Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh lý học - Phần 43

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh lý học - Phần 43

  • 30/08/2021
  • 50 Câu hỏi
  • 175 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh lý học - Phần 43. Tài liệu bao gồm 50 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.0 7 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

60 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Nguyên nhân giúp hình đĩa lõm hai mặt của hồng cầu thích hợp với khả năng vận chuyển khí, NGOẠI TRỪ:

A. Tăng diện tích tiếp xúc

B. Tăng tốc độ khuếch tán

C. Tăng vận tốc của hồng cầu khi lưu hành trong lòng mạch 

D. Giúp hồng cầu biến dạng dễ dàng khi xuyên qua các mao mạch nhỏ

Câu 4: Các nguyên nhân thường gặp gây thiếu vitamin B12, NGOẠI TRỪ:

A. Cắt dạ dày

B. Viêm teo niêm mạc dạ dày 

C. Ăn chay trường

D. Viêm hồi tràng

Câu 5: Vitamin B12 được cung cấp từ những loại thức ăn nào sau đây?

A. Củ dền, đậu xanh, thịt bò

B. Củ dền, rau xanh, thịt bò

C. Trứng, sữa, thịt bò 

D. Cá, rau xanh thịt gà

Câu 6: Thiếu Vitamin B12 sẽ dẫn đến:

A. Không sản sinh được hồng cầu

B. Ngưng biệt hóa hồng cầu 

C. Hồng cầu không trưởng thành 

D. Hồng cầu không có khả năng chuyên chở oxi 

Câu 8: Acid folic hấp thụ ở ruột dưới thể:

A. Glutamat

B. Monoglutamat

C. Glucuronic 

D. Diglutamat

Câu 9: Acid folic có đặc điểm nào sau đây:

A. Là một vitamin tan trong dầu 

B. Không có nhiều trong mô động vật

C. Nhu cầu hàng ngày cần 50-100 microgam 

D. Hấp thụ ở ruột mà chủ yếu là tá tràng

Câu 10: Thiếu acid folic gây ra:

A. Thiếu máu hồng cầu to

B. Thiếu màu hồng cầu nhỏ

C. Thiếu máu ác tính

D. Thiếu máu nhược sắc

Câu 11: Vai trò của sắt trong quá trình tạo máu:

A. Tạo nên hình dạng đặc trưng của hồng cầu 

B. Thành lập nhân hồng cầu 

C. Cấu tạo heme 

D. Là thành phần các hạt của tiểu cầu

Câu 12: Nhu cầu sắt trong ngày là bao nhiêu?

A. 0,6mg/ngày 

B. 0,9mg/ngày 

C. 1,1mg/ngày 

D. 1,3mg/ngày

Câu 15: Các yếu tố sau có tác dụng kích thích hấp thu Fe++, NGOẠI TRỪ:

A. Trữ lượng sắt cơ thể giảm

B. Acid ascorbic

C. Phytic acid

D. Tăng sản xuất hồng cầu 

Câu 16: Thiếu máu do thiếu sắt:

A. Thiếu máu nhược sắt, hồng cầu nhỏ 

B. Thiếu máu ưu sắt, hồng cầu nhỏ

C. Thiếu máu nhược sắt, hồng cầu to 

D. Thiếu máu ưu sắt, hồng cầu to 

Câu 18: Thiếu máu nhược sắc do:

A. Thiếu acid folic 

B. Suy tủy

C. Thiếu chất sắt

D. Thiếu protein

Câu 19: Thiếu máu ác tính do:

A. Cơ thể không hấp thụ được vitamin B12

B. Thiếu sự bài tiết các yếu tố nội tại 

C. Thiếu sự bài tiết erythropoietin của thận 

D. a và b đúng

Câu 20: Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu ác tính, NGOẠI TRỪ:

A. Thiếu vitamin B12 

B. Viêm teo niêm mạc dạ dày

C. Thiếu cung cấp chất sắt trong thời gian dài 

D. Cắt bỏ dạ dày toàn bộ mà không tiêm B12 thường xuyên

Câu 21: Hình dạng của hồng cầu trưởng thành là:

A. Hình cầu, lõm 2 mặt, có nhân 

B. Hình cầu, lõm 2 mặt, không có nhân

C. Hình dĩa, lõm 2 mặt, có nhân

D. Hình dĩa, lõm 2 mặt, không có nhân

Câu 22: Hồng cầu là gì?

A. Là những tế bào có nhân, hình đĩa, lõm hai mặt 

B. Là những tế bào có nhân, hình đĩa, kích thước 7-8 µm

C. Là những tế bào không nhân, hình cầu, kích thước 7-8 µm

D. Là những tế bào không nhân, hình đĩa, kích thước 7-8 µm

Câu 23: Hồng cầu được hiểu như thế nào?

A. Là các tế bào có nhân, hình đĩa lõm 2 mặt 

B. Có kích thước từ 5-6.10-6m

C. Là các tế bào không có nhân, hình đĩa lỏm hai mặt. Có kích thước từ 7-8.10-6m

D. Tất cả đều sai

Câu 25: Thành phần cấu tạo của hồng cầu:

A. Gồm màng bán thấm bao bên trong nhân hồng cầu

B. Gồm màng bán thấm bao bên ngoài hồng cầu

C. Trện màng hồng cầu có các phân tử acid sialic tích điện âm hoặc dương

D. Trong điều kiện bình thường các hồng cầu có khả năng dính vào nhau

Câu 26: Màng hồng cầu:

A. Gồm 3 lớp

B. Trên màng hồng cầu có các phân tử acid sialic tích điện âm hoặc dương 

C. Trong điều kiện bình thường, đôi khi hồng cầu dính lại được với nhau

D. Tốc độ máu lắng bình thường ở người nam trưởng thành sau 1 giờ < 20mm 

Câu 27: Chất Glycolipid có trong lớp nào của màng hồng cầu?

A. Lớp ngoài và lipid

B. Lớp trong và lipid

C. Lớp ngoài 

D. Lipid

Câu 28: Thành phần cấu tạo nào sau đây làm cho hồng cầu mang điện tích âm?

A. Phân tử acid sialic trên bề mặt

B. Men pyruvat kinase

C. Màng bán thấm

D. Men G6PD

Câu 29: Hồng cầu không dính nhau do lớp ngoài có:

A. Glycoprotein 

B. Glycolipid 

C. Acid sialic tích điện âm

D. Nhiều lỗ nhỏ

Câu 31: Yếu tố tăng sự kết đặc của hồng cầu là:

A. nồng độ ion huyết tương

B. thể tích hồng cầu

C. giảm acid sialid màng

D. tăng điện tích âm của màng hồng cầu

Câu 32: Khi bệnh nhân bị viêm cấp tính, hàm lượng protein trong máu tăng làm giảm điện tích âm của màng hồng cầu, khi xét nghiệm VS:

A. Hồng cầu lắng nhanh hơn 

B. Hồng cầu lắng chậm hơn

C. Hồng cầu không lắng xuống 

D. Tốc độ lắng hồng cầu không thay đổi 

Câu 33: Vì sao tế bào hồng cầu và các tế bào khác trong cơ thể người không bị vỡ?

A. Vì tế bào của người ở trong dung dịch nước mô đẳng trương 

B. Vì tế bào của người ở trong dund dịch nước mô nhược trương

C. Vì tế bào của người ở trong dung dịch nước mô ưu trương

D. Vì tế bào của người có thành tế bào che chở

Câu 34: Hồng cầu trong máu động mạch có độ bền cao hơn hồng cầu trong máu tĩnh mạch do:

A. Động mạch lớn hơn tĩnh mạch

B. Hồng cầu trong động mạch lớn hơn tĩnh mạch

C. Hồng cầu trong tĩnh mạch trương to do CO2 và Clo nên dễ vỡ hơn 

D. Hồng cầu trong động mạch trương to do CO2 và clo nên bền hơn

Câu 35: Các yếu tố làm thay đổi sức bền của hồng cầu, chọn câu sai:

A. Thành phần men trong hồng cầu

B. Cấu trúc màng hồng cầu

C. Cấu trúc của phân tử Hemoglobin

D. Số lượng các chuỗi polypeptid trong phân tử Hemoglobin

Câu 36: Sức bền tối đa của màng hồng cầu trong máu toàn phần:

A. NaCl 4,6‰

B. NaCl 4,8‰

C. NaCl 3,4‰ 

D. NaCl 3,6‰ 

Câu 38: Hemoglobin:

A. Gồm 3 thành phần: Fe, hem và globin

B. Globin là một sắc tố đỏ giống nhau ở tất cả các loài 

C. Cấu trúc Hb tương tự globin, giống nhau giữa các loài

D. Trong sự thành lập Hb, ngoài acid amin, sắt, còn có một số chất phụ khác như Cu, B6, Co, Ni 

Câu 39: Sắc tố đỏ của hồng cầu chủ yếu do thành phần nào quy định?

A. Nhân porhydrin

B. Heme

C. Globin

D. Protein màng hồng cầu

Câu 40: Các loại hemoglobin khác nhau là do thành phần nào sau đây? 

A. Nhân porhydrin

B. Gốc heme

C. Các chuỗi globin 

D. Vị trí gắn Fe

Câu 41: Các loại Hemoglobin ở người bình thường là:

A. HbA và HbF

B. HbA và HbS

C. HbF và HbS

D. HbS và HbJ

Câu 44: Thành phần chủ yếu của chuỗi globin của hemoglobin A gồm:

A. 2 chuỗi alpha, 2 chuỗi zeta 

B. 2 chuỗi alpha, 2 chuỗi gamma 

C. 2 chuỗi alpha, 2 chuỗi beta

D. 2 chuỗi alpha, 2 chuỗi delta

Câu 45: Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm:

A. Các hồng cầu hình liềm rất dễ vỡ 

B. Do sự bất thường trong cấu trúc của vòng porphyrin 

C. Do sự bất thường trong cấu trúc các chuỗi alpha 

D. Câu a và b đúng

Câu 46: Đột biến gen làm giảm tổng hợp chuỗi alpha hoặc beta của globin sẽ dẫn đến bệnh lý:

A. Thiếu máu ác tính

B. Thiếu mác nhược sắc 

C. Hồng cầu hình liềm 

D. Thallasemia

Câu 47: Theo WHO, nồng độ Hb trong hồng cầu là:

A. 13-14g/dl 

B. 13-16g/dl 

C. 14-16g/dl

D. Tất cả đều sai 

Câu 50: Sản phẩm thoái biến của Hemoglobin là:

A. Bilirubin

B. Acid glucuronic

C. Transferrin

D. Glucuronyltransferase

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh lý học có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh lý học có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 60 Phút
  • 50 Câu hỏi
  • Sinh viên