Câu hỏi: Tiêu chí đánh giá dạy học theo định hướng phát triển năng lực:
A. Tiêu chí đánh giá dựa vào diễn biến của cả năm học, quan tâm tới sự tiến bộ của người học, chú trọng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
B. Tiêu chí đánh giá dựa vào kết quả "đầu ra", quan tâm tới sự tiến bộ của người học, chú trọng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
C. Tiêu chí đánh giá dựa vào kiến thức, kỹ năng gắn với nội dung đã học, không cần chú trọng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
D. Tiêu chí đánh giá dựa vào kiến thức, kỹ năng gắn với nội dung đã được truyền thụ.
Câu 1: Một trong những nguyên tắc dạy học theo định hướng phát triển năng lực là:
A. Xác định mục tiêu dạy học dựa trên đầu vào (tương ứng với những năng lực hay thành phần năng lực mà học sinh nhập học).
B. Xác định mục tiêu giáo dục dựa trên nhu cầu của học sinh (tương ứng với những năng lực hay thành phần năng lực mà học sinh muốn học).
C. Xác định mục tiêu dạy học theo tình hình địa phương (tương ứng với những năng lực hay thành phần năng lực mà nhà trường muốn truyền đạt).
D. Xác định mục tiêu dạy học theo chuẩn đầu ra (tương ứng với những năng lực hay thành phần năng lực mà học sinh cần có sau quá trình học).
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 2: Theo Quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực, Chương trình Giáo dục phổ thông chú trọng:
A. Ứng dụng công nghệ thông tin vào lớp học, nghiên cứu công trình khoa học.
B. Giáo dục thông qua nghề nghiệp, thông qua nghiên cứu khoa học.
C. Thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống.
D. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học, áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại.
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 3: Có bao nhiêu nguyên tắc dạy học theo định hướng phát triển năng lực:
A. 3 nguyên tắc
B. 4 nguyên tắc
C. 5 nguyên tắc
D. 6 nguyên tắc
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 4: Việc quản lý chất lượng giáo dục theo định hướng phát triển năng lực:
A. Tập trung vào việc mô tả chất lượng khi đang trong quá trình giáo dục, là những gì mà người học đang được truyền thụ.
B. Tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, là những phẩm chất mà người học thể hiện.
C. Tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, là những năng lực mà người học cần có sau quá trình học tập.
D. Tập trung vào việc mô tả mức độ vận dụng thực tiễn trong hoạt động trải nghiệm được tiến hành trong nhà trường.
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 5: Theo Chương trình tổng thể GDPT (được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua ngày 27/7/2017), năng lực được định nghĩa như sau:
A. Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.
B. Năng lực là bản tính cá nhân, mang yếu tố di truyền được phát triển nhờ quá trình học tập, rèn luyện cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.
C. Năng lực là thuộc tính cá nhân, được phát triển nhờ quá trình học tập, rèn luyện cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.
D. Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện cho phép con người thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 6: Phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực:
A. Giáo viên là người truyền thụ tri thức, học sinh tiếp thu những tri thức được quy định sẵn.
B. Học sinh tạo tình huống, giáo viên chỉ tổ chức dựa trên vấn đề, tình huống do học sinh tạo ra; chú trọng phát triển khả năng giải quyết vấn đề của học sinh.
C. Giáo viên chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ học sinh chiếm lĩnh tri thức; chú trọng phát triển khả năng giải quyết vấn đề của học sinh.
D. Giáo viên tạo tình huống, học sinh tiếp thu kiến thức qua tình huống do giáo viên đặt ra.
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Tiểu học có đáp án - Phần 19
- 0 Lượt thi
- 30 Phút
- 20 Câu hỏi
- Người đi làm
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận