Câu hỏi: Sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, pháp luật lao động quy định thời gian người lao động nữ nghỉ thêm được tính như thế nào?
A. Nghỉ thêm 1 tháng, được hưởng nguyên lương
B. Nghỉ thêm 1 tháng, không hưởng lương
C. Không được nghỉ thêm
D. Thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời gian nghỉ thêm không hưởng lương
Câu 1: Anh, chị hãy cho biết có mấy loại hợp đồng lao động, đó là những loại nào?
A. 2 loại, gồm: hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn
B. 3 loại, gồm: hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động 1 năm và hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 đến 3 năm
C. 3 loại, gồm: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng; Hợp đồng lao động xác định thời hạn, mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng
D. 1 loại, gồm: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 2: Cơ quan nào có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công?
A. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi diễn ra cuộc đình công
B. Liên đoàn lao động cấp tỉnh nơi diễn ra cuộc đình công
C. Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra cuộc đình công
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 3: Bộ luật Lao động năm 2012 quy định thời gian nghỉ thai sản như thế nào?
A. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng
B. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 05 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 03 tháng
C. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 04 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 01 tháng
D. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 03 tháng
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 4: Theo quy định của Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì “người lao động” là người:
A. Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động
B. Người lao động là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động
C. Người lao động là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động
D. Tất cả các ý trên đều sai
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 5: Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động nữ trong những trường hợp nào?
A. Lao động nữ đang mang thai
B. Lao động nữ đang nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định
C. Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
D. Cả 3 trường hợp trên
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 6: Theo quy định của Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì người lao động có những nghĩa vụ nào sau đây?
A. Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động
B. Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế
C. Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể
D. Tất cả các ý trên đều đúng
30/08/2021 5 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật lao động - Phần 7
- 2 Lượt thi
- 25 Phút
- 24 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận