Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học của Trường THPT Cẩm Khê. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG Môn Hoá. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
15/11/2021
Thời gian
50 Phút
Tham gia thi
3 Lần thi
Câu 1: Tăng nhiệt độ sôi được sắp xếp tăng dần?
A. HCOOCH3 < CH3COOH < CH3CH2OH
B. HCOOCH3 < CH3CH2OH < CH3COOH.
C. CH3COOH < CH3CH2OH < HCOOCH3.
D. CH3CH2OH < HCOOCH3 < CH3COOH.
Câu 6: Hãy tính khối lượng Ba(OH)2 cần để trung hòa 4 gam chất béo có chỉ số axit bằng 9?
A. 36mg
B. 54,96mg
C. 50mg
D. 20mg
Câu 13: Một dung dịch có chứa 4 ion với thành phần: 0,01 mol Na+; 0,02 mol Mg2+; 0,015 mol SO42- bao nhiêu mol Cl-.
A. 0,015
B. 0,035
C. 0,02
D. 0,01
Câu 14: Cho Br2 vào dung dịch CrO2- trong môi trường NaOH thì sản phẩm thu được có chứa:
A. CrBr3.
B. Na[Cr(OH)4].
C. Na2CrO4.
D. Na2Cr2O7.
Câu 15: Hiện nay, từ quặng cromit (FeO.Cr2O3) người ta điều chế Cr bằng phương pháp nào sau đây?
A. Tách quặng rồi thực hiện điện phân nóng chảy Cr2O3.
B. Tách quặng rồi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm Cr2O3.
C. Tách quặng rồi thực hiện phản ứng khử Cr2O3 bởi CO.
D. Hòa tan quặng bằng HCl rồi điện phân dung dịch CrCl3.
Câu 16: Làm sạch thuỷ ngân có lẫn tạp chất là Zn, Sn, Pb cần dùng dung dịch nào sau đây?
A. Zn(NO3)2 .
B. Sn(NO3)2 .
C. Pb(NO3)2 .
D. Hg(NO3)2 .
Câu 17: Ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì xảy ra hiện tượng gì?
A. Cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hóa.
B. Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hóa.
C. Chỉ có Pb bị ăn mòn điện hóa.
D. Chỉ có Sn bị ăn mòn điện hóa.
Câu 21: X là pentapeptit, Y là hexapeptit, đều mạch hở và đều được tạo thành từ cùng một loại a-amino axit no mạch hở, có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 0,10 mol X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 295,90 gam kết tủa. Mặt khác cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 45,67 gam
B. 89,80 gam
C. 99,90 gam
D. 75,75 gam
Câu 22: Hãy tìm chất E thõa mãn sơ đồ phản ứng:
Xenlulozơ -+ H2O, H+→ A -men→ B -ZnO, MgO D -to, p, xt→ E
A. Cao su Buna.
B. Buta -1,3- đien.
C. Axit axetic.
D. Polietilen.
Câu 23: Từ 15kg metyl metacrylat thì tạo được mấy gam thuỷ tinh hữu cơ biết %H = 90%?
A. 13500n (kg)
B. 13500 g
C. 150n (kg)
D. 13,5 (kg)
Câu 24: Trùng hợp 5,2 gam stiren, sau phản ứng thêm 400 ml brom 0,125M thấy dư 0,04 mol Br2. Khối lượng polime sinh ra là bao nhiêu?
A. 4,16 gam.
B. 5,20 gam.
C. 1,02 gam.
D. 2,08 gam.
Câu 25: Polime có công thức –(–CH2–CH(CH3)–)n– được điều chế bằng cách trùng hợp chất nào sau đây?
A. Stiren.
B. Buta-1,3-đien.
C. Propilen.
D. Etilen.
Câu 27: Hòa tan 46g hỗn hợp gồm Ba và 2 kim loại kiềm nào dưới đây biết 2 chất này thuộc 2 chu kì liên tiếp vào nước thu được dd D và 11,2 lít khí (đktc). Nếu thêm 0,18 mol Na2SO4 vào dd D thì sau phản ứng vẫn còn dư ion Ba2+. Nếu thêm 0,21 mol Na2SO4 vào dd D thì sau phản ứng còn dư Na2SO4.
A. Li và Na
B. Na và K
C. K và Rb
D. Rb và Cs
Câu 28: Nước chứa Na+ (0,02 mol), Mg2+ (0,02 mol), Ca2+ (0,04 mol), Cl- (0,02 mol), HCO3- (0,10 mol) và SO42- (0,01 mol). Đun sôi thì ta sẽ thu được nước gì?
A. Có tính cứng hoàn toàn
B. Có tính cứng vĩnh cửu
C. Là nước mềm
D. Có tính cứng tạm thời
Câu 29: Điều quan sát được khi cho dung dịch NaOH vào AlCl3 ?
A. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện.
B. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức, sau đó kết tủa tan dần.
C. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện, rồi tan dần.
D. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức và không tan.
Câu 30: Một cốc nước có Na+ (0,02 mol), Mg2+ (0,02 mol), Ca2+ (0,04 mol), Cl-(0,02 mol), HCO3- (0,10 mol) và SO42-(0,01 mol). Đun sôi cốc nước trên thì thu được loại nước nào sau đây?
A. Có tính cứng hoàn toàn
B. Có tính cứng vĩnh cửu
C. Là nước mềm
D. Có tính cứng tạm thời
Câu 32: Hòa tan hết a mol Al vào dung dịch X vào dung dịch chứa 2a mol NaOH thu được dung dịch X. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Sục CO2 dư vào dung dịch X thu được a mol kết tủa.
B. Dung dịch X không phản ứng với dung dịch CuSO4.
C. Thêm 2a mol HCl vào dung dịch X thu được 2a/3 mol kết tủa.
D. Dung dịch X làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Câu 33: Cho phản ứng sau: Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + H2. Phát biểu đúng là
A. NaOH là chất oxi hóa.
B. H2O là chất môi trường.
C. Al là chất oxi hóa.
D. H2O là chất oxi hóa.
Câu 38: X là một chất khí rất độc, gây ngạt do kết hợp với hồng cầu tạo ra hợp chất bền, làm hồng cầu mất khả năng vận chuyển oxi đến các tế bào. Y là khí gây ra mưa axit (là hiện tượng mưa có độ pH dưới 5,6, gây tác hại rất lớn đến con người và môi trường sống). Hai khí X và Y lần lượt là
A. CO và SO2.
B. CO và CO2.
C. CO2 và NO2.
D. CO2 và SO2.
Câu 39: Hãy tìm các phát biểu đúng:
1. Phương pháp chuẩn độ trung hòa gọi là chuẩn độ axit - bazơ.
2. Điểm tương đương là điểm hai chất phản ứng với nhau vừa đủ.
3. Khi tiến hành chuẩn độ thì nồng độ dung dịch chuẩn gấp 10 lần nồng độ chất cần phân tích.
4. Tùy thuộc vào dung dịch axit, bazơ mà ta phải chọn chỉ thị phù hợp.
A. 2, 3, 4
B. 1, 2, 4.
C. 1, 2, 3, 4.
D. 1, 2, 3
Câu 40: Những cặp phản ứng (1) CH3COOH và C2H5CHO; (2) C6H5OH và CH3COOH; (3) C6H5OH và (CH3CO)2O; (4) CH3COOH và C2H5OH; (5) CH3COOH và CH≡CH; (6) C6H5COOH và C2H5OH?
A. (1), (2), (3), (4), (5).
B. (2), (3), (4), (5), (6).
C. (2), (4), (5), (6).
D. (3), (4), (5), (6).
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận