Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nguyên lý Kế toán - Phần 19

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nguyên lý Kế toán - Phần 19

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 69 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nguyên lý Kế toán - Phần 19. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Môn đại cương. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.2 5 Đánh giá
Cập nhật ngày

21/10/2021

Thời gian

40 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 3: Tồn ngày 1/9: 10 cái x 4,00

A. 213,75

B. 342,00

C. 216,00

D. 214,00

Câu 4: Tài khoản nào là tài khoản trung gian (tạm thời)?

A. Phải thu của khách hàng

B. Chi phí quản lý DN

C. Phải trả cho người lao động

D. Lợi nhuận chưa phân phối

Câu 5: Trường hợp nào sau đây không làm thay đổi số tổng cộng cuối cùng của Bảng cân đối kế toán:

A. Vay ngắn hạn để trả nợ người bán 300

B. Mua hàng hóa chưa thanh toán 200

C. Xuất quỹ tiền mặt trả nợ vay NH 700

D. Tất cả các trường hợp trên

Câu 6: Việc thanh toán một khoản nợ phải trả sẽ làm:

A. Làm tăng cả TS lẫn nợ phải trả

B. Làm giảm TS và tăng nợ phải trả

C. Làm giảm TS và giảm nợ phải trả

D. Làm tăng TS và giảm nợ phải trả

Câu 7: Ghi Nợ TK 111/ Ghi Có TK 138, số tiền 500.000đ, là nội dung nghiệp vụ:

A. Thu từ các khoản phải thu của khách hàng 500.000đ

B. Nhận góp vốn liên doanh bằng tiền mặt 500.000đ

C. Thu từ các khoản phải thu khác 500.000đ

D. Các câu trên đều đúng

Câu 9: Một doanh nghiệp có thể chọn năm tài chính theo:

A. Năm dương lịch

B. Năm tùy theo đặc trưng của ngành kinh doanh

C. Bất cứ một giai đoạn 12 tháng nào

D. Bất cứ cách nào trên đây

Câu 12: Việc tính giá xuất hàng tồn kho theo phương pháp Thực tế đích danh áp dụng tại các doanh nghiệp:

A. Có nhiều chủng loại hàng tồn kho và giá trị từng mặt hàng thấp

B. Có ít chủng loại và giá trị từng mặt hàng cao

C. Có nhiều chủng loại và giá trị từng mặt hàng cao

D. Các trường hợp trên đều áp dụng được

Câu 13: Ghi số kép nghĩa là:

A. Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, ghi bên Nợ thì phải ghi bên Có với số tiền bằng nhau

B. Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, ghi bên TS thì phải ghi bên nguồn vốn với số tiền bằng nhau

C. Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, ghi vào chi phí thì phải ghi vào bên doanh thu với số tiền bằng nhau

D. Tất cả các câu đều sai

Câu 14: Cho biết đặc điểm của Bảng cân đối kế toán:

A. Phản ánh tổng quát tài sản và nguồn vốn, biểu hiện bằng tiền, sau một thời kỳ nhất định

B. Phản ánh chi tiết tài sản và nguồn vốn, biểu hiện bằng tiền, sau một thời kỳ nhất định

C. Phản ánh tổng quát tài sản và nguồn vốn, biểu hiện bằng tiền, tại một thời điểm nhất định

D. Không câu nào đúng

Câu 15: Những người nào sau đây không phải là người sử dụng thông tin kế toán tài chính?

A. Cơ quan thuế

B. Bộ kế hoạch đầu tư

C. Nhân viên quản lý phân xưởng

D. Bộ phận luật pháp

Câu 16: Xác định mục nào sau đấy thuộc Báo cáo kết quả kinh doanh?

A. Phải thu của khách hàng

B. Hàng hóa

C. Chiết khấu thương mại

D. Phải trả người lao động

Câu 18: Trong nguyên tắc đánh số cho tài khoản thì số đầu tiên thể hiện:

A. Số thứ tự của tài khoản trong nhóm

B. Loại tài khoản

C. Nhóm tài khoản

D. Cả a và b

Câu 19: Nội dung cơ bản của hệ thống tài khoản kế toán thống nhất quy định:

A. Số lượng, tên gọi và số hiệu các tài khoản được sử dụng

B. Nội dung kinh tế, công dụng và kết cấu từng tài khoản

C. Mối quan hệ đối ứng chủ yếu của các tài khoản

D. Các câu trên đều đúng

Câu 20: Câu phát biểu nào sau đây không chính xác với nội dung tài khoản cấp 2?

A. Là hình thức kế toán chi tiết số liệu đã phản ánh trên TK cấp 1

B. Được Nhà nước quy định thống nhất về số lượng, tên gọi, số hiệu cho từng ngành

C. Kết cấu và nguyên tắc phản ánh hoàn toàn giống TK cấp 1

D. Sử dụng thước đo bằng tiền, hiện vật và thời gian lao động

Câu 21: Sự việc nào sau đây không phải là nghiệp vụ kinh tế?

A. Giảm giá bán cho một sản phẩm

B. Chi phí phát sinh nhưng chưa trả tiền

C. Vay được một khoản nợ

D. Thiệt hại do hỏa hoạn

Câu 23: Câu phát biểu nào sau đây là không chính xác:

A. Trong một định khoản phức tạp, tổng số tiền ghi nợ luôn bằng tổng số tiền ghi có

B. Định khoản phức tạp là sự ghi chép lại của nhiều định khoản giản đơn

C. Trong một định khoản phức tạp, khi ghi nợ 2 TK thì đồng thời phải ghi có 2 TK

D. Nên ghi một nợ đối ứng với nhiều có và ngược lại

Câu 24: TK phải trả cho người bán có số dư đầu kỳ là 120.000; số dư cuối kỳ là 80.000. Trong kỳ sẽ:

A. Phát sinh có 120.000

B. Phát sinh nợ 200.000

C. Phát sinh có 80.000

D. Phát sinh nợ 40.000

Câu 25: Chứng từ nào sau đây không thể làm căn cứ để ghi sổ?

A. Hóa đơn bán hàng

B. Lệnh chi tiền

C. Phiếu xuất kho

D. Phiếu chi

Câu 27: Chứng từ về bán hàng là chứng từ kế toán được phân loại theo:

A. Vật mang tin

B. Nội dung kinh tế

C. Tính chất pháp lý

D. Công dụng

Câu 28: Công ty ABC mua lô đất trị giá 280 triệu đồng trả bằng tiền mặt. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh này được ghi nhận như sau:

A. Ghi nợ TK “quyền sử dụng đất”

B. Ghi có TK “tiền mặt”

C. Ghi nợ TK “đất đai”

D. Ghi có TK “mua hàng”

Câu 29: Số dư cuối kì tài khoản phải thu của khách hàng được ghi bên nào khi ghi chép vào tài khoản?

A. Bên nợ

B. Bên có

C. Có thể ghi ở 1 trong 2 bên tùy trường hợp

D. Tất cả đều sai

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nguyên lý Kế toán có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nguyên lý Kế toán có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 40 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Sinh viên