Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật lao động - Phần 6

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật lao động - Phần 6

  • 30/08/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 175 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật lao động - Phần 6. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.0 5 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

25 Phút

Tham gia thi

3 Lần thi

Câu 1: Lao động nữ mang thai muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải thực hiện thời gian báo trước như thế nào?

A. Thời hạn báo trước tùy thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định

B. Thời hạn báo trước là 03 ngày

C. Thời hạn báo trước là 30 ngày

D. Thời hạn báo trước là 45 ngày

Câu 2: Điều kiện nghỉ hưu của lao động nữ làm việc trong điều kiện bình thường được pháp luật lao động qui định như thế nào?

A. Lao động nữ có đủ 15 năm đóng BHXH trở lên, đủ 55 tuổi 

B. Lao động nữ có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, đủ 50 tuổi 

C. Lao động nữ có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, đủ 55 tuổi

D. Lao động nữ có đủ 15 năm đóng BHXH trở lên, đủ 50 tuổi

Câu 3: Hợp đồng lao động là gì?

A. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động

B. Hợp đồng lao động là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về tiền lương, tiền công trong quan hệ lao động

C. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về công việc, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các quyền, nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động

Câu 4: Có mấy loại hợp đồng lao động, đó là những loại nào?

A. 2 loại, gồm: hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn

B. 3 loại, gồm: hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động 1 năm và hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 đến 3 năm

C. 3 loại, gồm: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng

Câu 5: Thời gian thử việc được quy định như thế nào?

A. Không quá 30 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao

B. Không quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao

C. Không quá 90 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao

Câu 6: Những trường hợp được tạm hoãn hợp đồng lao động?

A. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc các nghĩa vụ công dân khác do pháp luật quy định

B. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam

C.  Cả A và B

Câu 7: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào là đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động?

A. Người lao động bị kết án tù giam

B. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam

C. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 8: Trong trường hợp nào người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?

A. Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng

B. Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước

C. Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc

D. Cả ba trường hợp A, B và C

Câu 9: Trong trường hợp nào người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?

A. Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng

B. Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc

C. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự

Câu 10: Điều kiện để người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?

A. Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở

B. Người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước một khoảng thời gian luật định

C. Cả hai điều kiện A và B

Câu 11: Trong trường hợp nào thì người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?

A. Người lao động nữ đang nuôi con từ đủ 12 tháng tuổi đến dưới 36 tháng tuổi

B. Người lao động đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động cho phép

C. Cả A và B đều đúng

Câu 12: Hậu quả pháp lý trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật?

A. Người lao động không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có)

B. Bồi thường chi phí đào tạo (nếu có) cho người sử dụng lao động

C. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước, phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền lương tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 13: Người lao động làm việc vào ban đêm được trả lương như thế nào?

A. Được trả thêm ít nhất bằng 10% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm theo ban ngày

B. Được trả thêm ít nhất bằng 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm theo ban ngày

C. Được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm theo ban ngày

Câu 14: Người lao động làm việc trong khoảng thời gian nào sau đây thì được coi là làm việc vào ban đêm?

A. Từ 20 giờ đến 5 giờ sáng hoặc từ 21 giờ đến 6 giờ tùy theo vùng khí hậu do Chính phủ quy định

B. Từ 22 giờ đến 6 giờ hoặc từ 21 giờ đến 5 giờ tùy theo vùng khí hậu do Chính phủ quy định

C. Từ 21 giờ đến 6 giờ hoặc từ 22 giờ đến 7 giờ tùy theo vùng khí hậu do Chính phủ quy định

Câu 15: Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương thì được trả lương như thế nào?

A. Ít nhất bằng 150% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm

B. Ít nhất bằng 200% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm

C. Ít nhất bằng 300% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm

Câu 16: Thời giờ làm việc được quy định như thế nào?

A. Không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 40 giờ trong một tuần

B. Không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần

C. Không quá 10 giờ trong một ngày hoặc 50 giờ trong một tuần

Câu 17: Tổng số giờ làm thêm được quy định như thế nào?

A. Không quá 4 giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm, trường hợp đặc biệt được làm thêm không quá 300 giờ trong một năm

B. Không quá 4 giờ trong một ngày, 300 giờ trong một năm

C. Trường hợp đặc biệt không quá 6 giờ trong một ngày, 300 giờ trong một năm

Câu 18: Hội đồng hòa giải lao động cơ sở phải được thành lập trong doanh nghiệp nào?

A. Doanh nghiệp có sử dụng từ 10 lao động trở lên

B. Doanh nghiệp có công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời

C. Tất cả các doanh nghiệp đều phải thành lập Hội đồng hòa giải lao động cơ sở

Câu 20: Người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong trường hợp nào?

A. Kết hôn, nghỉ 3 ngày

B. Con kết hôn, nghỉ 1 ngày. C. Bố mẹ (cả hai bên chồng và vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết, nghỉ 3 ngày

C. Cả 3 trường hợp trên

Câu 21: Bộ luật lao động quy định những hình thức xử lý kỷ luật lao động nào?

A. Cảnh cáo, kéo dài thời gian nâng lương và sa thải

B. Khiển trách, hạ bậc lương hoặc chuyển sang làm công việc khác có mức lương thấp hơn và sa thải

C. Khiển trách; kéo dài thời gian nâng lương không quá sáu tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là sáu tháng hoặc cách chức; sa thải

Câu 22: Hình thức kỷ luật sa thải được áp dụng trong những trường hợp nào?

A. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp

B. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm

C. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng

D. Cả 3 trường hợp trên

Câu 23: Thời hiệu xử lý vi phạm kỷ luật lao động được quy định như thế nào?

A. Tối đa là ba tháng kể từ ngày xảy ra vi phạm, trường hợp đặc biệt không được quá sáu tháng

B. Tối đa là bốn tháng kể từ ngày xảy ra vi phạm, trường hợp đặc biệt không được quá chín tháng

C. Tối đa là năm tháng kể từ ngày xảy ra vi phạm, trường hợp đặc biệt không được quá chín tháng.

Câu 24: Nghĩa vụ chứng minh trong xử lý kỷ luật lao động thuộc về người nào?

A. Người lao động có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi

B. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ chứng minh lỗi của người lao động

C. Tổ chức Công đoàn có nghĩa vụ bảo vệ người lao động, chứng minh người lao động không có lỗi

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật lao động có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật lao động có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 3 Lượt thi
  • 25 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên