Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Lịch sử các học thuyết kinh tế có đáp án - Phần 6. Tài liệu bao gồm 20 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Xã hội nhân văn. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
18/10/2021
Thời gian
20 Phút
Tham gia thi
31 Lần thi
Câu 1: Theo K.Marx, khi tiền lương của người công nhân được trả đúng giá trị sức lao động thì:
A. Người công nhân vẫn bị bóc lột
B. Lúc đầu không, sau có bị bóc lột
C. Người công nhân có thể không hoặc vẫn bị bóc lột
D. Người công nhân không bị bóc lột
Câu 2: Theo K.Marx, lao động cụ thể có vai trò, là:
A. Bảo tồn và di chuyển giá trị cũ (c) vào trong sản phẩm mới.
B. Bảo tồn và di chuyển chi phí sản xuất (c + v) vào sản phẩm
C. Tạo ra giá trị giá trị mới (v + m) kết tinh trong hàng hóa
D. Tạo ra toàn bộ giá trị hàng hóa (c + v+ m)
Câu 3: Theo K.Marx, lao động trừu tượng có vai trò, là:
A. Bảo tồn và di chuyển chi phí sản xuất (c + v) vào sản phẩm mới
B. Tạo ra giá trị mới (v + m) kết tinh trong hàng hóa
C. Bảo tồn và di chuyển giá trị cũ (c) vào trong sản phẩm mới
D. Tạo ra toàn bộ giá trị hàng hóa (c + v+ m)
Câu 4: Theo K.Marx, trong lĩnh vực nông nghiệp, thời gian lao động xã hội cần thiết là?
A. Thời gian lao động trong điều kiện sản xuất thuận lợi nhất của xã hội
B. Thời gian lao động trong những điều kiện sản xuất đặc biệt. Của xã hội
C. Thời gian lao động trong điều kiện sản xuất trung bình của xã hội
D. Thời gian lao động trong điều kiện sản xuất khó khăn nhất của xã hội
Câu 5: Theo lý thuyết về “cái vòng luẩn quẩn” và “cú hích từ bên ngoài”, thì các nhân tố để tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển là:
A. Nhân lực; tài nguyên thiên nhiên; cơ cấu tư bản và kỹ thuật
B. Nhân lực; tài nguyên thiên nhiên và tư liệu sản xuất
C. Nhân lực; tài nguyên; cơ cấu tư bản và công cụ hiện đại
D. Nhân lực; tư liệu sản xuất ; cơ cấu tư bản và kỹ thuật hiện đại
Câu 6: Theo P.A.Samuelson, tín hiệu trên thị trường là?
A. Giá trị
B. Cạnh tranh
C. Giá cả
D. Lợi nhuận
Câu 7: Theo quan điểm của trường phái thành Viene, nếu số lượng vật phẩm tăng lên, thì:
A. “Mức bão hòa nhu cầu” giảm xuống và “mức độ cấp thiết” của nhu cầu tăng lên
B. “Mức bão hòa nhu cầu” không đổi và “mức độ cấp thiết” của nhu cầu giảm xuống
C. “Mức bão hòa nhu cầu” tăng lên và “mức độ cấp thiết” của nhu cầu giảm xuống
D. “Mức bão hòa nhu cầu” tăng lên và “mức độ cấp thiết” của nhu cầu cũng tăng
Câu 8: Theo R.Owen, xã hội tương lai:
A. Có sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay
B. Có sự đối lập giữa lao động nông nghiệp và lao động công nghiệp
C. Có sự đối lập giữa nông thôn và thành thị
D. Không có sự đối lập giữa nông thôn và thành thị
Câu 9: Theo Saint Simon, chia lịch sử xã hội thành:
A. Ba giai đoạn
B. Bốn giai đoạn
C. Năm giai đoạn
D. Sáu giai đoạn
Câu 10: Theo trường phái thành Viene, muốn có nhiều giá trị thì phải:
A. Tạo ra sự khan hiếm
B. Tăng cường độ lao động
C. Tăng ích lợi giới hạn
D. Tăng năng suất lao động
Câu 11: Theo trường phái trọng cung ở Mỹ, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, họ chủ trương:
A. Cố định mức thuế
B. Giảm mức thuế
C. Tăng hệ thống thuế
D. Tăng mức thuế
Câu 12: Theo trường phái trọng thương, để có nhiều của cải, cần phải?
A. Xuất siêu
B. Nhập siêu
C. Phát hành thêm tiền
D. Phát triển sản xuất
Câu 13: Tiêu chuẩn một quốc gia giàu có theo trường phái trọng thương là?
A. Của cải vật chất
B. Hàng hóa
C. Tiền tệ (vàng, bạc)
D. Phát triển công nghiệp
Câu 14: Trong các nhà kinh tế sau đây, ai nhất quán giải thích các vấn đề kinh tế trên cơ sở lý luận giá trị - lao động:
A. Adam Smith
B. David Ricardo
C. Thomas Robert Malthus
D. Wiliam Petty
Câu 15: Trong lý thuyết số nhân đầu tư, J.M. Keynes cho rằng:
A. Khi đầu tư tăng thì giá cả tăng và lạm phát tăng
B. Khi đầu tư tăng thì tiết kiệm tăng và lãi suất tăng
C. Khi đầu tư tăng thì việc làm tăng và tiết kiệm tăng
D. Khi đầu tư tăng thì việc làm tăng và thu nhập tăng
Câu 16: Vai trò của thị trường và chính phủ được P.Samuelson đề cập như thế nào?
A. Coi trọng cả vai trò của thị trường và chính phủ đều có tính thiết yếu.
B. Coi trọng vai trò của chính phủ, xem nhẹ vai trò của thị trường.
C. Coi trọng vai trò của thị trường, bỏ qua vai trò của chính phủ.
D. Coi trọng vai trò của thị trường, xem nhẹ vai trò của chính phủ.
Câu 17: Tư tưởng cơ bản của trường phái chủ nghĩa “Tự do mới” là gì?
A. Chỉ có sự điều tiết của nhà nước, không có thị trường
B. Cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước ở mức độ nhất định
C. Cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước
D. Cơ chế thị trường không cần sự điều tiết của nhà nước
Câu 18: Tư tưởng chủ nghĩa xã hội không tưởng thế kỷ XIX phát triển ở những nước nào?
A. Nước Pháp và nước Anh
B. Nước Anh và nước Mỹ
C. Nước Mỹ và nước Đức
D. Nước Mỹ và nước Pháp
Câu 19: Trường phái trọng thương là tư tưởng kinh tế của?
A. Giai cấp địa chủ trong thời kỳ tích lũy nguyên thủy của tư bản
B. Giai cấp tư sản trong thời kỳ tích lũy nguyên thủy của tư bản
C. Giai cấp quý tộc, quan lại phong kiến ở Tây Âu
D. Giai cấp tư sản trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản phát triển
Câu 20: Trường phái “Tân cổ điển” ra đời vào:
A. Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
B. Cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII
C. Nửa đầu thế kỷ XIX
D. Cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử các học thuyết kinh tế có đáp án Xem thêm...
- 31 Lượt thi
- 20 Phút
- 20 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận