Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức ( phần 1) có đáp án. Tài liệu bao gồm 18 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Phần thứ nhất: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
30/11/2021
Thời gian
18 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng thuộc giai đoạn nhận thức nào dưới đây?
A. Nhận thức lí tính.
B. Nhận thức cảm tính.
C. Nhận thức biện chứng.
D. Nhận thức siêu hình.
Câu 2: Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Nhận thức.
B. Cảm giác.
C. Tri thức.
D. Thấu hiểu.
Câu 3: Quá trình nhận thức diễn ra phức tạp, gồm bao nhiêu giai đoạn?
A. Hai giai đoạn.
B. Ba giai đoạn.
C. Bốn giai đoạn.
D. Năm giai đoạn.
Câu 4: Nhận thức cảm tính được tạo nên do sự tiếp xúc nào dưới đây?
A. Trực tiếp với các sự vật, hiện tượng.
B. Gián tiếp với các sự vật, hiện tượng.
C. Gần gũi với các sự vật, hiện tượng.
D. Trực diện với các sự vật, hiện tượng.
Câu 5: Nhận thức cảm tính đem lại cho con người những hiểu biết về các đặc điểm nào dưới đây của sự vật, hiện tượng?
A. Đặc điểm bên trong.
B. Đặc điểm bên ngoài.
C. Đặc điểm cơ bản.
D. Đặc điểm chủ yếu.
Câu 6: Nhận thức cảm tính giúp cho con người nhận thức sự vật, hiện tượng một cách
A. cụ thể và sinh động.
B. chủ quan và máy móc.
C. khái quát và trừu tượng.
D. cụ thể và máy móc.
Câu 7: Để hoạt động học tập và lao động đạt hiệu quả cao, đòi hỏi chúng ta phải làm gì sau đây?
A. Gắn lí thuyết với thực hành.
B. Chỉ xem trọng kiến thức trong sách.
C. Học hỏi máy móc.
D. Phát huy kinh nghiệm bản thân.
Câu 8: Nhận thức gồm hai giai đoạn, đó là những giai đoạn nào dưới đây?
A. So sánh và tổng hợp.
B. Cảm tính và lí tính.
C. Cảm giác và tri giác.
D. So sánh và phân tích.
Câu 9: Nhận thức cảm tính cung cấp cho nhận thức lí tính điều nào dưới đây?
A. Những tài liệu cụ thể.
B. Tài liệu cảm tính.
C. Hình ảnh cụ thể.
D. Hình ảnh cảm tính.
Câu 10: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây là biểu hiện của nhận thức lí tính?
A. Muối mặn, chanh chua.
B. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
C. Ăn xổi ở thì.
D. Lòng vả cũng như lòng sung.
Câu 11: Những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội được gọi là gì sau đây?
A. Lao động.
B. Thực tiễn.
C. Cải tạo.
D. Nhận thức.
Câu 12: Hoạt động thực tiễn gồm bao nhiêu hình thức?
A. Hai hình thức.
B. B. Ba hình thức.
C. Bốn hình thức.
D. Năm hình thức.
Câu 13: Quá trình hoạt động thực tiễn cũng đồng thời là quá trình phát triển và hoàn thiện của yếu tối nào dưới đây?
A. Phương thức sản xuất.
B. Phương thức kinh doanh.
C. Đời sống vật chất.
D. Đời sống tinh thần.
Câu 14: Nội dung nào dưới đây không thuộc hoạt động thực tiễn?
A. Hoạt động sản xuất của cải vật chất.
B. Hoạt động chính trị xã hội.
C. Hoạt động thực nghiệm khoa học.
D. Trái Đất tự quay quanh mình.
Câu 15: Phương án nào dưới đây đúng khi bàn về thực tiễn?
A. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động tinh thần.
B. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất.
C. Thực tiễn chỉ là những hoạt động lao động.
D. Thực tiễn chỉ là những hoạt động khách quan.
Câu 16: Việc làm nào dưới đây không phải là hoạt động sản xuất của cải, vật chất?
A. Sáng tạo máy bóc hành tỏi.
B. Nghiên cứu giống lúa mới.
C. Chế tạo rô-bốt làm việc nhà.
D. Quyên góp ủng hộ người nghèo.
Câu 17: Trường hợp nào dưới đây không phải là hoạt động chính trị - xã hội?
A. Ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt.
B. Ủng hộ trẻ em khuyết tật.
C. Thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ.
D. Trồng rau xanh cung ứng ra thị trường.
Câu 18: Hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản và quan trọng nhất, quy định các hoạt động khác là hoạt động nào dưới đây?
A. Kinh doanh hàng hóa.
B. Sản xuất vật chất.
C. Học tập nghiên cứu.
D. Vui chơi giải trí.
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận