
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG 2021 môn Sinh học của Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội
- 05/11/2021
- 40 Câu hỏi
- 97 Lượt xem
Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG 2021 môn Sinh học của Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG Môn Sinh. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
05/11/2021
Thời gian
50 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Trong giới hạn sinh thái, khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái
A. Ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.
B. Ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất.
C. Giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường.
D. Ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
Câu 2: Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử nào?
A. mARN và prôtêin.
B. mARN.
C. ADN.
D. prôtein.
Câu 5: Trong tạo giống cây trồng, phương pháp nào dưới đây cho phép tạo ra cây lưỡng bội đồng hợp tử về tất cả các gen?
A. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn.
B. Lai tế bào xoma khác loài.
C. Nuôi cấy hạt phấn trong ống nghiệm tạo các mô đơn bội, sau đó xử lí bằng consixin.
D. Lai hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
Câu 6: Đột biến gen là những biến đổi như thế nào?
A. Trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một vài đoạn ADN nào đó.
B. Trong cấu trúc của ADN liên quan đến một hoặc một số gen.
C. Trong cấu trúc của gen, xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN, liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit.
D. Trong cấu trúc của NST, liên quan đến số lượng hoặc cấu trúc của một vài gen.
Câu 7: Lực nào đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân?
A. Lực hút của lá.
B. Lực liên kết giữa các phân tử nước.
C. Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
D. Lực đẩy của rễ.
Câu 8: Trong trường hợp gen trội có lợi, cơ thể lai biểu hiện ưu thế lai rõ nhất ở phép lai nào sau đây?
A. AABBDD x AABBDD.
B. AABBdd x aabbDD.
C. AaBbDd x aabbdd.
D. AaBbDd x AaBbDd.
Câu 9: Ở bí ngô, gen A quy định tính trạng quả dài là trội hoàn toàn so với gen a quy định quả ngắn. Đem lai cây quả dài với cây quả ngắn, F1 thu được toàn quả dài. Kiểu gen của P là
A. Aa x Aa.
B. aa x aa.
C. Aa x aa.
D. AA x aa.
Câu 10: Các loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì có đặc điểm về ADN và protein như thế nào?
A. Trình tự các nuclêôtit trong ADN và trình tự các axit amin trong protein càng giống nhau.
B. Trình tự các nuclêôtit trong ADN càng giống nhau nhưng trình tự các axit amin trong prôtêin càng khác nhau.
C. Trình tự các nuclêôtit trong ADN và trình tự các axit amin trong prôtêin càng khác nhau.
D. Trình tự các nuclêôtit trong ADN càng khác nhau nhưng trình tự các axit amin trong prôtêin càng giống nhau.
Câu 11: Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng?
A. Đột biến gen.
B. Mất đoạn nhỏ.
C. Đột biến lệch bội.
D. Chuyển đoạn nhỏ.
Câu 13: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì.
B. Những con tê giác một sừng sống trong vườn quốc gia Cát Tiên.
C. Những con cá sống trong Hồ Tây.
D. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương.
Câu 14: Vật chất di truyền của virut HIV thuộc loại phân tử nào?
A. Protein.
B. ARN.
C. ADN.
D. Axit amin.
Câu 15: Trong quần xã sinh vật, kiểu quan hệ giữa hai loài, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại là
A. Quan hệ vật chủ - vật ký sinh.
B. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
C. Quan hệ cộng sinh.
D. Quan hệ hội sinh.
Câu 16: Động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí?
A. Ếch đồng.
B. Châu chấu.
C. Giun đất.
D. Cá chép.
Câu 17: Trong quần xã sinh vật, loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã là
A. Loài chủ chốt.
B. Loàỉ ưu thế.
C. Loài đặc trưng.
D. Loài ngẫu nhiên.
Câu 18: Trường hợp nào các cá thể trong quần thể phân bố đồng đều?
A. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể cạnh tranh gay gắt.
B. Điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể hỗ trợ nhau chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường.
D. Điều kiện sống phân bố đồng đều, các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt.
Câu 19: Với tần số hoán vị gen là 20%; cá thể có kiểu gen AB/ab cho tỉ lệ các loại giao tử là
A. AB = ab = 30%; Ab = aB = 20%.
B. AB = ab = 40%; Ab = aB = 10%.
C. AB = ab = 10%; Ab = aB = 40%.
D. AB = ab = 20%; Ab = aB = 30%
Câu 20: Loài Người xuất hiện ở thời điểm nào trong lịch sử tiến hóa?
A. Đại Trung sinh.
B. Đại Cổ sinh.
C. Đại Tân sinh.
D. Đại Nguyên sinh.
Câu 21: Để phát hiện quá trình hô hấp ở thực vật thải ra khí CO2, có thể sử dụng hóa chất nào sau đây?
A. Dung dịch KCl.
B. Dung dịch H2SO4.
C. Dung dịch Ca(OH)2.
D. Dung dịch NaCl.
Câu 22: Hiện tượng con đực mang cặp NST giới tính XX, con cái mang cặp XY gặp ở các đối tượng nào sau đây?
A. Chim, bướm và một số loài cá.
B. Động vật có vú.
C. Châu chấu.
D. Ong, mối, kiến.
Câu 23: Những yếu tố nào sau đây được xem là nguyên liệu của quá trình tiến hóa?
A. Đặc điểm thích nghi và tính di truyền.
B. Đột biến và biến dị tổ hợp.
C. Quá trình đột biến và quá trình giao phối.
D. Biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên.
Câu 24: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên.
B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Đột biến.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 25: Một trong những điểm khác nhau giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên là
A. Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do có sự can thiệp của con người.
B. Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
C. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật.
D. Hệ sinh thái nhân tạo luôn là một hệ thống kín, còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống mở.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?
A. Các cá thể đa bội được cách li sinh thái với các cá thể cùng loài dễ dẫn đến hình thành loài mới.
B. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa luôn luôn gắn liền với cơ chế cách li địa lí.
C. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và sinh thái rất khó tách bạch nhau, vì khi loài mở rộng khu phân bố địa lí thì nó cũng đồng thời gặp những điều kiện sinh thái khác nhau.
D. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và sinh thái luôn luôn diễn ra độc lập nhau.
Câu 28: Một gen có chiều dài 2805 Å và có tổng số 2074 liên kết hidro. Gen bị đột biến điểm làm giảm 2 liên kết hidro. Số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến là
A. A = T = 424; G = X = 400.
B. A = T = 403; G = X = 422.
C. A = T = 400; G = X = 424.
D. A = T = 401; G = X = 424.
Câu 29: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao do tác động cộng gộp của 3 cặp gen Aa, Bb, Dd nằm trên 3 cặp NST khác nhau. Sự có mặt của mỗi alen trội đều làm tăng chiều cao thêm 5 cm. Cây thấp nhất có chiều cao 120 cm. Ở thế hệ P, cho cây cao nhất lai với cây thấp nhất thu được F1, cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau, thu được F2 có 1984 cây. Theo lý thuyết, khi nói về thế hệ F2, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Số cây có chiều cao 125 cm tương đương với số cây có chiều cao 145 cm.
B. Số cây có chiều cao 120 cm chiếm tỉ lệ 1/64.
C. Ước tính có khoảng 186 cây có chiều cao 150 cm.
D. F2 có tối đa 27 loại kiểu gen và 7 loại kiểu hình.
Cùng danh mục Thi THPT QG Môn Sinh
- 1.1K
- 150
- 40
-
65 người đang thi
- 805
- 40
- 40
-
32 người đang thi
- 650
- 22
- 40
-
55 người đang thi
- 565
- 5
- 40
-
39 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận