Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm công nghệ chế tạo máy - Phần 1. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm cơ khí chế tạo máy. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
16/12/2021
Thời gian
40 Phút
Tham gia thi
12 Lần thi
Câu 1: Phương pháp tạo phôi yêu cầu thiết bị có công suất và thể tích lớn, độ chính xác chuyển động cao là phương pháp
A. Dập thể tích
B. Dập tấm
C. Rèn
D. Cả 3 phương pháp trên
Câu 2: Phương pháp tạo phôi nào sau đây dễ dàng tự động hoá
A. Dập thể tích
B. Dập tấm
C. Rèn
D. Cả 3 phương pháp trên
Câu 3: Gia công chuẩn bị phôi gồm các việc nào sau đây
A. Làm sạch phôi, nắn thẳng phôi, cắt đứt phôi, gia công phá, gia công lỗ tâm
B. Làm sạch phôi, gia công mặt đầu, nắn thẳng phôi, cắt đứt phôi, gia công phá
C. Làm sạch phôi, gia công mặt đầu, gia công phá, nắn thẳng phôi, gia công lổ tâm
D. Gia công mặt đầu, nắn thẳng phôi, cắt đứt phôi, gia công phá, gia công lổ tâm
Câu 4: Khi số lượng chi tiết nhỏ người ta chọn phương pháp làm sạch phôi
A. Thủ công
B. Rung dằn
C. Phun cát
D. Cả 3 phương pháp trên
Câu 5: Phương pháp gia công lỗ tâm nào sau đây có độ chính xác cao nhất
A. Khoan trên máy tiện
B. Khoan trên máy khoan bàn
C. Khoan trên máy khoan chuyên dùng
D. Khoan trên máy khoan cần
Câu 6: Phương pháp rèn là phương pháp tạo phôi phù hợp cho dạng sản xuất.
A. Sản xuất đơn chiếc
B. Sản xuất đơn chiếc và hàng loạt nhỏ
C. Sản xuất hàng khối và hàng loạt lớn
Câu 7: Ưu điểm của nắn phôi trên khối V so với trên 2 mũi tâm là
A. Nắn được chi tiết có kích thước lớn
B. Độ chính xác cao hơn
C. Cả hai câu a và b đúng
D. Cả hai câu a và b sai
Câu 8: Đồ gá phù hợp cho sản xuất đơn chiếc là:
A. Đồ gá chuyên dùng
B. Đồ gá vạn năng
C. Đồ gá tổ hợp
D. Câu b và câu c cùng đúng
Câu 9: Cần có nguyên công chuẩn bị phôi vì các lí do sau
A. Phôi được chế tạo với bề mặt có chất lượng xấu.
B. Phôi có nhiều sai lệch so với yêu cầu
C. Phôi bị cong vênh
D. Cả 3 câu a,b và c đều đúng
Câu 10: Chúng ta sử dụng phương án phân tán nguyên công khi
A. Chi tiết gia công phức tạp, có các máy móc chuyên dùng
B. Khi gia công chi tiết đơn giản, có maý móc chuyên dù
C. Khi chi tiết đơn giản, có máy móc tổ hợp
D. Khi chi tiết gia công phức tạp, có máy móc tổ hợp
Câu 11: Loại đồ gá phù hợp cho tất cả các dạng sản xuất là
A. Đồ gia chuyên dùng
B. Đồ gá vạn năng
C. Đồ giá tổ hợp
D. câu a,b,c đều đúng
Câu 12: Phương pháp đúc mà vật đúc có cấu trúc hạt bên ngoài mịn hơn bên trong là
A. Đúc li tâm
B. Đúc trong khuôn cát
C. Đúc trong khuôn kim loại
D. Đúc áp lực
Câu 13: Phương pháp đúc mà khuôn chỉ sử dụng một lần là
A. Đúc li tâm
B. Đúc trong khuôn cát
C. Đúc trong khuôn kim loại
D. Đúc áp lực
Câu 14: Phương pháp đúc nào đòi hỏi kim loại đúc phải có nhiệt độ nóng chảy nhỏ hơn nhiệt độ nóng chảy của vật liệu làm khuôn rất nhiều
A. Đúc li tâm
B. Đúc trong khuôn cát
C. Đúc trong khuôn kim loại
D. Đúc áp lực
Câu 15: Để đúc các chi tiết có hình dáng phức tạp người ta thường dùng phương pháp đúc
A. Đúc li tâm
B. Đúc trong khuôn cát
C. Đúc trong khuôn kim loại
D. Đúc áp lực
Câu 16: Để đúc các chi tiết có dạng tròn xoay người ta thường dùng phương pháp đúc
A. Đúc li tâm
B. Đúc trong khuôn cát
C. Đúc trong khuôn kim loại
D. Đúc áp lực
Câu 17: Để đúc các chi tiết có kích thước lớn người ta thường dùng phương pháp đúc
A. Đúc li tâm
B. đúc trong khuôn cát
C. Đúc trong khuôn kim loại
D. Đúc áp lực
Câu 18: Phương pháp định hình kim loại ở nhiệt độ thấp là phương pháp
A. Dập thể tích
B. Dập tấm
C. Rèn
D. Cả 3 phương pháp trên
Câu 19: Khái niệm chày và cối xuất hiện trong phương pháp nào sau đây
A. Dập thể tích
B. Dập tấm
C. Rèn
D. Cả 3 phương pháp trên
Câu 20: Yêu cầu của lỗ tâm là
A. Phải nhẵn bóng để giảm ma sát và chống biến dạng tiếp xúc, tăng độ cứng vững
B. Lổ tâm phải đúng góc côn, chiều dài đủ lớn, lổ tâm càng lớn càng tốt.
C. Hai lổ tâm không nhất thiết phải trùng tâm vì hai lổ tâm ở 2 đầu khác nhau
D. Cả 3 câu a,b và c đều đúng
Câu 21: Trong trường hợp gia công chi tiết phức tạp, chúng ta có máy tổ hợp thì nên sử dụng phương án
A. Tập trung nguyên công
B. Phân tán nguyên công.
C. Hai phương án trên không dùng được
D. Hai phương án trên đều được
Câu 23: Quá trình liên quan trực tiếp đến việc làm thay đổi hình dáng, kích thước, tính chất và tạo ra mối quan hệ giữa các chi tiết là quá trình
A. Quá trình công nghệ
B. Quá trình sản xuất
C. Quá trình gia công
D. Quá trình lắp ráp
Câu 24: Chúng ta sử dụng phương án phân tán nguyên công khi
A. Chi tiết gia công phức tạp, có các máy móc chuyên dùng
B. Khi gia công chi tiết đơn giản, có maý móc chuyên dùng
C. chi tiết đơn giản, có máy móc tổ hợp
D. Khi chi tiết gia công phức tạp, có máy móc tổ hợp
Câu 25: Bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm làm nhiệm vụ.
A. Nghiên cứu cải tiến sản phẩm củ
B. Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới
C. Nghiên cứu công nghệ mới và đưa vào ứng dụng
D. Cả 3 câu a,b và c đều đúng
Câu 26: Đúc trong khuôn cát phù hợp cho sản xuất
A. Đơn chiếc, hàng loạt nhỏ
B. Hàng khối
C. Hàng khối, hàng loạt
D. Đơn chiếc
Câu 27: Chuẩn chỉ tồn tại trên bản vẽ là chuẩn
A. Chuẩn thiết kế
B. Chuẩn định vị tinh
C. Chuẩn lắp ráp
D. Chuẩn đo lường
Câu 28: Người ta chia chuẩn ra làm:
A. 2 loại (chuẩn thiết kế-chuẩn Cnghệ)
B. 4 loại
C. 5 loại
D. 6 loại
Câu 29: Công dụng của đồ giá là
A. Nâng cao độ chính xác gia công, tăng năng suất, tăng khả năng công nghệ, cải thiện điều kiện làm việc
B. Nâng cao độ chính xác gia công, tăng năng suất, tăng khả năng công nghệ, cải thiện điều kiệnlàm việc, giúp gia công được nguyên công khó, không cần sử dụng thợ bậc cao
C. Nâng cao độ chính xác gia công, tăng năng suất, tăng khả năng công nghệ, cải thiện điều kiện làm việc, giảm căng thẳng cho công nhân
D. Nâng cao độ chính xác gia công, tăng năng suất, tăng khả năng công nghệ, cải thiện điều kiện làm việc, giúp gia công nguyên công khó
Câu 30: Đồ gá dùng để gá đặt nhiều loại chi tiết khác nhau là loại đồ giá
A. Đồ gia chuyên dùng
B. Đồ gá vạn năng
C. Đồ gia tổ hợp
D. Câu b và c đúng
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận