Câu hỏi: Trong quá trình tổ chức đấu thầu, Bên mời thầu thông báo thay đổi thời điểm đóng thầu. Đối với các HSMT đã nộp, Bên mời thầu có cách xử lý:
A. Yêu cầu các nhà thầu đã nộp HSDT phải đến nhận lại HSDT đã nộp theo nguyên trạng.
B. Không cho phép nhà thầu nhận lại HSDT đã nộp. Đồng thời, bảo quản HSDT của các nhà thầu đã nộp theo chế độ “Mật”.
C. Cho phép nhà thầu nhận lại HSDT và đề nghị nhà thầu gia hạn hiệu lực hồ sơ dự thầu, bảo đảm dự thầu (nếu có). HSDT của các nhà thầu không nhận lại sẽ được bảo quản theo chế độ quản lý hồ sơ “Mật”.
D. Cả 03 cách xử lý a, b, c đều đứng
Câu 1: Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định như thế nào?
A. Đối với lựa chọn nhà thầu, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong HSMT, HSYC theo một mức xác định từ 1% đến 3% giá gói thầu căn cứ quy mô và tính chất của từng gói thầu.
B. Đối với lựa chọn nhà thầu, giá trị bảo đảm dự thầu theo một mức xác định căn cứ vào tính chất của từng gói thầu cụ thể và được người có thẩm quyền quyết định tùy theo điều kiện thực hiện gói thầu.
C. Theo một mức xác định căn cứ vào tính chất của từng gói thầu cụ thể nhưng phải đảm bảo > 3% giá gói thầu được duyệt.
D. Theo một mức xác định căn cứ vào tính chất của từng gói thầu cụ thể nhưng > 3% giá gói thầu được duyệt.
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 2: Lựa chọn phương pháp đánh giá HSDT cho gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn có quy mô nhỏ, đơn giản:
A. Sử dụng phương pháp giá thấp nhất.
B. Sử dụng phương pháp giá thấp nhất hoặc phương pháp giá đánh giá nếu các chi phí của gói thầu có thể quy đổi được trên cùng một mặt bằng về các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thương mại cho cả vòng đời sử dụng.
C. Sử dụng phương pháp giá cố định.
D. Sử dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá vì gói thầu chú trọng tới cả chất lượng và chi phí.
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 3: Lựa chọn phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa:
A. Phương pháp giá thấp nhất và phương pháp giá đánh giá.
B. Phương pháp giá thấp nhất và phương pháp dựa trên kỹ thuật.
C. Phương pháp giá thấp nhất hoặc phương pháp giá đánh giá hoặc phương pháp dựa trên kỹ thuật.
D. Phương pháp giá giá thấp nhất hoặc phương pháp giá đánh giá hoặc phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá.
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 4: Gói thầu tổ chức đấu thầu trong nước: Trường hợp HSMT cần sửa đổi sau khi phát hành thì phải thông báo đến các nhà thầu đã nhận HSMT (trừ gói thầu quy mô nhỏ).
A. Tối thiểu là 5 ngày trước thời điểm đóng thầu.
B. Tối thiểu là 7 ngày trước thời điểm đóng thầu.
C. Tối thiểu là 10 ngày trước thời điểm đóng thầu.
D. Tối thiểu là 15 ngày trước thời điểm đóng thầu.
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 5: Giới hạn phần trăm giá trị công việc nhà thầu phụ được thực hiện trong gói thầu:
A. Nhà thầu phụ không được thực hiện quá tỷ lệ phần trăm (%) trên giá dự thầu của nhà thầu chính được Chủ đầu tư/Bên mời thầu quy định trong HSMT dành cho nhà thầu phụ.
B. Nhà thầu phụ không được thực hiện quá 10% trên giá gói thầu.
C. Nhà thầu phụ không được thực hiện quá 10% trên giá dự thầu của nhà thầu chính.
D. Nhà thầu phụ không được thực hiện quá 20% trên giá dự thầu của nhà thầu chính.
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 6: Tình huống: Nhà thầu A ký hợp đồng thực hiện gói thầu X với giá 02 tỷ đồng với giá trị dành cho nhà thầu phụ B được xác định trong hồ sơ dự thầu theo đúng HSMT và hợp đồng ký kết là 250 triệu đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, có ý kiến cho rằng nhà thầu A vi phạm pháp luật về đấu thầu. Câu hỏi: nhà thầu A vi phạm pháp luật về đấu thầu trong trường hợp nào?
A. Nhà thầu A giao cho nhà thầu phụ B thực hiện khối lượng công việc với giá trị 500 triệu đồng.
B. Nhà thầu A giao cho nhà thầu B thực hiện công việc theo đứng nội dung trong HSDT và giá trị 250 triệu đồng.
C. Nhà thầu A đã sử dụng thầu phụ B có giá trị 12,5% (lớn hơn 10%) giá hợp đồng đã ký kết.
D. Tất cả các phương án a. b. c. đều vi phạm.
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Đấu thầu - Phần 13
- 11 Lượt thi
- 45 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận