Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa phân tích - Phần 15. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
18/10/2021
Thời gian
60 Phút
Tham gia thi
78 Lần thi
Câu 1: Điều kiện nào không đúng khi dùng phương pháp Fajans:
A. Phải chọn pH thích hợp ứng với các chỉ thị
B. Chọn chất chỉ thị hấp phụ đổi màu rõ rệt và ngay tại lân cận điểm tương đương
C. Giữ kết tủa ở trạng thái keo để làm cho quá trình hấp phụ xảy ra rõ rệt
D. Chuẩn độ nên thêm dextrin để là cho kết tủa nhiều
Câu 2: Yêu cầu của phản ứng dùng để định lượng bằng phương pháp kết tủa, chọn câu sai:
A. Phải kết tủa hoàn toàn chất cần xác định
B. Phản ứng phải xảy ra đủ nhanh
C. Các kết tủa có thành phần xác định
D. Có tính chọn lọc cao, chỉ kết tủa với chất cần xác định
Câu 3: Khi định lượng Cl- bằng phương pháp Volhard, ta cần phải làm thêm bước nào sau đây, chọn câu sai:
A. Cho thêm dung dịch HCl 1M
B. Bao bọc tủa bằng dung môi thích hợp
C. Lọc tủa
D. Lọc tủa và bao tủa
Câu 4: Điều kiện để áp dụng khi dùng phương pháp Fajans:
A. Có thể chọn pH tuỳ ý
B. Chọn chất chỉ thị hấp phụ có hiện tượng đổi màu sớm
C. Giữ kết tủa ở trạng thái keo để làm cho quá trình hấp phụ xảy ra rõ rệt
D. Tất cả đều đúng
Câu 5: Khi áp dụng phương pháp Fajans cần tránh:
A. Giữ kết tủa ở trạng thái keo
B. Chọn chất chỉ thị hấp phụ có hiện tượng đổi màu quá sớm
C. Chọn pH thích hợp ứng với các chỉ thị sử dụng
D. Hiện tượng hấp phụ
Câu 6: Phương pháp Fajans dùng chỉ thị:
A. Hồ tinh bột
B. Phenolphtalein
C. Xanh methylen
D. Flourescein; 2,7 – dicloroflourescein
Câu 7: Điều kiện áp dụng khi dùng phương pháp Fajans, chọn câu sai:
A. Phải chọn pH thích hợp ứng với các chỉ thị
B. Có thể chọn pH tuỳ ý
C. Chọn chất chỉ thị hấp phụ đổi màu rõ rệt và ngay tại lân cận điểm tương đương
D. Giữ kết tủa ở trạng thái keo để làm cho quá trình hấp phụ xảy ra rõ rệt
Câu 8: Các phương pháp Fajans dùng chỉ thị:
A. Đen Eriocrom T
B. Murexid
C. Xylen da cam
D. Chỉ thị màu hấp phụ: flourescein; 2,7 – dicloroflourescein
Câu 9: Dung dịch chuẩn độ trong phương pháp Fajans là:
A. Dung dịch HCl
B. Dung dịch HNO3
C. Dung dịch AgNO3
D. Dung dịch NaOH
Câu 10: Dung dịch chuẩn độ trong phương pháp Volhard là:
A. Dung dịch NH4SCN
B. Dung dịch Hg2(NO3)2
C. Dung dịch AgNO3
D. Dung dịch HgCl2
Câu 11: Chọn câu sai. Yêu cầu của phản ứng dùng để định lượng bằng phương pháp kết tủa:
A. Phải kết tủa hoàn toàn chất cần xác định
B. Phản ứng xảy ra không cần nhanh
C. Phản ứng phải xảy ra đủ nhanh
D. Có tính chọn lọc cao, chỉ kết tủa với chất cần xác định
Câu 12: Phương pháp Mohr là kỹ thuật định lượng bằng:
A. Phương pháp kết tủa
B. Phương pháp tạo phức
C. Phương pháp oxy hoá khử
D. Tất cả đều sai
Câu 13: Phương pháp Fajans là kỹ thuật định lượng bằng:
A. Phương pháp kết tủa
B. Phương pháp tạo phức
C. Phương pháp oxy hoá khử
D. Tất cả đều sai
Câu 14: Phương pháp định lượng trực tiếp các halogenur X- (X = Cl, Br, I):
A. Phương pháp Mohr
B. Phương pháp Volhard
C. Phương pháp Fajans
D. Phương pháp Morh và Fajan
Câu 15: Khi dùng phương pháp Mohr, nếu pH môi trường quá kiềm (> 10,5), điều gì xảy ra:
A. Tạo tủa Ag2Cr2O7 màu đỏ
B. Tạo tủa Ag2O màu nâu đen làm không quan sát được sự đổi màu của kết tủa khi chuẩn độ
C. Tủa Ag2CrO4 không bền trong môi trường kiềm
D. Tất cả đều sai
Câu 16: Trong phương pháp Mohr, khi tới điểm tương đương sẽ tạo thành:
A. Phức màu đỏ
B. Phức màu tím
C. Phức màu xanh dương
D. Tất cả đều sai
Câu 17: Phương pháp Fajans là phương pháp chuẩn độ:
A. Trực tiếp
B. Gián tiếp
C. Trực tiếp và gián tiếp
D. Thừa trừ
Câu 18: Khi định lượng Cl- bằng phương pháp Volhard, ta cần phải làm thêm bước nào dưới đây:
A. Cho thêm dung dịch HCl 1M
B. Bao bọc tủa bằng dung môi thích hợp
C. Cho thêm chỉ thị
D. Câu A & B đúng
Câu 19: Dung dịch chuẩn độ trong phương pháp Mohr là:
A. Dung dịch NH4+
B. Dung dịch Hg2(NO3)2
C. Dung dịch Ag+
D. Dung dịch HgCl2
Câu 20: Phương pháp Mohr thích hợp để định lượng:
A. Dung dịch Cl-
B. Dung dịch Br-
C. Dung dịch I-
D. Dung dịch Cl- và Br-
Câu 21: Chọn câu sai. Điều kiện áp dụng khi dùng phương pháp Fajans:
A. Phải chọn pH thích hợp ứng với các chỉ thị
B. Chọn chất chỉ thị hấp phụ đổi màu rõ rệt và ngay tại lân cận điểm tương đương
C. Không được giữ kết tủa ở trạng thái keo
D. Giữ kết tủa ở trạng thái keo để làm cho quá trình hấp phụ xảy ra rõ rệt
Câu 22: Yêu cầu của phản ứng dùng để định lượng bằng phương pháp kết tủa cần:
A. Phải kết tủa hoàn toàn chất cần xác định
B. Phản ứng xảy ra không cần nhanh
C. Các kết tủa có thành phần xác định
D. Tất cả đều đúng
Câu 23: Phương pháp Mohr không thích hợp để định lượng dung dịch I- vì:
A. Tủa AgI có màu vàng nên tới điểm tương đương chuyển màu sẽ khó phân biệt hơn
B. Kém chính xác
C. Độ nhạy kém
D. Thời gian định lượng lâu
Câu 25: Nhược điểm của phương pháp bạc nitrat so với phương pháp thủy ngân (I), (II) là:
A. Kém chính xác
B. Thời gian kéo dài
C. Độ nhạy kém
D. Tất cả đều sai
Câu 26: Phép chuẩn độ thủy ngân I dùng dung dịch chuẩn là:
A. Dung dịch Hg2Cl2
B. Dung dịch Hg2(NO3)2
C. Dung dịch Hg2Br2
D. Dung dịch Hg2I2
Câu 27: Phép chuẩn độ thủy ngân I là kỹ thuật định lượng bằng:
A. Phương pháp kết tủa
B. Phương pháp tạo phức
C. Phương pháp oxy hoá khử
D. Tất cả đều sai
Câu 28: Phương pháp kết tủa được phân loại thành:
A. 3 phép chuẩn độ
B. 4 phép chuẩn độ
C. 5 phép chuẩn độ
D. Tất cả đều sai
Câu 29: Phép chuẩn độ bạc nitrat dùng dung dịch chuẩn là:
A. Dung dịch AgCN
B. Dung dịch AgCl
C. Dung dịch AgNO3
D. Dung dịch AgI
Câu 30: Các chỉ thị màu hấp phụ: flourescein; 2,7 – dicloroflourescein được dùng trong phương pháp:
A. Phương pháp Fajans
B. Phương pháp Mohr
C. Phương pháp Volhard
D. Phương pháp oxy hoá khử
Câu 31: Các kỹ thuật chuẩn độ bằng dung dịch EDTA:
A. Chuẩn độ trực tiếp các cation kim loại
B. Chuẩn độ Permanganat
C. Chuẩn độ bằng iod
D. Tất cả đều đúng
Câu 32: Các kỹ thuật chuẩn độ bằng dung dịch EDTA, chọn câu sai:
A. Chuẩn độ bạc nitrat
B. Chuẩn độ trực tiếp các cation kim loại
C. Chuẩn độ thừa trừ
D. Chuẩn độ thế
Câu 33: Chọn phát biểu sai về chỉ thị kim loại dùng trong chuẩn độ complexon:
A. Là các chất hữu cơ có khả năng tạo phức màu với ion kim loại
B. Màu của chỉ thị khi tạo phức với ion kim loại khác với màu của chỉ thị ở dạng tự do
C. Phức của chỉ thị và ion kim loại kém bền hơn phức của ion kim loại với complexon
D. Tại điểm tương đương, kim loại kết hợp với chỉ thị tạo phức màu
Câu 34: Kỹ thuật chuẩn độ bằng dung dịch EDTA là:
A. Chuẩn độ thừa trừ
B. Chuẩn độ thủy ngân I
C. Chuẩn độ thủy ngân II
D. Chuẩn độ kết tủa
Câu 35: Chọn phát biểu đúng về chỉ thị kim loại dùng trong chuẩn độ complexon:
A. Là các chất hữu cơ có khả năng tạo kết tủa với ion kim loại
B. Màu của chỉ thị khi tạo phức với ion kim loại giống với màu của chỉ thị ở dạng tự do
C. Phức của chỉ thị và ion kim loại kém bền hơn phức của ion kim loại với complexon
D. Ví dụ như phenolphtalein, methyl da cam
Câu 36: Cho một lượng dư EDTA để phản ứng hoàn toàn với cation cần xác định và sau đó xác định lượng EDTA dư bằng một dung dịch chuẩn cation kim loại đã biết nồng độ là phương pháp chuẩn độ:
A. Chuẩn độ trực tiếp
B. Chuẩn độ thừa trừ
C. Chuẩn độ thế
D. Chuẩn độ khối lượng
Câu 37: Các kỹ thuật chuẩn độ bằng dung dịch EDTA, chọn đáp án sai:
A. Chuẩn độ trực tiếp các cation kim loại
B. Chuẩn độ thừa trừ
C. Chuẩn độ thế
D. Mất khối lượng do bay hơi
Câu 38: Phương pháp complexon được dùng định lượng ..., ngoại trừ:
A. Ca2+
B. Xác định độ cứng của nước
C. Fe3+
D. NaOH, HCl
Câu 39: Chọn phát biểu đúng về chỉ thị kim loại được dùng trong chuẩn độ complexon:
A. Màu của chỉ thị khi tạo phức với ion kim loại khác với màu của chỉ thị ở dạng tự do
B. Phức của chỉ thị và ion kim loại bền hơn phức của ion kim loại với complexon
C. Tại điểm tương đương, kim loại kết hợp với chỉ thị tạo phức màu
D. Ví dụ như phenolphtalein, methyl da cam
Câu 40: Phương pháp complexon được dùng định lượng, chọn câu sai:
A. Ca2+
B. Xác định độ cứng của nước
C. Fe3+
D. Cl-, Br-, I-
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa phân tích có đáp án Xem thêm...
- 78 Lượt thi
- 60 Phút
- 40 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận