Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật ngân hàng - Phần 6. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
18/10/2021
Thời gian
30 Phút
Tham gia thi
17 Lần thi
Câu 1: Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, tổ chức tín dụng thực hiện chế độ tài chính, hạch toán kế toán, lập quỹ dự trữ, báo cáo tài chính theo các quy định nào?
A. Theo quy định chung của PL Việt Nam về các vấn đề liên quan.
B. Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng về các vấn đề liên quan.
C. Theo các điều ước quốc tế về các vấn đề liên quan mà Việt Nam đã ký kết.
D. Theo thỏa thuận giữa TCTD với Bộ Tài chính.
Câu 2: Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam phải lập và duy trì các quỹ dự trữ nào?
A. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ; Quỹ dự phòng tài chính; Quỹ phúc lợi cho người lao động; Qũy bảo hiểm xã hội.
B. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, vốn được cấp; Quỹ dự phòng tài chính; Quỹ phúc lợi; Quỹ bảo hiểm xã hội; Qũy từ thiện.
C. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, vốn được cấp; Quỹ dự phòng tài chính; Các quỹ dự trữ khác theo quy định của pháp luật.
D. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, vốn được cấp; Quỹ phúc lợi; Quỹ bảo hiểm xã hội; Quỹ từ thiện.
Câu 3: Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam phải lập và duy trì các quỹ dự trữ từ các nguồn tài chính nào?
A. Từ lợi nhuận trước thuế hàng năm.
B. Từ lợi nhuận sau thuế hàng năm.
C. Từ vốn tự có của tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
D. Từ các nguồn tài chính của tổ chức, cá nhân khác nhau.
Câu 4: Theo Luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng hiện hành, Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, vốn được cấp được trích hàng năm theo tỷ lệ như thế nào?
A. Được trích hàng năm theo tỷ lệ 15% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ, vốn được cấp của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài
B. Được trích hàng năm theo tỷ lệ 10% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ, vốn được cấp của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài
C. Được trích hàng năm theo tỷ lệ 07% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ, vốn được cấp của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài
D. Được trích hàng năm theo tỷ lệ 05% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ, vốn được cấp của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài
Câu 5: Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, tổ chức tín dụng, Chi nhánh NH nước ngoài được mua, đầu tư vào các loại tài sản cố định nào?
A. Tổ chức tín dụng, Chi nhánh NH nước ngoài chỉ được mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động.
B. Tổ chức tín dụng, Chi nhánh NH nước ngoài được mua, đầu tư vào các dự án, tài sản cố định phục vụ các cơ quan nhà nước Việt Nam.
C. Tổ chức tín dụng, Chi nhánh NH nước ngoài được mua, đầu tư vào bất kỳ dự án, tài sản cố định nào tại Việt Nam.
D. Tổ chức tín dụng, Chi nhánh NH nước ngoài được mua, đầu tư vào các dự án, tài sản cố định phục vụ nhân dân Việt Nam.
Câu 6: Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, mức vốn mà các tổ chức tín dụng, Chi nhánh NH nước ngoài được mua, đầu tư vào các loại tài sản cố định là bao nhiêu?
A. Mức vốn mua, đầu tư không quá 25% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ đối với TCTD hoặc không quá 25% vốn được cấp và quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp đối với chi nhánh NH nước ngoài.
B. Mức vốn mua, đầu tư không quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ đối với TCTD hoặc không quá 50% vốn được cấp và quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp đối với chi nhánh NH nước ngoài.
C. Mức vốn mua, đầu tư không quá 75% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ đối với TCTD hoặc không quá 75% vốn được cấp và quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp đối với chi nhánh NH nước ngoài.
D. Mức vốn mua, đầu tư không quá 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ đối với TCTD hoặc không quá 100% vốn được cấp và quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp đối với chi nhánh NH nước ngoài.
Câu 7: Theo Luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng hiện hành, Công ty kiểm soát phải lập và gửi cho NHNN Việt Nam báo cáo tài chính hợp nhất trong thời gian nào?
A. Trong thời hạn 120 ngày, trước thời điểm kết thúc năm tài chính.
B. Trong thời hạn 120 ngày, kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính.
C. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính.
D. Trong thời hạn 90 ngày, trước thời điểm kết thúc năm tài chính.
Câu 8: Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, Công ty kiểm soát phải lập và gửi cho NHNN Việt Nam báo cáo tổng hợp về giao dịch mua, bán và giao dịch khác giữa công ty kiểm soát với công ty con, công ty liên kết của công ty kiểm soát trong thời gian nào?
A. Trong thời hạn 90 ngày, trước ngày kết thúc năm tài chính
B. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính
C. Trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính
D. Trong thời hạn 120 ngày, trước ngày kết thúc năm tài chính
Câu 9: Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, tổ chức tín dụng được dùng các quỹ dự trữ để trả cổ tức cho cổ đông hoặc phân chia lợi nhuận cho chủ sở hữu, thành viên góp vốn hay không?
A. TCTD không được dùng các quỹ nêu trên để trả cổ tức cho cổ đông hoặc phân chia lợi nhuận cho chủ sở hữu, thành viên góp vốn, trừ trường hợp Bộ Tài chính cho phép.
B. TCTD được dùng các quỹ nêu trên để trả cổ tức cho cổ đông hoặc phân chia lợi nhuận cho chủ sở hữu, thành viên góp vốn.
C. TCTD không được dùng các quỹ nêu trên để trả cổ tức cho cổ đông hoặc phân chia lợi nhuận cho chủ sở hữu, thành viên góp vốn.
D. TCTD được dùng các quỹ nêu trên để trả cổ tức cho cổ đông hoặc phân chia lợi nhuận cho chủ sở hữu, thành viên góp vốn, trừ trường hợp Bộ Tài chính cho phép.
Câu 10: Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, “Kiểm soát đặc biệt” được hiểu là gì?
A. Là việc đặt một tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng nhà nước Việt Nam theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010/2017.
B. Là việc đặt một ngân hàng thương mại dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng nhà nước Việt Nam theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010/2017.
C. Là việc đặt một tổ chức tài chính vi mô dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng nhà nước Việt Nam theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010/2017.
D. Là việc đặt một tổ chức tín dụng phi ngân hàng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng nhà nước Việt Nam theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010/2017.
Câu 11: Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, Ngân hàng nhà nước Việt Nam có thể áp dụng biện pháp Kiểm soát đặc biệt nhằm mục đích gì?
A. (i) Bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng; (ii) Bảo vệ quyền lợi của Nhà nước và (iii) Duy trì hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
B. (i) Bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng; (ii) Bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và (iii) Phục hồi hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
C. (i) Bảo đảm an toàn hoạt động tín dụng của Việt Nam; (ii) Bảo vệ quyền lợi của Chính phủ và (iii) Duy trì hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
D. (i) Bảo đảm an toàn hệ thống tín dụng quốc gia; (ii) Bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và (iii) Phục hồi hoạt động bình thường của tổ chức tín dụng.
Câu 12: Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, Ngân hàng nhà nước Việt Nam có thể áp dụng biện pháp Kiểm soát đặc biệt trong trường hợp nào?
A. Khi tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp sau: (i) Mất khả năng chi trả theo quy định; (ii) Có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định; (iii) Số lỗ lũy kế lớn hơn 40% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong Báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất.
B. Khi tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp sau: (i) Có nguy cơ mất khả năng chi trả theo quy định; (ii) Có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định; (iii) Số lỗ lũy kế nhỏ hơn 30% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong Báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất.
C. Khi tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp sau: (i) Mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả theo quy định; (ii) Mất, có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định; (iii) Số lỗ lũy kế lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong Báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất.
D. Khi tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp sau: (i) Mất khả năng chi trả theo quy định; (ii) Mất khả năng thanh toán theo quy định; (iii) Số lỗ lũy kế chưa đến 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong Báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất.
Câu 13: Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt?
A. Chính phủ
B. Thủ tướng Chính phủ
C. Bộ Tài chính
D. Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Câu 14: Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng?
A. Chính phủ
B. Thủ tướng Chính phủ
C. Bộ Tài chính
D. Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Câu 15: Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp khác nhau để khôi phục hoạt động bình thường của tổ chức tín dụng?
A. Ngân hàng nhà nước Việt Nam
B. Bộ Tài chính
C. Thủ tướng Chính phủ
D. Chính phủ
Câu 16: Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt?
A. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước Việt Nam, tùy từng trường hợp cụ thể.
B. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam, tùy từng trường hợp cụ thể.
C. Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước Việt Nam, tùy từng trường hợp cụ thể.
D. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính, tùy từng trường hợp cụ thể.
Câu 17: Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, Chính phủ có thẩm quyền quyết định những vấn đề gì để cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt?
A. (i) Phê duyệt phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp đối với NHTM, NHHTX, Cty TC; (ii) Quyết định việc cho vay đặc biệt của NHNN Việt Nam với lãi suất ưu đãi đến mức 0% đối với TCTD.
B. (i) Quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng phần vốn góp đối với NHTM, Cty TC; (ii) Phê duyệt phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp đối với NHTM, Cty TC.
C. (i) Quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án giải thể, chuyển giao bắt buộc, phá sản TCTD; Phê duyệt từng phương án đó; (ii) Quyết định áp dụng biện pháp đặc biệt nhằm bảo đảm an toàn hệ thống TCTD.
D. (i) Quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp đối với NHTM, NHHTX, Cty TC; (ii) Quyết định việc cho vay đặc biệt của NHNN Việt Nam với lãi suất ưu đãi đến mức 0% đối với TCTD.
Câu 18: Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định những vấn đề gì để cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt?
A. (i) Quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp đối với NHTM, NHHTX, Cty TC; Phê duyệt từng phương án đó; (ii) Quyết định việc cho vay đặc biệt của NHNN Việt Nam với lãi suất ưu đãi đến mức 0% đối với TCTD.
B. (i) Quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng phần vốn góp đối với NHTM, Cty TC; (ii) Phê duyệt phương án sáp nhập, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp đối với NHTM, Cty TC.
C. (i) Quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án giải thể, chuyển giao bắt buộc, phá sản TCTD; Phê duyệt phương án phá sản TCTD; (iii) Quyết định áp dụng biện pháp đặc biệt nhằm bảo đảm an toàn hệ thống TCTD.
D. (i) Quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp đối với NHTM, Cty TC; (ii) Quyết định việc cho vay đặc biệt của NHNN Việt Nam với lãi suất ưu đãi đến mức 10% đối với TCTD.
Câu 19: Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, Ngân hàng nhà nước Việt Nam có thẩm quyền quyết định những vấn đề gì để cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt?
A. (i) Phê duyệt phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp đối với NHTM, NHHTX, Cty TC; (ii) Quyết định việc cho vay đặc biệt của NHNN Việt Nam với lãi suất ưu đãi đến mức 0% đối với TCTD.
B. (i) Quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp đối với Quỹ TDND, TCTC vi mô; Phê duyệt từng phương án đó, trừ trường hợp có quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho vay đặc biệt; (ii) Quyết định việc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ.
C. (i) Quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án giải thể, chuyển giao bắt buộc, phá sản TCTD; Phê duyệt phương án phá sản TCTD; (iii) Quyết định áp dụng biện pháp đặc biệt nhằm bảo đảm an toàn hệ thống TCTD.
D. (i) Quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp đối với NHTM, Cty TC; (ii) Quyết định việc cho vay đặc biệt của NHNN Việt Nam với lãi suất ưu đãi đến mức 10% đối với TCTD.
Câu 20: Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định nội dung, phạm vi hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt?
A. Ngân hàng nhà nước Việt Nam
B. Bộ Tài chính
C. Thủ tướng Chính phủ
D. Chính phủ
Câu 21: Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định số lượng thành viên, nhiệm kỳ Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt?
A. Chính phủ
B. Thủ tướng Chính phủ
C. Bộ Tài chính
D. Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Câu 22: Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, Cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt bao gồm những nội dung gì?
A. (i) Phục hồi; (ii) Sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp; (iii) Giải thể; (iv) Chuyển giao bắt buộc; (v) Phá sản.
B. (i) Phục hồi; (ii) Sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp; (iii) Giải thể; (iv) Phá sản; (v) Chuyển đổi mục đích hoạt động kinh doanh.
C. (i) Phục hồi; (ii) Chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp; (iii) Chuyển giao bắt buộc; (iv) Giải thể; (v) Chuyển đổi mục đích hoạt động kinh doanh.
D. (i) Phục hồi; (ii) Mua bán, sáp nhập; (iii) Giải thể; (iv) Chuyển giao bắt buộc; (v) Chuyển đổi mục đích hoạt động kinh doanh.
Câu 23: Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, các phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là những phương án nào?
A. Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp; Phương án giải thể; Phương án chuyển giao bắt buộc; Phương án phá sản.
B. Phương án phục hồi; Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp; Phương án giải thể; Phương án chuyển giao bắt buộc; Phương án phá sản.
C. Phương án phục hồi; Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp; Phương án chuyển giao bắt buộc; Phương án phá sản.
D. Phương án phục hồi; Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp; Phương án giải thể; Phương án chuyển giao bắt buộc.
Câu 24: Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, phương án phục hồi được hiểu là gì?
A. Là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của NHTM được kiểm soát đặc biệt phải tự mình khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán.
B. Là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của NHTM được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho bên nhận chuyển giao.
C. Là phương án áp dụng các biện pháp để TCTD được kiểm soát đặc biệt tự khắc phục tình trạng dẫn đến TCTD đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt.
D. Là phương án áp dụng khi có TCTD nhận sáp nhập, hợp nhất, có nhà đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của TCTD được kiểm soát đặc biệt.
Câu 25: Theo Luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng hiện hành, phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ CP, phần vốn góp được hiểu là gì?
A. Là phương án áp dụng khi có NHTM hoặc một doanh nghiệp nhận sáp nhập, hợp nhất toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của TCTD được kiểm soát đặc biệt.
B. Là phương án áp dụng các biện pháp để TCTD được kiểm soát đặc biệt tự khắc phục tình trạng dẫn đến TCTD đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt.
C. Là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của NHTM được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho bên nhận chuyển giao.
D. Là phương án áp dụng khi có TCTD nhận sáp nhập, hợp nhất, có nhà đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của TCTD được kiểm soát đặc biệt.
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật ngân hàng có đáp án Xem thêm...
- 17 Lượt thi
- 30 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận