Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh - Phần 15

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh - Phần 15

  • 30/08/2021
  • 45 Câu hỏi
  • 104 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh - Phần 15. Tài liệu bao gồm 45 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Môn đại cương. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

2.8 5 Đánh giá
Cập nhật ngày

21/10/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhất thiết phải sử dụng bạo lực cách mạng:

A. Để lật đổ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.

B. Để xây dựng chế độ mới.

C. Để giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền.

D. Để lật đổ chế độ cũ.

Câu 2: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, bạo lực cách mạng được tạo bởi:

A. Sức mạnh của toàn dân, bằng cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.

B. Sức mạnh của toàn dân, bằng cả tiềm lực chính trị và tiềm lực kinh tế.

C. Kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao.

D. Tất cả đều đúng. 

Câu 3: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp của Hồ Chí Minh:

A. Ngày 22/12/1944.

B. Ngày 23/11/1945.

C. Ngày 02/9/1945.

D. Ngày 19/12/1946.

Câu 4: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất giai cấp của quân đội phụ thuộc vào:

A. Bản chất của các nhà nước đã tổ chức ra quân đội đó.

B. Bản chất của các giai cấp và của nhà nước đã tổ chức ra quân đội đó.

C. Bản chất của giai cấp công nông và của nhà nước đã tổ chức ra quân đội đó.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 5: Nguyên tắc quan trọng nhất về xây dựng quân đội kiểu mới của Lê nin là:

A. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân đội.

B. Giữ vững quan điểm giai cấp trong xây dựng quân đội.

C. Tính kỷ luật cao là yếu tố quyết định sức mạnh quân đội.

D. Quân đội chính quy, hiện đại, trung thành với giai cấp công nhân.

Câu 6: Lê nin khẳng định yếu tố giữ vai trò quyết định đến sức mạnh chiến đấu của quân đội là:

A. Quân số, tổ chức, cơ cấu biên chế.

B. Chất lượng vũ khí, trang bị kỹ thuật.

C. Chính trị tinh thần.

D. Trình độ huấn luyện và thể lực.

Câu 7: Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định sự ra đời của Quân đội nhân dân Việt Nam là:

A. Là một tất yếu có tính quy luật trong đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc ở Việt Nam.

B. Là một hiện tượng ngẫu nhiên trong quá trình đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam

C. Là một sự kế thừa trong lịch sử chống giặc ngoại xâm.

D. Là một hiện tượng tự phát do đòi hỏi của chiến tranh cách mạng.

Câu 8: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, quân đội nhân dân Việt Nam:

A. Mang bản chất của giai cấp nông dân.

B. Mang bản chất giai cấp công – nông.

C. Mang bản chất của giai cấp công nhân.

D. Mang bản chất nhân dân lao động Việt Nam. 

Câu 9: Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân, đồng thời có:

A. Tính quần chúng, cách mạng sâu sắc.

B. Tính phong phú và đa dạng.

C. Tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc.

D. Tính phổ biến và rộng rãi.

Câu 10: Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định Quân đội nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ:

A. Xây dựng quân đội ngày càng hùng mạnh và sẵn sàng chiến đấu.

B. Xây dựng quân đội ngày càng hùng hậu và sẵn sàng chiến đấu.

C. Xây dựng quân đội ngày càng đông đảo và sẵn sàng chiến đấu.

D. Xây dựng quân đội có chất lượng cao và sẵn sàng chiến đấu.

Câu 11: Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định một trong hai nhiệm vụ chính của quân đội ta là: 

A. Tiến hành phổ biến chính sách của Đảng, Nhà nước cho nhân dân.

B. Giúp nhân dân cải thiện đời sống vật chất tinh thần.

C. Thiết thực tham gia lao động sản xuất, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội.

D. Làm nòng cốt phát triển kinh tế tại nơi đóng quân.

Câu 12: Theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Quân đội nhân dân Việt Nam có những chức năng:

A. Chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu.

B. Chiến đấu, lao động sản xuất.

C. Chiến đấu, công tác, lao động sản xuất. 

D. Chiến đấu tham gia giữ gìn hòa bình khu vực.

Câu 13: Quan điểm đầu tiên của chủ nghĩa Mác - Lênin về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa: 

A. Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ thường xuyên liên tục.

B. Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan.

C. Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ cấp thiết trước mắt.

D. Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng yếu của toàn dân.

Câu 14: Bác Hồ nói với Đại đoàn quân tiên phong trong lần về thăm Đền Hùng năm 1954:

A. Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.

B. Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau bảo vệ đất nước.

C. Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau xây dựng đất nước.

D. Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau bảo vệ Tổ quốc.

Câu 15: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là:

A. Sự nghiệp đổi mới.

B. Sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa.

C. Bản sắc văn hóa dân tộc.

D. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Câu 16: Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh bảo vệ Tổ quốc:

A. Là sức mạnh của cả dân tộc, kết hợp với sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân.

B. Là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, cả nước kết hợp với sức mạnh thời đại.

C. Là sức mạnh của toàn dân, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt.

D. Là sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân, sức mạnh quốc phòng toàn dân.

Câu 17: Vai trò lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thuộc về:

A. Các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội.

B. Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Toàn bộ hệ thống chính trị ở Việt Nam.

Câu 18: Đảng ta khẳng định vị trí của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân:

A. Xây dựng kinh tế là chủ yếu, quốc phòng, an ninh là thứ yếu.

B. Chỉ coi trọng quốc phòng, an ninh khi đât nước có chiến tranh.

C. Luôn luôn coi trọng quốc phòng, an ninh, coi đó là nhiệm vụ chiến lược gắn bó chặt chẽ.

D. Luôn luôn coi trọng quốc phòng, an ninh, coi đó là nền tảng để xây dựng đất nước.

Câu 19: Đặc trƣng đầu tiên của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân:

A. Mang tính chất tự vệ do giai cấp công nhân tiến hành.

B. Chỉ có mục đích duy nhất là tự vệ chính đáng.

C. Vững mạnh toàn diện để tự vệ chính đáng.

D. Được xây dựng hiện đại có sức mạnh tổng hợp.

Câu 20: Đặc trƣng mang tính truyền thống của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân:

A. Nền quốc phòng, an ninh vì dân, của dân và toàn thể nhân dân tiến hành.

B. Nền quốc phòng, an ninh mang tính giai cấp, dân tộc sâu sắc.

C. Nền quốc phòng, an ninh bảo vệ quyền lợi của dân.

D. Nền quốc phòng, an ninh do nhân dân xây dựng, mang tính chất nhân dân sâu sắc.

Câu 21: Sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bao gồm:

A. Sức mạnh do các yếu tố chính trị, văn hóa, khoa học.

B. Sức mạnh quốc phòng, an ninh hiện đại.

C. Sức mạnh của quân đội nhân dân, công an nhân dân.

D. Có sức mạnh tổng hợp do nhiều yếu tố tạo thành.

Câu 22: Mục đích xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là:

A. Tạo sức mạnh tổng hợp và tạo thế chủ động cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

B. Tạo ra sức mạnh quân sự để ngăn chặn nguy cơ chiến tranh.

C. Tạo ra tiềm lực kinh tế để phòng thủ đất nước.

D. Tạo ra môi trường hòa bình để phát triển đất nước theo định hướng XHCN. 

Câu 23: Nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân là:

A. Xây dựng các cấp chính quyền ở cơ sở và lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh.

B. Xây dựng lực lượng quốc phòng, an ninh đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. 

C. Xây dựng lực lượng công an, quân đội vững mạnh.

D. Xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh vững mạnh.

Câu 24: Hai nhiệm vụ chiến lƣợc của cách mạng Việt Nam hiện nay là:

A. Xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ngày càng vững mạnh.

B. Xây dựng đất nước và phát triển kinh tế.

C. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

D. Xây dựng và phát triển kinh tế, quốc phòng an ninh nhân dân.

Câu 25: Lực lượng của nền Quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bao gồm:

A. Lực lượng toàn dân, lực lượng vũ trang nhân dân.

B. Lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân.

C. Lực lượng toàn dân và dân quân tự vệ.

D. Lực lượng dự bị động viên và dân quân tự vệ. 

Câu 26: Tiềm lực quốc phòng – an ninh là:

A. Khả năng về của cải vật chất có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh

B. Khả năng về nhân lực, vật lực, tài chính có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ QP-AN.

C. Khả năng về tài chính có thể huy động phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. 

D. Khả năng về phương tiện kỹ thuật có thể huy động thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh.

Câu 27: Tiềm lực quốc phòng, an ninh đƣợc thể hiện ở tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội nhƣng tập trung ở:

A. Tiềm lực chính trị, tinh thần; khoa học và công nghệ; kinh tế; quân sự, an ninh.

B. Tiềm lực chính trị, tinh thần; đối ngoại, khoa học và công nghệ.

C. Tiềm lực công nghiệp quốc phòng, khoa học quân sự.

D. Tiềm lực chính trị, tinh thần; văn hóa xã hội; kinh tế.

Câu 28: Tiềm lực chính trị, tinh thần của nền quốc phòng toàn dân – an ninh nhân dân:

A. Là khả năng về chính trị, tinh thần của xã hội để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

B. Là khả năng về chính trị, ý chí, quyết tâm chiến đấu chống quân xâm lược của toàn dân.

C. Là khả năng về chính trị, tinh thần có thể huy động nhằm tạo thành sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh.

D. Là khả năng về chính trị, tinh thần của nhân dân được huy động để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh.

Câu 29: Nội dung xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân:

A. Xây dựng lòng yêu nước, niềm tin vào Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.

B. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

C.  Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, nâng cao cảnh giác cách mạng, thực hiện tốt giáo dục QP-AN. 

D. Tất cả đều đúng

Câu 30: Tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân:

A. Khả năng về tài chính và khoa học công nghệ để phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

B. Khả năng về trang bị kỹ thuật quân sự có thể huy động để phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. 

C. Khả năng về kinh tế của đất nước có thể khai thác, huy động nhằm phục vụ cho quốc phòng, an ninh.

D. Khả năng về tài chính để phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Câu 31: Nội dung xây dựng tiềm lực kinh tế của nền nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân:

A. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.

B. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng hạ tầng kinh tế với cơ sở hạ tầng quốc phòng.

C. Có kế hoạch chuyển sản xuất từ thời bình sang thời chiến và duy trì sự phát triển của nền kinh tế.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 32: Xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân:

A. Tạo nên khả năng về vũ khí trang bị kỹ thuật để phòng thủ đất nước.

B. Tạo nên khả năng về khoa học công nghệ của quốc gia có thể khai thác, huy động để phục vụ quốc phòng, an ninh.

C. Tạo nên khả năng để huy động đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật phục vụ quốc phòng, an ninh.

D. Tạo nên khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ vào quốc phòng, an ninh.

Câu 33: Một trong những nội dung xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh:

A. Xây dựng lực lượng quân đội vững mạnh toàn diện.

B. Xây dựng lực lượng công an vững mạnh toàn diện.

C. Xây dựng lực lượng thường trực, dân quân tự vệ vững mạnh.

D. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh toàn diện.

Câu 34: Thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là:

A. Sự tổ chức, bố trí lực lượng, tiềm lực mọi mặt của đất nước trên toàn bộ lãnh thổ.

B. Sự bố trí con người và vũ khí trang bị phù hợp trên toàn bộ lãnh thổ.

C. Sự bố trí thế trận sẵn sàng tác chiến trên một địa bàn chiến lược.

D. Sự bố trí các đơn vị của lực lượng vũ trang trên toàn bộ lãnh thổ. 

Câu 35: Một trong những nội dung xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là:

A. Tổ chức phòng thủ dân sự, kết hợp cải tạo địa hình với xây dựng hạ tầng và các công trình quốc phòng, an ninh.

B. Tổ chức phòng thủ dân sự, kết hợp xây dựng các khu vực hậu phương, vùng căn cứ vững chắc về mọi mặt.

C. Tổ chức phòng thủ dân sự, chủ động tiến công tiêu diệt địch trên tất cả các mặt trận.

D. Tổ chức phòng thủ dân sự bảo đảm an toàn cho người và của cải vật chất. 

Câu 36: Biện pháp chính nhằm xây dựng nhận thức về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là:

A. Thường xuyên giáo dục ý thức, trách nhiệm của công dân.

B. Thường xuyên thực hiện giáo dục nghĩa vụ công dân.

C. Thường xuyên thực hiện giáo dục quốc phòng, an ninh.

D. Thường xuyên phổ biến nhiệm vụ quốc phòng an ninh.

Câu 37: Nội dung thực hiện giáo dục quốc phòng, an ninh:

A. Giáo dục đường lối quan điểm của Đảng, pháp luật của nhà nước về quốc phòng, an ninh. 

B. Giáo dục về tình yêu quê hương, đất nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.

C. Giáo dục về âm mưu thủ đoạn của địch.

D. Cả A, B, C.

Câu 38: Mục đích của chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc là:

A. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa.

B. Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc.

C. Bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 39: Đối tƣợng tác chiến của chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc là:

A. Chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng ly khai dân tộc trên thế giới.

B. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động có hành động phá hoại, xâm lược, lật đổ cách mạng.

C. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản cách mạng trên thế giới.

D. Lực lượng khủng bố quốc tế và lực lượng phản động trong nước.

Câu 40: Khi tiến hành chiến tranh xâm lƣợc nƣớc ta, địch có điểm yếu:

A. Tiến hành một cuộc chiến tranh phi nghĩa sẽ bị thế giới lên án.

B. Phải tác chiến trong điều kiện địa hình, thời tiết phức tạp.

C. Phải đương đầu với dân tộc ta có truyền thống yêu nước, chống xâm lược.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 41: Tính chất cơ bản chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc là:

A. Cuộc chiến tranh toàn dân, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt.

B. Cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Cuộc chiến tranh toàn diện lấy mặt trận quân sự làm yếu tố quyết định.

D. Cuộc chiến tranh cách mạng chống các thế lực phản cách mạng.

Câu 42: Tính chất chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là:

A. Cuộc chiến tranh của giai cấp công nhân nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền và lãnh thổ. 

B. Cuộc chiến tranh cách mạng nhằm bảo vệ biên giới quốc gia.

C. Cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ cách mạng nhằm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

D. Cuộc chiến tranh tự vệ nhằm đánh thắng các thế lực xâm lược để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ đất nước.

Câu 43: Tính chất hiện đại trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc đƣợc thể hiện:

A. Sử dụng vũ khí trang bị hiện đại để tiến hành chiến tranh.

B. Sử dụng vũ khí trang bị hiện đại để đánh bại kẻ thù có vũ khí hiện đại hơn.

C. Hiện đại về vũ khí, trang bị, tri thức và nghệ thuật quân sự.

D. Kết hợp sử dụng vũ khí tương đối hiện đại với vũ khí hiện đại.

Câu 44: Đặc điểm về cƣờng độ của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc:

A. Diễn ra khẩn trương, quyết liệt phức tạp ngay từ đầu và suốt quá trình chiến tranh. 

B. Diễn ra khẩn trường, quy mô lớn giai đoạn đầu của chiến tranh.

C. Diễn ra trong bối cảnh quốc tế có những thuận lợi cho chúng ta.

D. Diễn ra với nhịp độ cao, cường độ lớn giai đoạn giữa của cuộc chiến tranh.

Câu 45: Vị trí, ý nghĩa của quan điểm “toàn dân đánh giặc” trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ Quốc:

A. Điều kiện để mỗi người dân được tham gia đánh giặc, giữ nước.

B. Điều kiện để phát huy cao nhất yếu tố con người trong cuộc chiến tranh.

C. Điều kiện để phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp trong cuộc chiến tranh.

D. Điều kiện để phát huy sức mạnh toàn dân.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 45 Câu hỏi
  • Sinh viên