Bộ câu hỏi trắc nghiệm Pháp luật kinh tế - Phần 5

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Pháp luật kinh tế - Phần 5

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 146 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm Pháp luật kinh tế - Phần 5. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.4 5 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

35 Phút

Tham gia thi

3 Lần thi

Câu 1: Trong quá trình hoạt động vốn đầu tư của doanh nghiệp có thể tăng giảm như thế nào?

A. Chỉ được tăng lên

B. Chỉ được giảm xuống

C. Có thể tăng và giảm vốn

D. Được tăng hoặc giảm vốn. Trong trường hợp giảm vốn đầu tư thấp hơn vốn đầu tư thì phải đăng ký với cơ quan đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh

Câu 2: Trong quá trình cho thuê doanh nghiệp , trách nhiệm của chủ doanh nghiệp như thế nào?

A. Không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

B. Phải chịu trách nhiệm 1 phần

C. Phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật

D. Phải chịu trách nhiệm nếu 2 bên thỏa thuận

Câu 3: Ai là người đại diện theo pháp luật của DNTN?

A. Giám đốc DNTN

B. Chính DNTN

C. Chủ sở hữu DNTN

D. Tất cả ý trên

Câu 4: Sau khi bán doanh nghiệp, trách nhiệm của chủ DNTN cũ như thế nào?

A. Chuyển hết trách nhiệm sang người chủ mới 

B. Vẫn có trách nhiệm lien đới

C. Chịu trách nhiệm với những khoản nợ và nghĩa vụ khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện trừ trường hợp có thủa thuận khác

D. Tất cả các ý trên đều sai

Câu 7: Những ai có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân:

A. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có đủ năng lực hành vi dân sự

B. Công dân nước ngoài thường trú tại Việt Nam

C. Cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc diện bị cấm thành lập doanh nghiệp

D. Cả a và b

Câu 8: Chọn phát biểu đúng:

A. Doanh nghiệp tư nhân mới thành lập có thể đặt trùng tên với doanh nghiệp khác

B. Có thể sử dụng tên cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội mà không cần có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị tổ chức đó

C. Cả a và b đúng

D. Cả a và b sai

Câu 9: Doanh nghiệp tư nhân kinh doanh bị thua lỗ kéo dài thì có thể:

A. Giải thể doanh nghiệp

B. Xin phá sản

C. Cả a và b đúng

D.  Cả a và b sai

Câu 11: Chủ doanh nghiệp có quyền:

A. Tăng hoặc giảm vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh

B. Có quyền giảm vốn đầu tư kinh doanh xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký sau khi đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh

C. Cả a và b đúng

D. Cả a và b sai

Câu 12: Chọn phát biểu sai:

A. Chủ doanh nghiệp có quyền quyết định đối với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

B. Chủ doanh nghiệp có quyền sử dụnglợi nhuận sau khi đã nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo qui định của pháp luật

C. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

D. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người quản lí, điều hành doanh nghiệp

Câu 13: Chọn phát câu đúng:

A. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình và không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian cho thuê

B. Người quản lí, điều hành doanh nghiệp là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước trọng tài hoặc tòa án tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp

C. a và b đúng

D. a và b sai

Câu 14: Đối tượng nào sau đây không phải là hộ kinh doanh:

A. Các gia đình sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp

B. Các hộ gia đình sản xuất muối

C. Những người bán hàng rong

D. Tất cả các đối tượng trên

Câu 16: Hộ kinh doanh và doanh nghiệp được phân biệt với nhau bởi:

A. Qui mô kinh doanh

B. Số lượng cơ sở

C. Số lượng lao động thuê mướn

D. Cả 3 yếu tố trên

Câu 20: Luật Doanh nghiệp trước 1999 phân biệt DNTN và hộ kinh doanh bởi:

A. Mức vốn pháp định

B. Tư cách pháp nhân

C. Quy mô

D. Phạm vi chịu trách nhiệm

Câu 22: Phát biểu nào sau đây là sai:

A. Hộ kinh doanh chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm duy nhất

B. Hộ kinh doanh không phải đóng thuế

C. Pháp luật hạn chế quy mô sử dụng lao đông của hộ kinh doanh

D. Hộ kinh doanh có thể do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm vô hạn

Câu 23:  So sánh sự giống nhau của cơ chế trọng tài với cơ chế toà án trong giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán ngoại thương

A. Đều là cơ quan tài phán, giải quyết tranh chấp trên cơ sở pháp luật, đương sự có nghĩa vụ chứng minh, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự

B. Đều là cơ quan tài phán, giải quyết tranh chấp trên cơ sở pháp luật, phán quyết đều có hiệu lực bắt buộc đối với các bên đương sự

C. Đều là cơ quan tài phán, đều có quyền lựa chọn người giải quyết tranh chấp cho mình, đương sự đều có quyền kháng nghị phán quyết

D. Đều là cơ quan tài phán của nhà nước, đương sự có quyền lựa chọn người giải quyết tranh chấp cho mình, đương sự đều có quyền kháng nghị

Câu 24: So sánh sự khác nhau của cơ chế trọng tài với cơ chế toà án trong giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán ngoại thương?

A. Trọng tài là tổ chức phi Chính phủ, các bên có quyền lựa chọn bất kỳ Trung tâm trọng tài nào, phán quyết trọng tài chung thẩm, không kháng cáo. Toà án mang tính quyền lực nhà nước, bản án của toà án có quyền kháng cáo

B. Trọng tài là tổ chức liên chính phủ, các bên có quyền lựa chọn bất kỳ Trung tâm trọng tài nào, phán quyết trọng tài chung thẩm, không kháng cáo. Toà án mang tính quyền lực nhà nước, bản án của toà án có quyền kháng cáo

C. Trọng tài là tổ chức liên chính phủ, các bên không có quyền lựa chọn bất kỳ Trung tâm trọng tài nào, phán quyết trọng tài chung thẩm, không kháng cáo. Toà án mang tính quyền lực nhà nước, bản án của toà án có quyền kháng cáo

D. Trọng tài là tổ chức của Chính phủ, nhưng các bên có quyền lựa chọn bất kỳ Trung tâm trọng tài nào, phán quyết trọng tài chung thẩm, không kháng cáo. Toà án mang tính quyền lực nhà nước, bản án của toà án có quyền kháng cáo

Câu 25: Đặc điểm về mặt kinh tế trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán ngoại thương bằng phương pháp trọng tài:

A. Thủ tục tố tụng trọng tài đơn giản, giải quyết nhanh chóng hơn, đỡ tốn kém về kinh tế, trọng tài giải quyết một lần nên lệ phí có thể thấp hơn so với thủ tục ở toà án

B. Thủ tục tố tụng trọng tài đơn giản, giải quyết nhanh chóng hơn, đỡ tốn kém về kinh tế, trọng tài giải quyết một lần nên lệ phí có thể thấp hơn so với thủ tục ở toà án, trọng tài xét xử kín, nên giữ được uy tín trên thương trường

C. Thủ tục tố tụng trọng tài đơn giản, giải quyết nhanh chóng hơn, đỡ tốn kém về kinh tế, trọng tài giải quyết một lần nên lệ phí có thể thấp hơn so với thủ tục ở toà án, trọng tài xét xử kín, nên các bên đương sự giữ được uy tín trên thương trường

D. Thủ tục tố tụng trọng tài đơn giản, giải quyết nhanh chóng hơn, đỡ tốn kém về kinh tế, trọng tài giải quyết một lần nên lệ phí có thể thấp hơn so với thủ tục ở toà án, trọng tài xét xử kín, nên các bên đương sự giữ được uy tín trên thương trường. Trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không chịu sự tác động của các yếu tố chính trị

Câu 26: Nếu căn cứ vào hình thức tổ chức hoạt động, cơ quan trọng tài giải quyết hợp đồng mua bán ngoại thương chia làm mấy loại?

A. Hình thức tổ chức trọng tài: trọng tài thiết chế và trọng tài thường trực

B. Trọng tài ad hoc (trọng tài vụ việc) và trọng tài thường trực

C. Trọng tài quốc tế và trọng tài trong nước

D. Trọng tài khu vực và trọng tài đa quốc gia

Câu 27: Nếu căn cứ vào phạm vị thẩm quyền, cơ quan trọng tài giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán ngoại thương được phân chia thành mấy loại?

A. Có hai loại, trọng tài có thẩm quyền chung, giải quyết tranh chấp trên bình diện chung, theo định hướng là chủ yếu, không cụ thể, trọng tài có thẩm quyền riêng, chỉ giải quyết trong một số trường hợp

B. Có hai loại: trọng tài có thẩm quyền chung, giải quyết tranh chấp trên diện chung, theo định hướng là chủ yếu, không cụ thể, trọng tài có quyền riêng, chỉ hoạt động trong lĩnh vực hẹp như bảo hiểm, du lịch, hàng hải…

C. Có hai loại: trọng tài có thẩm quyền chung, giải quyết nhiều loại tranh chấp không giới hạn lĩnh vực chuyên môn nào, trọng tài có thẩm quyền chuyên trách: thường được thành lập theo sáng kiến của hiệp hội nghề nghiệp và chỉ hoạt động trong chuyên môn hẹp như bảo hiểm, du lịch, hàng hải

D. Có hai loại: trọng tài có thẩm quyền chung, giải quyết nhiều loại tranh chấp không giới hạn lĩnh vực chuyên môn nào, trọng tài có thẩm quỳên chuyên tránh: chỉ được thành lập theo sáng kiến của hiệp hội nghề nghiệp và chỉ hoạt động trong chuyên môn hẹp như bảo hiểm, du lịch, hàng hải

Câu 28: Theo điều 141 luật doanh nghiệp năm 2005 thì doanh nghiệp tư nhân là do. . . làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng . . . của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp?

A. Cá nhân, một phần tài sản

B. Tổ chức, toàn bộ tài sản

C. Tổ chức ,toàn bộ tài sản

D. Cá nhân, toàn bộ tài sản

Câu 29: Câu nào sau đây là đúng:

A. DNTN được quyền phát hành bất cứ loại chứng khoán nào

B. Mỗi cá nhân có thể được thành lập nhiều DNTN

C. DNTN không có tư cách pháp nhân

D. Người điều hành quản lý hoạt động kinh doanh của DNTN nhất thiết phải là chủ của DNTN

Câu 30: Chủ DNTN chịu trách nhiệm như thế nào về các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp:

A. Chịu trách nhiệm vô hạn

B. Chịu trách nhiệm hữu hạn

C. Chịu trách nhiệm một phần

D. Không phải chịu trách trách nhiệm

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Pháp luật kinh tế có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Pháp luật kinh tế có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 3 Lượt thi
  • 35 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Sinh viên