Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Cơ học đất - Phần 2. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
18/10/2021
Thời gian
45 Phút
Tham gia thi
10 Lần thi
Câu 1: Chỉ số nào sau đây thu được từ đường cong nén e – logp:
A. Chỉ số OCR
B. Hệ số nén a
C. Hệ số nén tương đối ao
D. Cả ba ý trên
Câu 2: Khi nào thì đất được coi là cố kết trước:
A. Khi OCR > 1
B. Khi OCR < 1
C. Khi OCR = 1
D. Cả ba ý trên
Câu 3: Khi nào thì đất được coi là chưa cố kết:
A. Khi OCR > 1
B. Khi OCR < 1
C. Khi OCR = 1
D. Cả ba ý trên.
Câu 4: Khi nào thì đất được coi là cố kết thường:
A. Khi OCR > 1
B. Khi OCR < 1
C. Khi OCR = 1
D. Cả ba ý trên.
Câu 5: Thí nghiệm nào sau đây được dùng để nghiên cứu tính nén lún của nền đất:
A. Thí nghiệm cắt trực tiếp
B. Thí nghiệm nén cố kết
C. Thí nghiệm nén đơn
D. Cả ba ý trên
Câu 6: Lún trong nền đất xảy ra theo trình tự nào sau đây:
A. Lún tức thời – Lún từ biến – Lún cố kết
B. Lún từ biến – Lún cố kết – Lún tức thời
C. Lún tức thời – Lún cố kết – Lún từ biến
D. Cả ba ý trên.
Câu 7: Loại lún nào sau đây do quá trình nước thoát khỏi lỗ rỗng gây ra:
A. Lún tức thời
B. Lún cố kết
C. Lún từ biến
D. Cả ba ý trên
Câu 8: Loại lún nào sau đây chiếm chủ yếu trong tổng độ lún của nền đất:
A. Lún tức thời
B. Lún cố kết
C. Lún từ biến
D. Cả ba ý trên
Câu 9: Tại sao khi hạ mực nước ngầm trong nền đất thì độ lún của nền đất tăng lên:
A. Do ứng suất hữu hiệu gia tăng
B. Do áp lực nước lỗ rỗng gia tăng
C. Do ứng suất hữu hiệu giảm
D. Cả ba ý trên
Câu 10: Độ lún khi tính theo phương pháp tổng phân tố thuộc loại lún nào sau đây:
A. Lún tức thời
B. Lún từ biến
C. Lún cố kết
D. Cả ba ý trên
Câu 11: Thông thường tỷ lệ giữa đường kính mẫu và chiều cao mẫu đất trong thí nghiệm nén cố kết bằng bao nhiêu:
A. 1 – 2
B. 2,5 – 5 52
C. 5 – 10
D. 6 – 8
Câu 12: Ở cuối mỗi cấp tải trọng trong thí nghiệm nén cố kết thì áp lực nước lỗ rỗng thặng dư bằng bao nhiêu:
A. Bằng không
B. Băng độ lớn tải trọng tác dụng
C. Rất lớn
D. Cả ba ý trên
Câu 13: Đất quá cố kết là đất có đặc điểm:
A. Ứng suất tiền cố kết lớn hơn ứng suất nén hữu hiệu theo phương đứng hiện tại
B. Ứng suất tiền cố kết nhỏ hơn ứng suất nén hữu hiệu theo phương đứng hiện tại
C. Ứng suất tiền cố kết bằng ứng suất nén hữu hiệu theo phương đứng hiện tại
D. Cả ba ý trên
Câu 14: Đất chưa cố kết là đất có đặc điểm:
A. Ứng suất tiền cố kết lớn hơn ứng suất nén hữu hiệu theo phương đứng hiện tại
B. Ứng suất tiền cố kết nhỏ hơn ứng suất nén hữu hiệu theo phương đứng hiện tại
C. Ứng suất tiền cố kết bằng ứng suất nén hữu hiệu theo phương đứng hiện tại
D. Cả ba ý trên
Câu 15: Đất cố kết thường là đất có đặc điểm:
A. Ứng suất tiền cố kết lớn hơn ứng suất nén hữu hiệu theo phương đứng hiện tại
B. Ứng suất tiền cố kết nhỏ hơn ứng suất nén hữu hiệu theo phương đứng hiện tại
C. Ứng suất tiền cố kết bằng ứng suất nén hữu hiệu theo phương đứng hiện tại
D. Cả ba ý trên
Câu 16: Khi một nền đất trầm tích cố kết thường bị xói mòn lớp đất bên trên thì lớp đất còn lại bên dưới thuộc loại đất gì:
A. Đất cố kết trước
B. Đất cố kết thường
C. Đất chưa cố kết
D. Cả ba ý trên
Câu 17: Khi lớp đất bên trên bị hóa khô do ảnh hưởng của môi trường thì lớp đất bên dưới thuộc loại gì:
A. Đất cố kết trước
B. Đất cố kết thường
C. Đất chưa cố kết
D. Cả ba ý trên
Câu 18: Tại thời điểm khi tải trọng vừa tác dụng thì áp lực nước lỗ rỗng thặng dư bằng bao nhiêu:
A. Bằng không
B. Băng độ lớn tải trọng tác dụng
C. Rất lớn
D. Cả ba ý trên
Câu 19: Đá thấm trong thí nghiệm nén cố kết có tác dụng gì:
A. Để đỡ mẫu đất
B. Để cho phép nước thoát tự do khi chịu nén
C. Để không cho phép nước thoát ra
D. Cả ba ý trên
Câu 20: Biến dạng của nền khi chịu tải trọng công trình là do:
A. Biến dạng của các hạt đất
B. Nước và khí trong lỗ rỗng bị nén lại
C. Nước và khí bị ép thoát ra khỏi lỗ rỗng
D. Cả ba ý trên
Câu 21: Khi đất bão hòa nước chịu tải trọng công trình thì biến dạng của nền đất chủ yếu là do:
A. Biến dạng của các hạt đất
B. Nước và khí trong lỗ rỗng bị nén lại
C. Nước và khí bị ép thoát ra khỏi lỗ rỗng
D. Cả ba ý trên
Câu 22: Tại sao khi công trình xây dựng trên nền đất dính bão hòa nước thì quá trình lún có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm, thậm chí hàng thế kỉ, trong khi đối với nền đất cát thì xảy ra tức thời:
A. Do hệ số thấm của đất dính rất nhỏ
B. Do hệ số thấm của đất dính rất lớn
C. Do đất dính có hệ số rỗng lớn
D. Cả ba ý trên
Câu 23: Trong mô hình cố kết thấm của Terrzaghi thì lò xo tượng trưng cho yếu tố gì trong nền đất:
A. Nước trong lỗ rỗng
B. Khả năng thoát nước khỏi lỗ rỗng
C. Khung hạt đất
D. Cả ba ý trên
Câu 24: Trong mô hình cố kết thấm của Terrzaghi thì van điều chỉnh thoát nước tượng trưng cho yếu tố gì trong nền đất:
A. Khung kết cấu hạt
B. Kích thước lỗ rỗng của đất
C. Hệ số thấm của đất
D. Cả ba ý trên
Câu 25: Khi quá trình lún trong nền đất dính bão hòa nước kết thúc thì áp lực nước lỗ rỗng thặng dư trong nền đất bằng bao nhiêu:
A. Bằng không
B. Rất lớn
C. Không xác định được
D. Cả ba ý trên
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Cơ học đất có đáp án Xem thêm...
- 10 Lượt thi
- 45 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận