Bộ câu hỏi trắc nghiệm Pháp luật kinh tế - Phần 3

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Pháp luật kinh tế - Phần 3

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 216 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm Pháp luật kinh tế - Phần 3. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.2 5 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

35 Phút

Tham gia thi

4 Lần thi

Câu 1: Trình bày nội dung chủ yếu của đơn đăng ký kinh doanh hành nghề thương mại?

A. Tên thương nhân, tên thương mại, biển hiệu, địa chỉ giao dịch, văn phòng đại diện, chi nhánh, vốn pháp định, vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư ban đầu

B. Tên thương nhân, tên thương mại, biển hiệu, địa chỉ giao dịchm, văn phòng đại diện, chi nhánh, vốn pháp định, vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư ban đầu, tài khoản tại ngân hàng

C. Tên thương nhân hoặc người đại diện có thẩm quyền, tên thương mại, biển hiệu, địa chỉ giao dịch chi thức, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư ban đầu, thời hạn hoạt động, chi nhánh, cửa hàng, văn phòng đại diện

D. Tên thương nhân, hoặc người đại dienẹ có thẩm quyền, tên thương mại, biển hiệu, địa chỉ giao dịch chính thức, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư ban đầu, thời hạn hoạt động, chi nhánh, cửa hàng, văn phòng đại diện, và tài khoản tại ngân hàng

Câu 2: Cơ quan Nhà nước về đăng ký kinh doanh hành nghề thương mại có quyền hạn gì?

A. Quyền yêu cầu người đăng ký kinh doanh khai đúng nội dung theo mẫu và phải nộp lệ phí trước khi đăng ký kinh doanh

B. Quyền yêu cầu người đăng ký kinh doanh khai đúng theo mẫu và phải cxhịu trách nhiệm về những nội dung ghi trong giấy kinh doanh

C. Quyền yêu cầu người đăng ký kinh doanh khai đúng sự thật về bản thân và gia đình thương nhân

D. Quyền yêu cầu đăng ký kinh doanh khai đúng sự thật về bản thân và gia đình thương nhân, cung cấp đầy đủ, chính xác mọi thông tin về bản thân

Câu 3: Khi đã được đăng ký kinh doanh hành nghề thương mại, thương nhân có những quyền gì?

A. Trực tiếp quản lý hoặc thuê người quản lý, có quyền cho thuê, bán, chuyển đổi nghề thương mại, có quyền đặt chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và ngoài nước, tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động thương mại bất cứ lúc nào

B. Trực tiếp quản lý hoặc thuê người quản lý, có quyền cho thuê, bán, chuyển đổi nghề thương mại, có quyền đặt chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và ngoài nước, tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động thương mại, giải thể doanh nghiệp bất cứ lúc nào

C. Trực tiếp quản lý, điều hành hoặc thuê người quản lý, hoạt động thương mại, cho thuê, thuê bán sản phẩm thương mại, đặt chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và ngoài nước tham gia hoạt động thương mại với nước ngoài, tạm ngừng, hoặc chấm dứt hoạt động thương mại

D. Trực tiếp quản lý, điều hành hoặc thuê người quản lý, hoạt động thương mại, bán sản phẩm thương mại, đặt chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và ngoài nước, tham gia hoạt động thương mại với nước ngoài, tạm ngừng, chấm dứt hoạt động thương mại hoặc giải thể doanh nghiệp thương mại bất cứ lúc nào

Câu 4: Khi được đăng ký kinh doanh hành nghề thương mại, thương nhân có nghĩa vụ gì?

A. Đăng báo để công bố nội dung đăng ký kinh doanh, phải mở sổ sách kế toán, phải khắc dấu, phải bán hàng đúng giá qui định

B. Đăng báo để công bố nội dung đăng ký kinh doanh, phải mở sổ sách kế toán, phải khắc dấu, phải bán hàng đúng giá qui định, không được lừa dối khách hàng

C. Đăng báo để công bố nội dung đăng ký kinh doanh, phải mở sổ sách kế toán, phải khắc dấu, phải bán hàng đúng giá qui định, không được lừa dối khách hàng, phải quảng cáo trung thực, bán hàng đúng chất lượng theo mẫu, niêm yết giá

D. Hoạt động đúng với nội dung đã đăng ký, công bố nội dung đăng ký trên báo, phải có tên thương mại, biển hiệu, mở sổ sách kế toán đăng ký thuế và nộp thuế, niêm yết giá, lập hoá đơn chứng từ hợp pháp

Câu 5: Trong hợp đồng mua bán cây chú ý những điểm gì về số lượng, trọng lượng của hàng hoá?

A. Đơn vị tính số lượng, đơn vị đo lường, phương pháp qui định số lượng

B. Đơn vị tính số lượng, đơn vị đo lường, phương pháp qui định số lượng, phương pháp cân đo, đong đếm

C. Đơn vị tính số lượng (trọng lượng), phương pháp qui định số lượng và phương pháp xác định trọng lượng của hàng hoá

D. Đơn vị tính số lượng (trọng lượng), phương pháp qui định số lượng và phương pháp xác định trọng lượng của hàng hoá, cách xác định độ ẩm, bao bì của hàng hoá

Câu 6: Trong hợp đồng mua bán hàng hoá cần lưu ý những điểm gì về chất lượng hàng hoá?

A. Xác định chất lượng như dựa vào mẫu hàng, dựa vào phẩm chất hoặc tiêu chuẩn, dựa vào kích thước, trọng lượng

B. Xác định chất lượng như dựa vào mẫu hàng, dựa vào phẩm chất, hoặc tiêu chuẩn, dựa vào kích thước, trọng lượng, dựa vào việc mô tả hàng hoá

C. Xác định chất lượng như dựa vào mẫu hàng, dựa vào phẩm cấp hoặc tiêu chuẩn, dựa vào kích thước, trọng lượng, dựa vào việc mô tả hàng hoá, dựa vào hàm lượng chủ yếu có trong hàng hoá

D. Xác định chất lượng như dựa vào mẫu hàng, dựa vào phẩm cấp hoặc tiêu chuẩn hàng hoá, dựa vào qui cách của hàng hoá, dựa vào hàm lượng chủ yếu có trong hàng hoá… 

Câu 7: Về vấn đề giá cả được ghi trong hợp đồng mua bán hàng hoá, các bên cần chú ý điểm nào?

A. Đồng tiền tính giá, mức giá, phương pháp định giá, thời điểm định giá, loại tiền tẹ để tính giá

B. Đồng tiền tính giá, mức giá, phương pháp định giá, loại ngoại tệ để tính giá

C. Đồng tiền tính giá, mức giá, phương pháp định giá, thời điểm đánh giá loại ngoại tệ để tính giá, cơ sở của việc định giá

D. Đồng tiền đánh giá, mức giá, phương pháp định giá, loại ngoại tệ để tính giá

Câu 8: Trình bày các hình thức thanh toán được áp dụng trong quan hệ mua bán hàng hoá?

A. Tiền mặt, séc, chuyển khoản

B. Tiền mặt, séc, chuyển khoản, hàng đổi hàng

C. Séc, chuyển khoản, hàng đổi hàng, L/C, UCP 500 và các hình thức khác thông qua hệ thống ngân hàng

D. Tiền mặt, séc, chuyển khoản, hàng đổi hàng, và các hình thức thông qua hệ thống ngân hàng

Câu 9: Trong quan hệ mua bán hàng hoá, bên bán hàng có những quyền gì?

A. Nhận tiền bán hàng theo thoả thuận ghi trong hợp đồng mua bán hàng hoá. Nếu người bán chậm nhận được tiền gán hàng do lỗi của người mua thì người bán có quyền phạt ngươì mua theo qui định của pháp luật

B. Nhận tiền bán hàng ghi trong hợp đồng mua bán hàng hoá. Nếu người bán hàng chậm nhận hoặc không nhận được tiền bán hàng hoặc chỉ nhận được một phần tiền hàng thì người bán có quyền phạt người mua theo qui định của pháp luật

C. Yêu cầu bên mua trả tiền hết trong một thời gian nhất định. Nếu người bán không nhận được tiền từ phía người mua thì người bán có quyền đòi lại hàng

D. Yêu cầu bên mau trả tiền hết trong thời gian nhất định. Nếu người bán không nhận được tiền từ phía người mua thì người bán có quyền đòi lại hàng, hoặc phạt người bán để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình

Câu 10: Trong quan hệ mua bán hàng hoá, bên mua có những nghĩa vụ gì?

A. Thực hiện các công việc cần thiết để người bán giao hàng, kể cả việc hướgn dẫn gửi hàng. Người mua phải nhận hàng và thanh toán tiền hàng và các khoản chi phí khác

B. Thực hiện các công việc cần thiết để người bán giao hàng, kể cả việc hướng dẫn gửi hàng. Người mua phải nhận hàng và thanh toán tiền hàng theo thoả thuận trong hợp đồng

C. Thực hiện các công việc cần thiết để người bán giao hàng, kể cả việc hướng dẫn gửi hàng. Người mua phải nhận hàng và thanh toán tiền mua hàng. Người mua phải thanh toán tiền mua hàng, trừ trường hợp do lỗi của người bán. Trong trường hợp mất mát hư hỏng hàng hoá xảy ra sau thời điểm chuyển giao quyền sở hữu từ ngươì bán sang người mua

D. Thực hiện các công việc cần thiết để người bán giao hàng, kể cả việc hướng dẫn gửi hàng. Người mua phải nhận hàng và thanh toán tiền hàng theo thoả thuận trong hợp đồng. Người mua phải thanh toán tiền mua hàng, trừ trường hợp do lỗi của người bán. Trong trường hợp mất mát hư hỏng hàng hoá xảy ra sau thời điểm chuyển giao quyền sở hữu từ ngươì bán sang người mua

Câu 11: Trong quan hệ mua bán hàng hoá, bên mua có những quyền gì?

A. Nhận hàng đúng số lượng, qui cách, chất lượng theo thoả thuận ghi trong hợp đồng. Người mua có quyền kiểm tra hàng tận nơi đến trong một thời gian hợp lý phù hợp với đặc tính từng loại hàng hoá. Người mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng không đúng qui cách phẩm chất ghi trong hợp đồng

B. Nhận hàng đúng số lượng, qui cách, chất lượng theo thoả thuận ghi trong hợp đồng. Người mua có quyền kiểm tra hàng tận nơi đến trong một thời gian hợp lý phù hợp với đặc tính từng loại hàng hoá. Người mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng không đúng qui cách phẩm chất ghi trong hợp đồng. Người mua có quyền chưa thanh toán toàn bộ hay một phần tiền hàng nếu phát hiện hàng hư hỏng

C. Nhận hàng đúng số lượng, qui cách, chất lượng theo thoả thuận ghi trong hợp đồng. Người mua có quyền kiểm tra hàng tận nơi đến, có quyền từ chối nhận hàng, nếu hàng không đúng qui cách, phẩm chất theo thoả thuận. Người mua có quyền chưa thanh toán toàn bộ, một phần tiền mua hàng, nếu phát hiện hàng bị hư hỏng, có khuyết tật, hoặc phát hiện người bán có hành vi lừa gạt

D. Nhận hàng đúng số lượng, qui cách, chất lượng theo thoả thuận ghi trong hợp đồng. Người mua có quyền kiểm tra hàng tận nơi đến có quyền từ chối nhận hàng, nếu hàng không đúng qui cách, phẩm chất theo thoả thuận. Người mua có quyền chưa thanh toán toàn bộ, một phần tiền mua hàng, nếu phát hiện hàng bị hư hỏng, có khuyết tật, hoặc phát hiện người bán có hành vi lừa gạt, hoặc hàng hoá là đối tượng tranh chấp

Câu 12: Trình bày các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá?

A. Buộc thực hiện đúng hợp đồng, thay đổi hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại

B. Buộc thực hiện đúng hợp đồng, thay đổi hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, huỷ hợp đồng

C. Buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, huỷ hợp đồng

D. Buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, chấm dứt hợp đồng

Câu 13: Theo Luật thương mại hiện hành, hợp đồng mua bán hàng hóa được thực hiện dưới hình thức nào?

A. Dưới hình thức văn bản hoặc lời nói

B. Dưới hình thức văn bản hoặc lời nói, hoặc hành vi cụ thể

C. Dưới hình thức lời nói hoặc hành vi cụ thể

D. Dưới hình thức lời nói hoặc hành vi cụ thể hoặc bằng văn bản. Nếu pháp luật quy định loại hợp đồng phải viết bằng văn bản thì bắt buộc phải tuân theo 

Câu 14: Theo Luật thương mại hiện hành, thế nào là tạm nhập, tái xuất hàng hóa?

A. Là việc đưa hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam rồi sau lại xuất hàng đó ra khỏi Việt Nam

B. Là việc tạm đưa hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam sau lại xuất hàng đó khỏi Việt Nam

C. Là việc đưa hàng hóa từ các khu vực hải quan riêng trên lãnh thổ Việt Nam có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam sau lại xuất khỏi Việt Nam

D. Là việc đưa hàng hóa từ nước ngoài hoặc các khu vực hải quan riêng nằm trên lãnh thổ Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam

Câu 15: Cơ quan có thẩm quyền cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam là:

A. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ quản lý chuyên ngành (nếu pháp luật giao thẩm quyền cho Bộ chuyên ngành)

B. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mạ

C. Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại

D. Chính phủ, Bộ Thương mại

Câu 16: Thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng miễn thuế trong những trường hợp nào? 

A. Miễn cho doanh nghiệp trong nước mới thành lập trong hai năm

B. Miễn cho doanh nghiệp trong nước mới thành lập ở các vùng xa xôi, hẻo lánh trong hai năm

C. Miễn cho doanh nghiệp trong nước mới thành lập trong hai năm nếu có gặp khó khăn về sản xuất, kinh doanh từ khi thành lập

D. Miễn cho doanh nghiệp trong nước mới thành lập trong hai năm nếu doanh nghiệp chưa có thu nhập

Câu 17: Điểm khác nhau về mặt kinh tế giữa thuế và lệ phí:

A. Khác nhau về mục đích sử dụng số tiền thu được và tính hoàn trả cho người nộp thu thuế để đáp ứng nhu cầu chi tiêu chung của Nhà nước, Thu lệ phí thường gắn với mục tiêu cụ thể.

B. Khác nhau về mục đích sử dụng số tiền thu được và tính hoàn trả cho người nộp thu thuế để đáp ứng nhu cầu chi tiêu chung của Nhà nước, Thu lệ phí thường gắn mục tiêu cụ thể thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp và ngang giá như lệ phí

C. Khác nhau về mục đích sử dụng số tiền thu được và tính hoàn trả cho người nộp thu thuế để đáp ứng nhu cầu chi tiêu chung của Nhà nước, Thu lệ phí thường gắn với mục tiêu cụ thể, thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp và ngang giá như lệ phí, thuế không có đối khoản cụ thể, lệ phí có đối khoản cụ thể

D. Khác nhau về mục đích sử dụng số tiền thu được và tính hoàn trả cho người nộp thu thuế để đáp ứng nhu cầu chi tiêu chung của Nhà nước, Thu lệ phí thường gắn với mục tiêu cụ thể, thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp và ngang giá như lệ phí, thuế không có đối khoản cụ thể, lệ phí có đối khoản cụ thể, thuế xuất hiện trước lệ phí xuất hiện sau

Câu 18: Những hoàng hoá nào phải đóng thuế xuất, nhập khẩu?

A. Hàng hoá có giấy phép xuất, nhập khẩu qua biên giới, cửa khẩu Việt Nam. Hàng hoá tự thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất, từ khu chế xuất đưa ra thị trường trong nước

B. Hàng hoá có giấy phép xuất, nhập khẩu. Hàng hoá quá cảnh. Hàng hoá từ thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất

C. Hàng hoá có giấy phép xuất, nhập khẩu. Hàng hoá quá cảnh, từ nước này đến nước khác mượn qua đường Việt Nam, hàng hoá trong khu chế xuất chuyển ra

D. Hàng hoá có giấy phép xuất, nhập khẩu, hàng hoá quá cảnh, từ nước này đến nước khác qua đường Việt Nam

Câu 19: Những trường hợp nào được miễn thuế xuất, nhập khẩu?

A. Hàng phục vụ an ninh, quốc phòng trong nước chưa sản xuất được, hàng là quà biếu, quà tặng của nước ngoài cho Việt Nam và của Việt Nam cho nước ngoài

B. Hàng nhập chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học, đào tạo giáo dục, hàng nhập cho các dự án đầu tư mà trong nước chưa sản xuất được, quà biếu, quà tặng theo quy định của pháp luật

C. Hàng chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học, hàng chuyên dùng cho các dự án đầu tư, quà tặng, quà biếu nước ngoài vào Việt Nam, của Việt Nam ra nước ngoài

D. Hàng, thiết bị, máy móc chuyên dùng cho an ninh, quốc phòng, cho các dự án đầu tư và các loại quà tặng, quà biếu của Việt Nam ra nước ngoài, ở nước ngoài nhập vào Việt Nam

Câu 20: Có bao nhiêu lọai hình công ty?

A. Cty cổ phần, Cty TNHH 1 hoặc 2 thành viên trở lên

B. Cty cổ phần, Cty TNHH 1 hoặc 2 thành viên trở lên, Cty hợp danh

C. Cty cổ phần, Cty TNHH 1 hoặc 2 thành viên trở lên, Cty hợp danh, Nhóm CtyX

D. Cty cổ phần, Cty TNHH 1 hoặc 2 thành viên trở lên, Cty hợp danh, Nhóm Cty và các DNTN 

Câu 21: Lọai cổ phần nào được chuyển nhượng tự do?

A. Cổ phần phổ thông, các lọai cổ phần ưu đãi

B. Cổ phần phổ thông, các lọai cổ phần ưu đãi trừ cổphần ưu đãi biểu quyết

C. Cổ phần phổ thông, các lọai cổ phần ưu đãi trừ cổ phần ưu đãi cổ tức

D. Cổ phần phổ thông, các lọai cổ phần ưu đãi trừ cổ phần ưu đãi hoàn

Câu 24: Lọai hình DN nào có quyền phát hành các lọai cổphiếu:

A. Cty TNHH

B. Cty hợp danh

C. Cty cổ phần X

D. DNTN

Câu 25: Cty cổ phần có tưcách pháp nhân khi: 

A. Đăng kí kinh doanh

B. Được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh

C. Khi nộp đơn xin thành lập Cty

D. Tất cả đều sai

Câu 26: Điểm khác biệt giữa thành viên hợp danh(TVHD) và thành viên góp vốn (TVGV)?

A. TVHD phải chịu trách nhiệm bằng tòan bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của Cty còn TVGV chỉ chịu trác nhiệm bằng số vốn mình góp vàoCty

B. TVHD có quyền điều hành quản lí Cty còn TVGV thìkhông

C. TVHD không được làm chủ DNTN khác hoặc làm TVHD của Cty Hợp danh khác còn TVGV thì được

D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 27: Tổ chức kinh doanh nào sau đây không có tư cách pháp nhân:

A. Cty cổ phần

B. Cty hợp danh

C. DNTN

D. Cả 3 câu đều sai 

Câu 28: Vốn điều lệ là gì?

A. Số vốn tối thiểu theo qui định pháp luật để doanh nghiệp họat động kinh doanh

B. Số vốn do các thành viên của doanh nghiệp gópvào

C. Số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong 1 thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty

D. B và C đều đúng

Câu 29: Việc bảo đảm của nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp thể hiện ở:

A. Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp được qui định trong luật nảy, bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp

B. Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản,vốn đầu tư,quyền lợi ích hợp pháp khác của DN và chủ sở hữu DN

C. Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của DN và chủ sở hữu DN không bị quốc hữu hóa

D. Tất cả đều đúng 

Câu 30: Các quyền cơ bản,quan trọng nhất của DN:

A. Tự chủ KD,chủ động lựa chọn ngành nghề,địa bàn,hình thức kinh doanh,đầu tư,chủ động mở rộng qui mô và ngành nghề kinh doanh

B. Lựa chọn hình thức,phương thức huy động phân bố và sử dụng vốn

C. Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng

D. Trực tiếp thong qua người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng theo qui định của pháp luật

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Pháp luật kinh tế có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Pháp luật kinh tế có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 4 Lượt thi
  • 35 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Sinh viên