Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thanh toán Quốc tế - Phần 18. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Kinh tế thương mại. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
18/10/2021
Thời gian
45 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Trong thương mại quốc tế, trường hợp nào thì dùng phương thức chuyển tiền?
A. Chuyển tiền dùng trong trường hợp bên mua và bên bán ở xa nhau. Hàng hóa đơn giản
B. Chỉ áp dụng trong trường hợp người mua và người bán tin cậy lẫn nhau hoặc giá trị hợp đồng tương đối nhỏ
C. Chuyển tiền dùng trong trường hợp có ngân hàng bảo lãnh và chuyến nào thanh toán chuyến ấy
D. Mọi giao dịch thanh toán quốc tế đều nên dùng
Câu 2: Ngân hàng phải kiểm tra tất cả các chứng từ yêu cầu trong L/C:
A. Để chắc chắn rằng chứng từ có chân thực và phù hợp hay không
B. Để đảm bảo rằng tiêu chuẩn ISO có được phản ánh trong chứng từ hay không?
C. Để đảm bảo rằng chúng có phù hợp trên bề mặt với các điều khoản và điều kiện của L/C hay không?
D. Để đảm bảo rằng chúng có khớp với tình trạng hàng hóa trên thực tế hay không
Câu 3: Rủi ro trong phương thức nhờ thu trơn đối với người bán là?
A. Người mua có thể nhận hàng mà không trả tiền hoặc chậm trễ trả tiền
B. Ngân hàng không tích cực giúp đỡ nên không thu được tiền
C. Ngân hàng thu được tiền nhưng cố tình trì hoãn để ăn thêm chênh lệch tỷ giá
D. Ngân hàng không cấp tín dụng thanh toán cho người mua trả tiền hàng
Câu 4: Rủi ro trong phương thức nhờ thu trơn đối với người mua là gì?
A. Người bán không giao hàng đúng chất lượng, chủng loại, thời gian khiến người mua mất cơ hội tiêu thụ. Không có gì đảm bảo cho những rủi ro này. Hàng đi trên đường gặp nạn, tổn thất. Tiền tệ mất giá, chính sách thay đổi khiến người mua lỡ thời cơ nên sẽ thua thiệt
B. Ngân hàng không tích cực giúp đỡ nên không nhận được hàng. Hàng gặp nạn trên đường đi, người mua không nhận được hàng cũng không có cơ sở pháp lý đòi bồi thường
C. Ngân hàng chậm chuyển tiền trả làm người mua mât uy tín. Thị trường biến động lên xuống bất thường, người mua thua lỗ….
D. Ngân hàng không cấp tín dụng cho người bán để đầu tư sản xuất ra hàng hóa giao cho người mua nên người bán không có hàng giao
Câu 5: Tài sản nào có tính thanh khoản cao nhất:
A. Nguyên vật liệu trong kho
B. Chứng khoán
C. Ngoại tệ gửi ngân hàng
D. Khoản phải thu của khánh hàng
Câu 6: Tiền mặt điện tử (E-cash) và séc điện tử (E-check) có thể thay thế được tiền giấy không?
A. Có
B. Rất khó khăn
C. Không
D. Tùy từng trường hợp
Câu 7: Khi nào thì nên dùng phương thức L/C:
A. Khi 2 bên mua bán tin cậy nhau
B. Khi có ngân hàng bảo lãnh
C. Đối với những giao dịch trong đó hàng hóa được giao nhiều lần và định kỳ trong năm
D. Nói chung tất cả các trường hợp nên dùng L/C
Câu 8: Hãy so sánh mức độ an toàn đối với người bán của các phương thức thanh toán chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu trơn, nhờ thu có chứng từ và L/C:
A. Nói chung, mức độ an toàn theo thứ tự (1) ghi sổ (2) chuyển tiền (3) L/C (4) Nhờ thu kèm chứng từ (5) nhờ thu trơn
B. Nói chung mức độ an toàn theo thứ tự (1) tín dụng chứng từ (2) nhờ thu kèm chứng từ (3) nhờ thu trơn (4) ghi sổ (5) chuyển tiền
C. Nói chung mức độ an toàn theo thứ tự (1) nhờ thu kèm chứng từ (2) L/C (3) nhờ thu phiếu trơn (4) ghi sổ (5) chuyển tiền
D. Nói chung mức độ an toàn theo thứ tự (1) L/C (2) nhờ thu trơn (3) nhờ thu kèm chứng từ (4) ghi sổ (5) chuyển tiền
Câu 9: Tại sao kim loại được chọn, dùng làm tiền tệ và có sứ mệnh lâu dài?
A. Vì giá trị cao, được đại đa số dân chúng ưa chuộng công nhận, không làm giả được. Khi cần người ta có thể chia nhỏ cất giữ gọn gàng, và nhiều bộ tộc, quốc gia công nhận nên tính cho đổi rộng rãi hơn các loại tiền khác
B. Vì các nhà nước ấn định nên dân chúng theo
C. Vì chúng quý hiếm được mọi người ưa thích. Chất lượng, trọng lượng có thể xác định được chính xác, dễ dàng hơn, bền, dễ chia nhỏ giá trị ít biến đổi
D. Vì từ cổ chí kim vào luôn là biểu tượng của sự giàu có và trù phú
Câu 10: Đặc điểm của hóa tệ phi kim loại?
A. Được dùng rộng rãi và có giá trị và phổ biến trong dân cư
B. Không đồng chất, dễ hư hỏng, khó phân chia hay gộp lại, khó bảo quản vận chuyển. Chỉ dùng ở từng địa phương
C. Giá trị cao khối lượng lớn được dân chúng đánh giá cao nên sẽ trao đổi
D. Là hình thái đầu tiên của tiền tệ hệ
Câu 11: Xác định tỷ giá hối đoái như thế nào trong thời kỳ đồng tiền không đổi được đưa ra vàng nữa (sau năm 1971)
A. Do nhà nước ấn định
B. Do ngân hàng phát hành ấn định
C. Lấy hàm lượng vàng của đồng USD làm chuẩn ( 1 USD = 1,5047gr vàng)
D. Lấy “sức mua” làm vật ngang giá chung (PPP) để xác định tỷ giá hối đoái giữa 2 đồng tiền trong thời kỳ đồng tiền không đổi được ra vàng nữa
Câu 12: Đối với phương thức Nhờ thu, nếu người mua hàng không nhận hàng và từ chối thanh toán thì trước tiên xử lý ra sao?
A. Cứ để ở kho rồi gọi người bán đi
B. Bán đấu giá lô hàng đó
C. Đưa đơn kiện lên tòa ân quốc tế
D. Cần ủy thác ngay cho một cơ quan nào đó hay cjo ngân hàng đại lý nhận đưa vào kho. Hoặc chủ tàu có thể lưu lô hàng đó vào kho của hãng tàu hay kho công cộng chờ hai bên mua và bán giải quyết
Câu 13: Tiền cơ sở là gì?
A. Là tiền giấy và tiền xu trong lưu thông do dân nắm giữ; tiền dự trữ do các trung gian tài chính gửi ở ngân hàng trung ương và tiền mặt tại các trung gian tài chính
B. Là tiền ngân hàng nhà nước phát hành
C. Là tiền có trong dân chúng đang trong lưu thông
D. Là tiền ngân hàng nhà nước phát hành được lưu thông trong dân chúng
Câu 14: Nếu L/C quy định phí thông báo L/C do người hưởng chịu, nhưng ngân hàng thông báo khống thể thu được phí đó, vậy người có trác nhiệm chịu phí đó là ai:
A. Đại lý của Người xin mở L/C tại nước của ngân hàng thông báo
B. Ngân hàng phát hành
C. Người xin mở L/C
D. Ngân hàng thông báo vì lẽ ra nó phải thu trước khi thông báo L/C
Câu 15: Theo phương thức L/C, thuật ngữ “negotiate” có nghĩa:
A. Kiểm tra chứng từ rồi gửi đến ngân hàng phát hành yêu cầu thanh toán
B. Kiểm tra chứng từ và chiết khấu chứng từ trước ngày đến hạn
C. Thanh toán ngay lập tức
D. Chiết khấu B/E
Câu 16: Khối tiền tệ M1 của Việt Nam có cấu thành thế nào?
A. Gồm tiền ngân sách và tiền vay nợ dân chúng
B. Gồm tiền mặt trong lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng và tiền gửi không ký hạn tại các tổ chức tín dụng
C. Gồm tiền ngân sách và tiền vay nợ dân chúng cộng vay nợ nước ngoài
D. Gồm tiền trong ngân hàng nhà nước và tiền trong các tổ chức tài chính
Câu 17: Thị trường tài chính là gì?
A. Là nơi diễn ra các khoản đầu tư trung và dài hạn
B. Là nơi giao dịch vay mượn, chi trả, thanh toán các khoản tiền cả nội tệ và ngoại tệ theo luật quy định
C. Là nơi giao dịch mua bán tiền tệ
D. Là nơi diễn ra quy trình luân chuyển vốn từ người thừa đến người
Câu 18: Nâng giá tiền tệ có tác động đến:
A. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài
B. Thúc đẩy xuất khẩu vốn ra nước ngoài
C. Nhập khẩu hàng hóa vào trong nước tăng lên
D. B và C đúng
Câu 19: Loại L/C nào sau đây thường được sử dụng trong thương vụ buôn bán qua trung gian?
A. Reciprocal L/C
B. Revolvinf L/C
C. Transferable L/C
D. Red Clause L/C
Câu 20: Khối tiền tệ M2 của Vietnam có cấu thành thế nào?
A. Gồm tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi kỳ hạn, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng (tức là các tài sản có khả năng chuyển nhanh thành tiền)
B. Gồm tiền mặt gửi tại ngân hàng nhà nước và tiền trong nước các tổ chức tài chính và tín dụng
C. Gồm tiền trong các ngân hàng nhà nước và tiền trong các tổ chức tài chính
D. Gồm tiền mặt trong lưu thông ông ngoài hệ thống ngân hàng và tiền gửi không kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng
Câu 21: Phương thức thanh toán L/C khác các phương thức Chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu trơn, nhờ thu có chứng từ cơ bản ở chỗ nào?
A. Trong phương thức LC, Ngân hàng đứng ra kiểm tra cả chứng từ và hàng hóa, điều này đảm bảo cho người mua được nhận hàng đúng số lượng và chất lượng
B. L/C là phương thức trả tiền trước nhận hàng sau
C. L/C là điều kiện tiên quyết cho giao hàng
D. L/C có sự cam kết trả tiền của Ngân hàng nếu thực hiện đúng đủ các điều kiện. Các trường hợp khác ngân hàng chỉ là trung gian cung cấp dịch vụ thanh toán và hoặc thu hộ
Câu 22: Trường hợp nào thì dùng phương thức nhờ thu có chứng từ?
A. Phương thức nhờ thu có chứng từ được dùng khi người bán ở người mua đã có quan hệ lâu năm với nhau và đều có uy tín ở trên thị trường
B. Phương thức nhờ thu có chúng tôi chứng từ ừ được dùng khi ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho hai bên bán và mua. Bên mua không trả tiền thì ngân hàng trả thay
C. Khi người mua và bán có độ tin cậy chưa thực sự cao, để giảm thiểu rủi ro người ta thường nhiều ngân hàng thu tiền nhưng kèm theo bộ chứng từ. Nếu bên mua trả tiền ngay (D/P) hay chấp nhận trả tiền sau một thời gian (D/A) hay (D/TC) thì ngân hàng mới giao chứng từ để nhận hàng
D. Phương thức nhờ thu có chứng từ dùng nhiều khi bán hàng, đổi hàng, hay hàng thanh toán trả chậm
Câu 23: Ý nào dưới đây không phải là công cụ điều hành tỷ giá của Nhà nước
A. Tiêu chuẩn kĩ thuật
B. Nghiệp vụ thị trường mở
C. Chính sách phá giá tiền tệ
D. Chính sách triết khấu
Câu 24: Thay thế cho hóa tệ, tiền giấy chủ yếu có những lợi ích gì sau đây: (1) dễ dàng cất trữ vận chuyển (2) không phụ thuộc vào dự trữ vàng (3) có đủ các mệnh giá từ nhỏ đến lớn phù hợp với mọi quy mô giao dịch (4) chính phủ vì chi phí in nhỏ hơn nhiều so với giá trị tiền mà nó đại diện được in ra (5)an toàn hơn tiền vàng
A. (2)+(5)+(4) đúng
B. (2)+(5) đúng
C. (1)+(3)+(4) đúng
D. (1) + (2) + (5) đúng
Câu 25: Người xuất khẩu ký phát hối phiếu đòi tiền Người nhập khẩu trong phương thức nào sau đây:
A. Chuyển tiền
B. Nhờ thu trơn
C. Tín dụng chứng từ
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thanh toán Quốc tế có đáp án Xem thêm...
- 0 Lượt thi
- 45 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận