Câu hỏi: Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng?

134 Lượt xem
30/08/2021
3.7 7 Đánh giá

A. Chính phủ

B. Thủ tướng Chính phủ

C. Bộ Tài chính

D. Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Đăng Nhập để xem đáp án
Câu hỏi khác cùng đề thi
Câu 1: Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam phải lập và duy trì các quỹ dự trữ nào?

A. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ; Quỹ dự phòng tài chính; Quỹ phúc lợi cho người lao động; Qũy bảo hiểm xã hội.

B. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, vốn được cấp; Quỹ dự phòng tài chính; Quỹ phúc lợi; Quỹ bảo hiểm xã hội; Qũy từ thiện.

C. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, vốn được cấp; Quỹ dự phòng tài chính; Các quỹ dự trữ khác theo quy định của pháp luật.

D. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, vốn được cấp; Quỹ phúc lợi; Quỹ bảo hiểm xã hội; Quỹ từ thiện.

Xem đáp án

30/08/2021 2 Lượt xem

Câu 2: Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, mức vốn mà các tổ chức tín dụng, Chi nhánh NH nước ngoài được mua, đầu tư vào các loại tài sản cố định là bao nhiêu?

A. Mức vốn mua, đầu tư không quá 25% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ đối với TCTD hoặc không quá 25% vốn được cấp và quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp đối với chi nhánh NH nước ngoài.

B. Mức vốn mua, đầu tư không quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ đối với TCTD hoặc không quá 50% vốn được cấp và quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp đối với chi nhánh NH nước ngoài.

C. Mức vốn mua, đầu tư không quá 75% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ đối với TCTD hoặc không quá 75% vốn được cấp và quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp đối với chi nhánh NH nước ngoài.

D. Mức vốn mua, đầu tư không quá 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ đối với TCTD hoặc không quá 100% vốn được cấp và quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp đối với chi nhánh NH nước ngoài.

Xem đáp án

30/08/2021 2 Lượt xem

Câu 3: Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, Ngân hàng nhà nước Việt Nam có thẩm quyền quyết định những vấn đề gì để cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt?

A. (i) Phê duyệt phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp đối với NHTM, NHHTX, Cty TC; (ii) Quyết định việc cho vay đặc biệt của NHNN Việt Nam với lãi suất ưu đãi đến mức 0% đối với TCTD.

B. (i) Quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp đối với Quỹ TDND, TCTC vi mô; Phê duyệt từng phương án đó, trừ trường hợp có quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho vay đặc biệt; (ii) Quyết định việc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ.

C. (i) Quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án giải thể, chuyển giao bắt buộc, phá sản TCTD; Phê duyệt phương án phá sản TCTD; (iii) Quyết định áp dụng biện pháp đặc biệt nhằm bảo đảm an toàn hệ thống TCTD.

D. (i) Quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp đối với NHTM, Cty TC; (ii) Quyết định việc cho vay đặc biệt của NHNN Việt Nam với lãi suất ưu đãi đến mức 10% đối với TCTD.

Xem đáp án

30/08/2021 5 Lượt xem

Câu 5: Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, tổ chức tín dụng, Chi nhánh NH nước ngoài được mua, đầu tư vào các loại tài sản cố định nào?

A. Tổ chức tín dụng, Chi nhánh NH nước ngoài chỉ được mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động.

B. Tổ chức tín dụng, Chi nhánh NH nước ngoài được mua, đầu tư vào các dự án, tài sản cố định phục vụ các cơ quan nhà nước Việt Nam.

C. Tổ chức tín dụng, Chi nhánh NH nước ngoài được mua, đầu tư vào bất kỳ dự án, tài sản cố định nào tại Việt Nam.

D. Tổ chức tín dụng, Chi nhánh NH nước ngoài được mua, đầu tư vào các dự án, tài sản cố định phục vụ nhân dân Việt Nam.

Xem đáp án

30/08/2021 2 Lượt xem

Câu 6: Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, Cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt bao gồm những nội dung gì?

A. (i) Phục hồi; (ii) Sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp; (iii) Giải thể; (iv) Chuyển giao bắt buộc; (v) Phá sản.

B. (i) Phục hồi; (ii) Sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp; (iii) Giải thể; (iv) Phá sản; (v) Chuyển đổi mục đích hoạt động kinh doanh.

C. (i) Phục hồi; (ii) Chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp; (iii) Chuyển giao bắt buộc; (iv) Giải thể; (v) Chuyển đổi mục đích hoạt động kinh doanh.

D. (i) Phục hồi; (ii) Mua bán, sáp nhập; (iii) Giải thể; (iv) Chuyển giao bắt buộc; (v) Chuyển đổi mục đích hoạt động kinh doanh.

Xem đáp án

30/08/2021 3 Lượt xem

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật ngân hàng - Phần 6
Thông tin thêm
  • 16 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên