Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Cơ học đất - Phần 13. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
18/10/2021
Thời gian
45 Phút
Tham gia thi
2 Lần thi
Câu 1: Đất cát có cấp phối tốt khi hệ số đồng nhất Cu và hệ số đường cong Cc thỏa mãn điều kiện sau:
A. Cu>6 và 1<Cg<3
B. Cu>4 và 1<Cg<3
C. Cu<6 và 1<Cg<3
D. Cu<4 và 1<Cg<3
Câu 2: Độ ẩm tự nhiên của đất (W%) là:
A. Tỷ số giữa trọng lượng nước với trọng lượng hạt đất
B. Tỷ số giữa trọng lượng nước khi tự nhiên và trọng lượng nước khi bão hòa
C. Tỷ số giữa thể tích nước và thể tích lỗ rỗng
D. Tỷ số giữa trọng lượng riêng của nước và trọng lượng riêng của hạt.
Câu 3: Hệ số rỗng của đất là:
A. Tỷ số giữa thể tích phần hạt đất và thể tích mẫu đất
B. Tỷ số giữa thể tích phần lỗ rỗng và thể tích mẫu đất
C. Tỷ số giữa thể tích phần lỗ rỗng và thể tích phần hạt đất
D. Cả ba ý trên
Câu 4: Thí nghiệm nào sau đây có thể dùng để xác định độ chặt tương đối của đất rời:
A. Thí nghiệm SPT
B. Thí nghiệm đầm chặt
C. Thí nghiệm cắt cánh
D. Cả ba ý trên
Câu 5: Thí nghiệm nào sau đây được dùng để xác định thành phần hạt của đất:
A. Thí nghiệm tỷ trọng kế
B. Thí nghiệm rây
C. Thí nghiệm rây và thí nghiệm tỷ trọng kế
D. Cả ba ý trên
Câu 6: Độ bão hòa của đất là:
A. Tỷ số giữa trọng lượng nước với trọng lượng hạt đất:
B. Tỷ số giữa thể tích nước và thể tích lỗ rỗng
C. Tỷ số giữa độ ẩm tự nhiên và độ ẩm khi bão hòa
D. Tỷ số giữa thể tích nước và thể tích đất
Câu 7: Độ rỗng của đất là:
A. Tỷ số giữa thể tích lỗ rỗng và thể tích mẫu đất
B. Tỷ số giữa thể tích phần hạt đất và thể tích lỗ rỗng
C. Tỷ số giữa thể tích mẫu đất và thể tích lỗ rỗng
D. Tỷ số giữa thể tích lỗ rỗng và thể tích hạt đất.
Câu 8: Quá trình mà đá gốc, hạt đất có sẵn bị vỡ vụn do các yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, để hình thành hạt đất mới được gọi tên là gì:
A. Quá trình phong hóa
B. Quá trình trầm tích
C. Quá trình vận chuyển
D. Cả A, B và C đều sai.
Câu 9: Đất trong tự nhiên được hình thành do những quá trình nào:
A. Quá trình phong hóa
B. Quá trình trầm tích
C. Quá trình vận chuyển
D. Cả ba quá trình trên.
Câu 10: Đất hình thành do sản phẩm phong hóa nằm yên tại chỗ được gọi là đất gì:
A. Đất tàn tích
B. Đất trầm tích
C. Đất sườn tích
D. Cả A, B và C đều sai.
Câu 11: Đất hình thành do sản phẩm phong hóa bị nước mưa, tuyết từ trên núi cuốn xuống lưng chừng núi, chân núi được gọi là đất gì:
A. Đất tàn tích
B. Đất trầm tích
C. Đất sườn tích
D. Cả A, B và C đều sai.
Câu 12: Đất hình thành do sản phẩm phong hóa được nước mang đi sau đó lắng đọng tại một nơi nào đó hình thành gọi là đất gì:
A. Đất tàn tích
B. Đất trầm tích
C. Đất sườn tích
D. Cả ba ý trên
Câu 13: Đất bão hòa hoàn toàn cấu tạo gồm những thành phần nào:
A. Hạt đất
B. Hạt đất + nước
C. Hạt đất + nước + khí
D. Hạt đất + khí.
Câu 14: Hạt sét là hạt có kích thước nằm trong khoảng nào sau đây:
A. > 2mm
B. (2 – 0,5)mm
C. < 0,002mm
D. (2 – 5)mm
Câu 15: Thí nghiệm rây dùng để phân tích thành phần hạt cho loại hạt đất nào:
A. Hạt thô
B. Hạt sét
C. Hạt cát
D. Cả ba ý trên
Câu 16: Thí nghiệm tỷ trọng kế dùng để phân tích thành phần hạt cho loại hạt đất nào:
A. Hạt cát
B. Hạt bụi
C. Hạt thô
D. Hạt mịn.
Câu 17: Ý nghĩa của thí nghiệm phân tích thành phần hạt là:
A. Đánh giá tính chất xây dựng của đất.
B. Xác định hệ số rỗng của đất
C. Xác định trạng thái của đất
D. Cả ba ý trên
Câu 18: Hệ số đồng nhất được xác định theo công thức nào sau đây:
A. Cu = D60/D10
B. Cu = D30/D10
C. Cu = (D30)2 /(D10* D60)
D. Cu = D10/D30
Câu 19: Loại đất cát nào sau đây được coi là đất có cấp phối tốt:
A. Cu=5 và Cc=2
B. Cu=7 và Cc=2,5
C. Cu=4 và Cc=1
D. Cu=7 và Cc=4
Câu 20: Loại đất sỏi sạn nào sau đây được coi là đất có cấp phối tốt:
A. Cu=5 và Cc= 2
B. Cu=3 và Cc=2
C. Cu=6 và Cc=0,5
D. Cu=5 và Cc=4
Câu 21: Nước màng mỏng trong đất gồm những loại nước nào:
A. Nước liên kết mạnh + nước hút bám
B. Nước liên kết mạnh + nước liên kết yếu
C. Nước mao dẫn + nước tự do
D. Nước mao dẫn + nước hút bám.
Câu 22: Nước tự do trong đất gồm những loại nước nào:
A. Nước liên kết mạnh + nước hút bám
B. Nước liên kết mạnh + nước liên kết yếu
C. Nước mao dẫn + nước trọng lực
D. Nước liên kết mạnh + nước trọng lực
Câu 23: Để đánh giá mức độ rỗng của đất người ta dùng chỉ tiêu nào:
A. Hệ số rỗng
B. Độ bão hòa
C. Độ rỗng
D. A và C.
Câu 24: Để đánh giá độ chứa nước trong đất người ta dùng chỉ tiêu nào:
A. Độ ẩm tự nhiên
B. Độ bão hòa
C. Hệ số rỗng
D. A và B
Câu 25: Đất bão hòa hoàn toàn là khi:
A. Không chứa nước trong lỗ rỗng
B. Nước chiếm một phần trong lỗ rỗng
C. Nước chiếm toàn bộ lỗ rỗng
D. B và C
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Cơ học đất có đáp án Xem thêm...
- 2 Lượt thi
- 45 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận