Trắc nghiệm bộ môn Logic học có đáp án - Phần 10

Trắc nghiệm bộ môn Logic học có đáp án - Phần 10

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 448 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm bộ môn Logic học có đáp án - Phần 10. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Xã hội nhân văn. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.8 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Hãy chỉ ra trường hợp xác định tính chu diên của S và P cùng đúng trong các phán đoán sau:

A. Hình chữ nhật là tứ giác. S-...................P+

B. Đa số Đảng viên là người gương mẫu. S+..................P-

C. Số lẻ không là số chẵn. S+..................P+

D. Con người là động vật bậc cao. S+...................P-

Câu 2: Nhận dịnh sau đây vi phạm quy luật lôgic nào? “Hàng hoá này là hàng hoá tốt vì giá thành của nó rất cao”:

A. Quy luật loại trừ cái thứ ba

B. Quy luật đồng nhất

C. Quy luật cấm mâu thuẫn

D. Quy luật lý do đầy đủ

Câu 3: Nhận dịnh sau đây vi phạm quy luật lôgic nào? “Mọi người Việt Nam yêu nước trừ một số người đã bán rẻ tổ quốc mình”:

A. Quy luật cấm mâu thuẫn

B. Quy luật loại trừ cái thứ ba

C. Quy luật lý do đầy đủ

D. Quy luật đồng nhất

Câu 13: Cho suy luận: “Mọi kim loại đều dẫn điện, Đồng dẫn điện nên đồng là kim loại”. Hỏi: Suy luận trên nếu không hợp lôgíc thì vi phạm quy tắc nào? Hãy chọn phương án đúng:

A. Suy luận hợp lôgíc

B. M¯ không chu diên ở một tiền đề nào cả

C. Thuật ngữ không chu diên ở tiền đề mà chu diên ở kết luận

D. Có nhiều hơn ba thuật ngữ

Câu 15: Cho suy luận: “Hàng hoá nào cũng là sản phẩm của lao động, vật này là sản phẩm của lao động, nên vật này là hàng hoá” . Hỏi: Suy luận trên nếu không hợp lôgic thì vi phạm quy tắc nào? Hãy chọn phương án đúng:

A. Suy luận hợp lôgic

B. M¯ không chu diên ở một tiền đề nào cả

C. Thuật ngữ không chu diên ở tiền đề mà chu diên ở kết luận

D. Hai tiền đề đều là phán đoán riêng

Câu 16: Cho suy luận: “Sinh viên nào cũng phải theo quy chế thi của Bộ GD&ĐT, mà An không phải là sinh viên, nên cô ấy không phải theo quy chế thi của Bộ GD&ĐT”. Hỏi: Suy luận trên nếu không hợp lôgic thì vi phạm quy tắc nào? Hãy chọn phương án đúng:

A. Suy luận hợp lôgíc

B. M¯ không chu diên ở một tiền đề nào cả

C. Thuật ngữ không chu diên ở tiền đề mà chu diên ở kết luận

D. Hai tiền đề đều là phán đoán riêng

Câu 18: Suy luận sau có vi phạm quy tắc nào trong các quy tắc sau của tam đoạn luận không? "Đường phèn thì ngọt" - "Đường kính không phải là đường phèn" - "Đường kính không ngọt":

A. Có 3 thuật ngữ

B. Các thuật ngữ không chu diên trong tiền đề thì không được chu diên trong kết luận

C. Thuật ngữ giữa phải chu diên ở ít nhất một tiền đề

D. Phải có một tiền đề là phán đoán chung

Câu 19: Suy luận sau có vi phạm quy tắc nào trong các quy tắc sau của tam đoạn luận không? "Hàng Việt Nam chất lượng cao được nhiều người tiêu dùng lựa chọn" - "Mặt hàng này cũng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn" - "Mặt hàng này là hàng Việt Nam chất lượng cao":

A. Có 3 thuật ngữ

B. Thuật ngữ giữa phải chu diên ít nhất một lần

C. Có ít nhất một tiền đề là phán đoán chung

D. Nếu một tiền đề là phán đoán riêng thì kết luận là phán đoán riêng

Câu 20: Suy luận sau có vi phạm quy tắc nào trong các quy tắc sau của tam đoạn luận không? "Một số hàng mỹ phẩm là hàng ngoại nhập" - "Có những hàng mỹ phẩm giá rất cao" - "Một số hàng ngoại nhập giá rất cao":

A. Có 3 thuật ngữ

B. Từ hai tiền đề là phán đoán phủ định không rút ra được kết luận

C. Có ít nhất một tiền đề là phán đoán chung

D. Có một tiền đề là phán đoán phủ định thì kết luận là phán đoán là phán đoán phủ định

Câu 21: Suy luận sau có vi phạm quy tắc nào trong các quy tắc sau của tam đoạn luận không: "Giám đốc giỏi là người có tư duy năng động" - "Một số người có tư duy năng động là nữ giới" - "Một số nữ giới là giám đốc giỏi":

A. Phải có một tiền đề là phán đoán chung

B. Thuật ngữ giữa phải chu diên ít nhất một lần

C. Các thuật ngữ không chu diên ở tiền đề thì không được chu diên ở kết luận

D. Có 3 thuật ngữ

Câu 22: Suy luận sau có vi phạm quy tắc nào trong các quy tắc sau của tam đoạn luận không: "Các doanh nghiệp giỏi không bị phá sản" - "Doanh nghiệp này không bị phá sản" - " Doanh nghiệp này là doanh nghiệp giỏi:

A. Phải có ít nhất một tiền đề là phán đoán chung

B. Từ hai tiền đề là phán đoán phủ định không rút ra được kết luận

C. Thuật ngữ giữa phải chu diên ít nhất một lần

D. Có 3 thuật ngữ

Câu 23: Cho luận ba đoạn sau: "Đa số nhà doanh nghiệp có tư duy lôgic tốt" - "Chị Hoa là nhà doanh nghiệp" - "Chị Hoa có phương pháp tư duy lôgic tốt" Hỏi: Luận ba đoạn sai do vi phạm quy tắc nào?

A. Thuật ngữ M phải chu diên ít nhất một lần

B. Các thuật ngữ S và P không chu diên ở tiền đề thì không chu diên ở kết luận

C. Phải có một tiền đề là phán đoán chung

D. Có 3 thuật ngữ

Câu 24: Cho luận ba đoạn sau: "Mọi người cộng sản đều thừa nhận chuyên chính vô sản." - "Anh A không là người cộng sản" - "Anh A không thừa nhận chuyên chính vô sản". Hỏi: Luận ba đoạn sai do vi phạm quy tắc nào?

A. Các thuật ngữ S và P không chu diên ở tiền đề thì không chu diên ở kết luận

B.  Phải có một tiền đề là phán đoán chung

C. Thuật ngữ M phải chu diên ít nhất một lần

D. Có 3 thuật ngữ

Câu 25: Cho luận ba đoạn sau: "Mọi số chia hết cho 4 đều chia hết cho 2" - "Số này chia hết cho 2" - "Vậy số này chia hết cho 4". Hỏi: Luận ba đoạn sai do vi phạm quy tắc nào?

A. Thuật ngữ M phải chu diên ít nhất một lần

B. Các thuật ngữ S và P không chu diên ở tiền đề thì không chu diên ở kết luận

C. Phải có một tiền đề là phán đoán chung

D. Có 3 thuật ngữ

Câu 26: Cho các luận ba đoạn sau: "Đa số nhà doanh nghiệp giỏi đều có tư duy năng động" - "Chị Hoa có tư duy năng động" - "Chị Hoa là nhà doanh nghiệp giỏi". Hỏi: Luận ba đoạn sai do vi phạm quy tắc nào?

A. Thuật ngữ M phải chu diên ít nhất một lần

B. Các thuật ngữ S và P không chu diên ở tiền đề thì không chu diên ở kết luận

C. Phải có một tiền đề là phán đoán chung

D. Có 3 thuật ngữ

Câu 27: Cho các luận ba đoạn sau: "Mọi nhà khoa học đều nghiên cứu khoa học" - "Sinh viên không phải là nhà khoa học" - "Sinh viên không cần nghiên cứu khoa học" Hỏi: Luận ba đoạn sai do vi phạm quy tắc nào?

A. Thuật ngữ M phải chu diên ít nhất một lần

B. Phải có một tiền đề là phán đoán chung

C. Các thuật ngữ S và P không chu diên ở tiền đề thì không chu diên ở kết luận

D. Có 3 thuật ngữ

Câu 28: Cho các luận ba đoạn sau: "Đa số doanh nghiệp biết sử dụng tiền một cách có hiệu quả" - "Cô An không phải là nhà doanh nghiệp" - "Cô An không biết sử dụng tiền có hiệu quả" . Hỏi: Luận ba đoạn sai do vi phạm quy tắc nào?

A. Phải có một tiền đề là phán đoán chung

B. Các thuật ngữ S và P không chu diên ở tiền đề thì không chu diên ở kết luận

C. Thuật ngữ M phải chu diên ít nhất một lần

D. Có 3 thuật ngữ

Câu 29: Chọn câu đúng trong ba đáp án sau:

A. Loại suy là thao tác logic loại dần các khả năng đúng đắn để khẳng định luận đề là đúng

B. Loại suy là thao tác logic loại dần các khả năng đúng đắn để khẳng định luận đề là sai

C. Loại suy là thao tác logic loại dần các khả năng sai lầm để khẳng định luận đề là đúng

D. Loại suy là thao tác logic loại dần các khả năng thống nhất để khẳng định luận đề là đúng

Câu 30: Chọn câu đúng trong những nhận định dưới đây:

A. Loại suy là thao tác logic loại dần các khả năng sai lầm để khẳng định luận đề là đúng

B. Loại suy là thao tác logic loại dần các khả năng thống nhất để khẳng định luận đề là đúng

C. Loại suy là thao tác logic loại dần các khả năng đúng đắn để khẳng định luận đề là sai

D. Loại suy là thao tác logic loại dần các khả năng đúng đắn để khẳng định luận đề là đúng

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Sinh viên