Câu hỏi: Với các hóa chất và phương tiện có sẵn, gồm dung dịch H2SO4 92% (có khối lượng riêng 1,824 gam/cm3), nước cất, các dụng cụ đo thể tích, hãy cho biết cách pha để thu được dung dịch H2SO4 1M.
A. Lấy 15,5 phần thể tích nước đổ vào 1 phần thể tích dung dịch H2SO4 92%
B. Lấy 1 phần thể tích dung dịch H2SO4 92% cho vào cốc có sẵn nước cất, sau đó tiếp tục thêm nước cất vào cho đến vừa đủ 17,1 phần thể tích dung dịch
C. Lấy 1cm3 dung dịch H2SO4 92% cho vào cốc chứa sẵn một lượng nước cất không nhiều lắm, tiếp tục thêm nước cất vào cho đến 16,5 cm3 dung dịch
D. Tất cả đều không đúng
Câu 1: Hòa tan hết 21,6 gam hỗn hợp hai kim loại Mg và Fe trong dung dịch HCl, có V lít H2 (đktc) thoát ra. Trị số V dưới đây không thể có?
A. 8 lít
B. 21 lít
C. 24 lít
D. Cả (a), (b) và (c)
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 2: Nhúng một miếng giấy qùy đỏ vào một dung dịch, thấy miếng giấy quì không đổi màu. Như vậy dung dịch (hay chất lỏng) là:
A. Một axit hay dung dịch muối được tạo bởi bazơ yếu, axit mạnh (như NH4Cl)
B. Nước nguyên chất hay dung dịch trung tính (như dung dịch NaCl)
C. Một dung dịch có pH thấp
D. Không phải là một dung dịch có tính bazơ
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 3: X, Y, Z là ba nguyên tố hóa học có cấu hình electron lớp hóa trị lần lượt là: 2s22p3; 3s23p3; 4s24p3.
A. Tính kim loại giảm dần: X > Y > Z
B. Tính oxi hóa tăng dần: X < Y < Z
C. Tính phi kim giảm dần: X > Y > Z
D. Bán kính nguyên tử giảm dần: X > Y > Z
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 4: Cho 250 ml dung dịch A có hòa tan hai muối MgSO4 và Al2(SO4)3 tác dụng với dung dịch xút dư, lọc lấy kết đem nung đến khối lượng không đổi, thu được 8 gam chất rắn. Cũng 250 ml dung dịch trên nếu cho tác dụng với dung dịch amoniac dư, lọc lấy kết tủa, đem nung ở nhiệt độ cao cho đến khối lượng không đổi thì thu được 23,3 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ mol/l mỗi muối trong dung dịch A là:
A. MgSO4 0,8M; Al2(SO4)3 0,8M
B. MgSO4 0,8M; Al2(SO4)3 1M
C. MgSO4 0,8M; Al2(SO4)3 0,6M
D. MgSO4 0,6M; Al2(SO4)3 0,8M
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 5: Hỗn hợp A dạng bột gồm hai kim loại nhôm và sắt. Đặt 19,3 gam hỗn hợp A trong ống sứ rồi đun nóng ống sứ một lúc, thu được hỗn hợp chất rắn B. Đem cân lại thấy khối lượng B hơn khối lượng A là 3,6 gam (do kim loại đã bị oxi của không khí oxi hóa tạo hỗn hợp các oxit kim loại). Đem hòa tan hết lượng chất rắn B bằng dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng, có 11,76 lít khí duy nhất SO2 (đktc) thoát ra. Khối lượng mỗi kim loại có trong 19,3 gam hỗn hợp A là:
A. 5,4 gam Al; 13,9gam Fe
B. 4,05 gam Al; 15,25 gam Fe
C. 8,1 gam Al; 11,2 gam Fe
D. 8,64 gam Al; 10,66 gam Fe
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 6: Nếu đem hòa tan hết 57,6 gam hỗn hợp chất rắn trong ống sứ ở câu (215) trên bằng dung dịch HNO3 loãng, sau khi cô cạn dung dịch thì thu được 193,6 gam một muối khan. FexOy ở câu (214) là:
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. FeO4
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa phân tích - Phần 10
- 29 Lượt thi
- 60 Phút
- 40 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận