Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020 Đề tuyển chọn số 9

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020 Đề tuyển chọn số 9

  • 05/11/2021
  • 40 Câu hỏi
  • 132 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020 Đề tuyển chọn số 9. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG Môn Sinh. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.6 9 Đánh giá
Cập nhật ngày

05/11/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

1 Lần thi

Câu 3:

Loại mô phân sinh chỉ có ở cây Hai lá mầm là

A. Mô phân sinh lóng.

B. Mô phân sinh đỉnh thân.

C. Mô phân sinh đỉnh rễ.

D. Mô phân sinh bên.

Câu 4:

Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Đột biến gen có thể phát sinh ngay cả khi môi trường không có tác nhân đột biến.

B. Đột biến gen tạo ra các lôcut gen mới, làm tăng đa dạng di truyền của loài.

C. Đột biến gen lặn vẫn có thể biểu hiện ngay ra kiểu hình ở cơ thể bị đột biến.

D. Các đột biến gen gây chết vẫn có thể truyền lại cho đời sau.

Câu 7:

Thứ tự chính xác sơ đồ cung phản xạ tự vệ ở người là

A. Thụ quan đau ở da - Đường cảm giác - Tủy sống - Đường vận động - Cơ co.

B. Thụ quan đau ở da - Đường vận động - Tủy sống - Đường cảm giác - Cơ co.

C. Thụ quan đau ở da - Tủy sống - Đường cảm giác - Đường vận động - Cơ co.

D. Thụ quan đau ở da - Đường cảm giác - Đường vận động - Tủy sống - Cơ co.

Câu 8:

Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về tập tính học được? 

A. Chuột nghe thấy tiếng mèo kêu phải chạy xa.

B. Con mèo ngửi thấy mùi cá là chạy tới gần.

C. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

D. Chim sâu thấy bọ nẹt không dám ăn.

Câu 10:

Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, các gen phân li độc lập và tác động riêng rẽ, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lý thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbDD cho đời con có tối đa:

A. 9 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.

B. 18 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.

C. 18 loại kiểu gen và 18 loại kiểu hình.

D. 8 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình.

Câu 12:

Ở động vật, đặc điểm nào sau đây là đúng với kiểu sinh trưởng và phát triển không qua biến thái?

A. Con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành.

B. Con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí khác với con trưởng thành.

C. Con non phải trải qua nhiều lần lột xác để phát triển thành con trưởng thành.

D. Phải trải qua giai đoạn trung gian, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.

Câu 13:

Loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật không có ở tế bào động vật là

A. lục lạp.

B. ti thể.

C. lưới nội chất hạt.

D. trung thể.

Câu 17:

Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa ở động vật diễn ra theo hướng nào? 

A. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào.

B. Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào.

C. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào.

D. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào.

Câu 19:

Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN-pôlimeraza là

A. Bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN.

B. Nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục.

C. Tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN.

D. Tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN.

Câu 20:

Trong một gia đình, gen trong ti thể của người con trai có nguồn gốc từ

A. Ti thể của bố.

B. Ti thể của bố hoặc mẹ.

C. Ti thể của mẹ.

D. Nhân tế bào của cơ thể mẹ.

Câu 25:

Bộ ba mã sao nào sau đây không có bộ ba đối mã tương ứng?

A. 3’ UAG 5’

B. 5’ AUG 3’

C. 3’ UAA 5’

D. 5’ UGA 3’

Câu 26:

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường có lactozơ vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng?

A. Vì lactôzơ làm cho các gen cấu trúc bị bất hoạt.

B. Vì prôtêin ức chế bị phân hủy khi có lactôzơ.

C. Vì lactôzơ làm gen điều hòa không hoạt động.

D. Vì lactôzơ làm biến đổi cấu hình không gian của prôtêin ức chế.

Câu 32:

Nguyên liệu của quá trình hô hấp gồm có: 

A. CO2, H2O, năng lượng.

B. Glucôzơ, ATP, O2.

C. ATP, NADPH, O2.

D. Cacbohiđrat, O2.

Câu 33:

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng liên kết gen

A. Liên kết gen đảm bảo sự di truyền bền vững của nhóm gen quý có ý nghĩa trọng chọn giống.

B. Số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài đó.

C. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết.

D. Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp.

Câu 34:

Ở người (2n = 46), vào kỳ sau của nguyên phân, trong mỗi tế bào sinh dưỡng có

A. 46 crômatit.

B. 92 nhiễm sắc thể kép.

C. 92 tâm động.

D. 46 nhiễm sắc thể đơn.

Câu 38:

Trình tự nuclêôtit trong ADN có tác dụng bảo vệ và làm các NST không dính vào nhau nằm ở

A. Điểm khởi sự nhân đôi.

B. Eo thứ cấp.

C. Tâm động.

D. Hai đầu mút NST.

Câu 39:

Khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Có thể xác định mức phản ứng của một kiểu gen dị hợp ở một loài thực vật sinh sản hữu tính bằng cách gieo các hạt của cây này trong các môi trường khác nhau rồi theo dõi các đặc điểm của chúng.

B. Các cá thể của một loài có kiểu gen khác nhau, khi sống trong cùng một môi trường thì có mức phản ứng giống nhau.

C. Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng của kiểu gen.

D. Mức phản ứng của một kiểu gen là tập hợp các phản ứng của một cơ thể khi điều kiện môi trường biến đổi.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020 Đề tuyển chọn số 9
Thông tin thêm
  • 1 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 40 Câu hỏi
  • Học sinh