Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi vào ngân hàng BIDV có đáp án - Phần 10

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi vào ngân hàng BIDV có đáp án - Phần 10

  • 30/08/2021
  • 24 Câu hỏi
  • 364 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi vào ngân hàng BIDV có đáp án - Phần 10. Tài liệu bao gồm 24 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm công chức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.1 7 Đánh giá
Cập nhật ngày

16/10/2021

Thời gian

45 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Điều kiện về Xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB) đối với Khách hàng khi thế chấp quyền đòi nợ hình thành trong tương lai từ Hợp đồng/đơn hàng xuất khẩu như thế nào?

A. XHTDNB từ BBB trở lên 

B. XHTDNB từ A trở lên

C. XHTDNB từ AA trở lên

D. Tất cả các Khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm đều được thế chấp quyền đòi nợ hình thành trong tương lai từ Hợp đồng/đơn hàng xuất khẩu

Câu 2: Mục tiêu của cơ chế giao dịch TTTM theo hạn mức tín dụng tự động là gì?

A. Rút ngắn thời gian xử lý giao dịch TTTM cho Khách hàng

B. Tăng cường kiểm soát rủi ro giao dịch TTTM 

C. Tăng trưởng doanh số giao dịch TTTM qua BIDV 

D. a, b và c 

Câu 3: Cơ chế giao dịch TTTM theo hạn mức tín dụng tự động áp dụng cho những loại nghiệp vụ TTTM nào?

A. Phát hành/sửa đổi L/C nhập khẩu; Chiết khấu có truy đòi Hối phiếu đòi nợ theo hình thức L/C, nhờ thu 

B. Phát hành/sửa đổi L/C nhập khẩu; Chiết khấu có truy đòi Hối phiếu đòi nợ theo hình thức L/C, nhờ thu; Bảo lãnh quốc tế 

C. Phát hành/sửa đổi L/C nhập khẩu; Ký hậu vận đơn, phát hành bảo lãnh nhận hàng/ủy quyền nhận hàng theo L/C phát hành trên cơ sở hạn mức tín dụng tự động; Chiết khấu có truy đòi Hối phiếu đòi nợ theo hình thức L/C, nhờ thu 

D. Tất cả các loại giao dịch TTTM 

Câu 5: Điều kiện sử dụng Hạn mức tín dụng tự động (HMTDTĐ) là gì?

A. HMTDTĐ có số dư khả dụng còn đủ thực hiện giao dịch TTTM theo đề nghị của Khách hàng và còn hiệu lực tại thời điểm thực hiện giao dịch TTTM

B. Giao dịch TTTM đáp ứng các điều kiện theo quy định hiện hành của BIDV

C. Giao dịch đáp ứng các điều kiện sử dụng HMTDTĐ khác theo Quyết định cấp HMTDTĐ cho Khách hàng

D. a, b và c

Câu 6: Đặc điểm của Hạn mức tín dụng tự động (HMTDTĐ) là gì?

A. HMTDTĐ nằm trong hạn mức tín dụng ngắn hạn đã cấp cho Khách hàng

B. TTTM Số dư HMTDTĐ khả dụng có thể sử dụng để thực hiện cấp tín dụng theo HMTD ngắn hạn thông thường cho các mục đích khác (vay vốn, bảo lãnh, giao dịch TTTM khác). 

C. HMTDTĐ được cấp riêng cho từng nghiệp vụ 

D. a, b và c

Câu 8: Khi thực hiện phát hành L/C nhập khẩu theo hạn mức tín dụng tự động, Bộ phận nào có trách nhiệm trình cấp thẩm quyền (Ban Giám đốc) phê duyệt thực hiện giao dịch?

A. Bộ phận KHDN

B. Bộ phận TN TTTM 

C. Trung tâm TN TTTM 

D. Không phải trình cấp thẩm quyền phê duyệt thực hiện giao dịch

Câu 10: Trường hợp giao dịch không đáp ứng điều kiện sử dụng hạn mức tín dụng tự động hoặc hạn mức tín dụng tự động khả dụng không còn đủ để thực hiện giao dịch, đơn vị cần xử lý như thế nào? 

A. Bộ phận KHDN thông báo cho Khách hàng về việc từ chối thực hiện giao dịch 

B. Bộ phận TN TTTM chuyển toàn bộ hồ sơ cho Bộ phận QLRR để thẩm định giao dịch

C. Bộ phận TN TTTM chuyển trả toàn bộ hồ sơ giao dịch cho Bộ phận KHDN để tiếp tục xử lý theo trình tự, thủ tục cấp tín dụng hiện hành 

D. Bộ phận KHDN trình cấp có thẩm quyền quyết định việc tiếp tục thực hiện giao dịch theo hạn mức tín dụng tự động

Câu 12: Khi BIDV cung cấp bao thanh toán xuất khẩu cho Khách hàng, dịch vụ Bảo đảm rủi ro tín dụng Nhà nhập khẩu do ai cấp?

A. BIDV cấp 

B. Đại lý bao thanh toán nhập khẩu cấp

C. Ngân hàng của Nhà nhập khẩu cấp 

D. a hoặc b

Câu 13: Đại lý bao thanh toán nhập khẩu thanh toán Bảo đảm rủi ro tín dụng Nhà nhập khẩu khi nào? 

A. Nhà nhập khẩu không thanh toán cho Nhà xuất khẩu khi đến hạn khoản phải thu vì bất cứ lý do gì

B. Nhà nhập khẩu không thanh toán cho Nhà xuất khẩu khi đến hạn khoản phải thu do mất khả năng thanh toán

C. Nhà nhập khẩu không thanh toán cho Nhà xuất khẩu khi đến hạn khoản phải thu vì bất cứ lý do gì, trừ các nguyên nhân liên quan đến tranh chấp thương mại

D. Nhà nhập khẩu không thanh toán cho Nhà xuất khẩu khi đến hạn khoản phải thu do mất khả năng thanh toán và rủi ro chính trị tại quốc gia Nhà nhập khẩu

Câu 14: Khi cung cấp sản phẩm bao thanh toán xuất khẩu không có quyền truy đòi, BIDV được quyền truy đòi số tiền ứng trước trong trường hợp nào?

A. Nhà nhập khẩu không thanh toán cho Nhà xuất khẩu khi đến hạn khoản phải thu do mất khả năng thanh toán

B. Nhà nhập khẩu không thanh toán cho Nhà xuất khẩu khi đến hạn khoản phải thu do tranh chấp thương mại giữa Nhà xuất khẩu và Nhà nhập khẩu

C. Nhà nhập khẩu không thanh toán cho Nhà xuất khẩu khi đến hạn khoản phải thu vì bất cứ lý do gì không liên quan đến khả năng thanh toán của Nhà nhập khẩu

D. Nhà nhập khẩu không thanh toán cho Nhà xuất khẩu khi đến hạn khoản phải thu do gian lận thương mại 

Câu 16: Khi thực hiện chiết khấu miễn truy đòi Hối phiếu đòi nợ theo L/C, Khách hàng có trách nhiệm hoàn trả số tiền chiết khấu, lãi và phí liên quan cho BIDV trong trường hợp nào?

A. Lệnh dừng thanh toán của Tòa án/cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với lý do viện dẫn về gian lận thương mại hoặc các lý do khác.

B. Khách hàng đã nhận được bất kỳ số tiền thanh toán nào liên quan đến Hối phiếu đòi nợ đã được BIDV chiết khấu dưới bất kỳ hình thức nào theo hoặc ngoài L/C 

C. Khách hàng vi phạm các cam kết khác đối với Ngân hàng đại lý/Nhà nhập khẩu

D. a hoặc b hoặc c 

Câu 17: Để thực hiện sản phẩm chiết khấu miễn truy đòi, Ngân hàng phát hành L/C chỉ cần đáp ứng điều kiện là đã được BIDV cấp hạn mức giao dịch TTTM có đúng không? Vì sao?

A. Đúng 

B. Sai, vì phải thêm điều kiện là sau khi Chi nhánh đã được Ban ĐCTC đồng ý cho phép thực hiện giao dịch chiết khấu miễn truy đòi đó

C. Sai, vì phải thêm điều kiện là sau khi Chi nhánh đã được Ban ĐCTC đồng ý cho phép thực hiện giao dịch chiết khấu miễn truy đòi đó

D. Sai, vì phải thêm điều kiện là hạn mức TTTM còn lại của Ngân hàng phát hành L/C đó còn đủ để thực hiện giao dịch, nằm trong kỳ hạn giao dịch tối đa và thời hạn hiệu lực của hạn mức đã cấp

Câu 18: Trong nghiệp vụ UPAS L/C, điều kiện để Khách hàng được thanh toán trước khi đến hạn thanh toán L/C như thế nào?

A. Phải được BIDV chấp thuận

B. Khách hàng chịu toàn bộ phí dịch vụ UPAS đã thông báo cộng với các khoản phí phạt thanh toán trước hạn mà Ngân hàng đại lý thu của BIDV (nếu có)

C. Khách hàng không được thanh toán trước hạn

D. Cả a và b

Câu 19: Trong giao dịch UPAS L/C, khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp, Nhà xuất khẩu sẽ được thanh toán như thế nào?

A. Được thanh toán vào ngày đến hạn thanh toán trả chậm của bộ chứng từ đòi tiền theo UPAS L/C.

B. Nhà xuất khẩu được yêu cầu thanh toán ngay khi xuất trình bộ chứng từ đòi tiền theo UPAS L/C cho ngân hàng thương lượng. 

C. Nhà xuất khẩu được yêu cầu thanh toán ngay khi xuất trình bộ chứng từ đòi tiền cho ngân hàng thương lượng nhưng phải trả thêm phí UPAS cho Ngân hàng đại lý.

D. Theo quy định của từng Ngân hàng đại lý tài trợ UPAS L/C.

Câu 20: Theo quy định của BIDV, thời hạn trả chậm của UPAS L/C là bao lâu? 

A. Theo thông báo của Ngân hàng đại lý từng thời kỳ, thường không quá 180 ngày và sẽ được Trụ sở chính thông báo trước khi mở L/C.

B. Do Chi nhánh quyết định dựa trên nhu cầu tài trợ của Khách hàng, tối đa không quá 360 ngày 

C. Do Chi nhánh quyết định dựa trên nhu cầu tài trợ của Khách hàng, tối đa không quá 180 ngày

D. Theo thông báo của Ngân hàng đại lý từng thời kỳ, thường không quá 03 tháng và sẽ được Trụ sở chính thông báo trước khi mở L/C. 

Câu 21: Đối tượng Khách hàng mục tiêu của sản phẩm UPAS L/C là ai?

A. Tất cả các doanh nghiệp được phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam 

B. Các doanh nghiệp nhập khẩu không đủ điều kiện vay ngoại tệ theo quy định của NHNN

C. Các doanh nghiệp nhập khẩu đang thanh toán theo L/C trả ngay, có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa thanh toán trả chậm.

D. Cả b và c

Câu 22: Khi thanh toán UPAS L/C qua BIDV, Khách hàng phải trả những khoản phí dịch vụ nào?

A. Phí chấp nhận Hối phiếu trả chậm dưới 01 năm

B. Phí dịch vụ UPAS (của Ngân hàng đại lý và của BIDV) và phí thanh toán bộ chứng từ đòi tiền như theo L/C trả ngay.

C. Phí chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất 

D. Cả b và c 

Câu 23: Lợi ích của Chi nhánh khi triển khai sản phẩm UPAS L/C là gì? 

A. Gia tăng thu phí dịch vụ TTTM 

B. Đa dạng hóa sản phẩm tài trợ nhập khẩu, tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác.

C. Tận dụng được nguồn vốn ngoại tệ giá rẻ từ các ngân hàng đại lý nước ngoài để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

D. Cả 03 phương án trên đều chấp nhận được

Câu 24: Thời điểm nào Khách hàng bắt buộc phải có tài sản thế chấp là hợp đồng tiền gửi/thẻ tiết kiệm/chứng chỉ tiền gửi/kỳ phiếu do BIDV và các TCTD khác phát hành hoặc dùng bảo lãnh thanh toán của TCTD khác để đảm bảo cho phần vốn tự có bổ sung tham gia khi được tài trợ nhập khẩu đảm bào bằng lô hàng nhập?

A. Khách hàng không phải dùng bất kỳ tài sản thế chấp nào để đảm bảo cho phần vốn tự có bổ sung tham gia mà chỉ cần cam kết bằng văn bản sẽ nộp đủ tiền khi BIDV có thông báo.

B. Trước khi mở L/C 

C. Trước thời điểm thanh toán L/C

D. Trước thời điểm thanh toán L/C hoặc thời điểm ký hậu vận đơn/bảo lãnh nhận hàng/trả bộ chứng từ cho Khách hàng, tùy trường hợp nào xảy ra trước.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi vào ngân hàng BIDV có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi vào ngân hàng BIDV có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 45 Phút
  • 24 Câu hỏi
  • Người đi làm