, tiêu diệt thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, tiêu diệt tư hữu

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Đảng có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Đảng có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 11 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Sinh viên