Câu hỏi: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được quy định như thế nào trong Luật BHXH 2014?
A. 05 ngày làm việc
B. 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi
C. 14 ngày làm việc khi vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 1: Thời gian tối đa người lao động được nghỉ việc hưởng chế độ chăm sóc cho mỗi con ốm đau trong một năm được quy định như thế nào trong Luật BHXH 2014?
A. Tối đa là 10 ngày làm việc nếu con dưới 3 tuổi; tối đa là 15 làm việc nếu con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi
B. Tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 3 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi
C. Tối đa là 30 ngày làm việc nếu con dưới 3 tuổi; tối đa là 20 ngày làm việc nếu con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi
D. Cả 3 đáp án trên
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 2: Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành được quy định như thế nào trong Luật BHXH 2014?
A. Tối đa 90 ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
B. Tối đa 180 ngày trong một năm không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần
C. Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần, hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau theo quy định mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH
D. Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần, hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức cao hơn
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 3: Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau được quy định như thế nào trong Luật BHXH 2014?
A. Một ngày bằng 20% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình
B. Một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung
C. Một ngày bằng 30% mức lương cơ sở (không phân biệt nghỉ tại gia đình hay tại cơ sở tập trung)
D. Cả 3 đáp án trên
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 4: Luật BHXH 2014 quy định từ ngày 01/01/2016 trở đi hằng tháng người sử dụng lao động phải đóng bao nhiêu % tổng quỹ tiền lương vào các quỹ thành phần của quỹ BHXH bắt buộc?
A. 3% vào quỹ ốm đau và thai sản
B. 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
C. 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
D. Cả 3 đáp án trên
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 5: Luật BHXH 2014 quy định người lao động khi có nguyện vọng được nhận BHXH một lần khi có điều kiện gì sau đây?
A. Ra nước ngoài để định cư
B. Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS
C. Người tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH
D. Thuộc một trong 3 đáp án nêu trên
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 6: Mức lương hưu hằng tháng đối với người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2016 đến hết ngày 31/12/2017 được quy định như thế nào trong Luật BHXH 2014?
A. Bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH theo quy định tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%
B. Bằng 45% mức bình quân tiền lương bình quân tương ứng với 16 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%
C. Bằng 45% mức bình quân tiền lương bình quân tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%
D. Cả 3 đáp án trên
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật bảo hiểm - Phần 8
- 0 Lượt thi
- 30 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận