Câu hỏi:
Ở ngô, tính trạng chiều cao cây do 3 cặp gen không alen phân li độc lập tác động theo kiểu cộng gộp (A1a1, A2a2, A3a3). Mỗi alen trội khi có mặt trong kiểu gen làm cho cây cao thêm 10cm so với alen lặn, cây cao nhất có chiều cao 210cm. Phép lai giữa cây cao nhất với cây thấp nhất được F1. Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên được F2. Theo lí thuyết, ở F2 loại cây có độ cao nào sau đây sẽ có tỉ lệ cao nhất?
A. 170 cm
B. 180 cm
C. 210 cm
D. 150 cm
Câu 1: Ở bò gen A quy định có sừng, gen a quy định không sừng. Kiểu gen Aa quy định có sừng ở bò đực và không sừng ở bò cái. Gen nằm trên NST thường. Cho bò đực có sừng giao phối với bò cái không sừng thì sẽ có tổng số phép lai là?
A. 1 phép lai
B. 3 phép lai
C. 6 phép lai
D. 4 phép lai
05/11/2021 2 Lượt xem
Câu 2: Ở một quần thể, xét cặp alen Aa nằm trên NST thường, trong đó alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo dõi tỉ lệ kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp, kết quả thu được bảng sau:
Thế hệ | Tỉ lệ các kiểu gen | ||
F1 | 0,36AA | 0,48Aa | 0,16aa |
F2 | 0,4AA | 0,40Aa | 0,20aa |
F3 | 0,45AA | 0,30Aa | 0,25aa |
F4 | 0,48AA | 0,24Aa | 0,28aa |
F5 | 0,50AA | 0,20Aa | 0,30aa |
Quần thể đang chịu tác động của nhân tố nào sau đây?
A. Giao phối không ngẫu nhiên.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên.
D. Di - nhập gen.
05/11/2021 2 Lượt xem
Câu 3: Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp, B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng. Hai cặp gen này nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Cho cây dị hợp về 2 cặp gen lai phân tích được Fb. Lấy 4 cây Fb, Xác suất để trong 4 cây này chỉ có 2 cây thân thấp, hoa trắng là:
A. 3/8.
B. 27/128.
C. 1/16.
D. 9/256.
05/11/2021 0 Lượt xem
05/11/2021 1 Lượt xem
Câu 5: Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào?
A. Đột biến đảo đoạn.
B. Đột biến lệch bội.
C. Đột biến tam bội.
D. Đột biến tứ bội.
05/11/2021 1 Lượt xem
Câu 6: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Trong quá trình giảm phân, bộ nhiễm sắc thể của tế bào không phân li, tạo thành giao tử chứa 2n. Khi thụ tinh, sự kết hợp của giao tử 2n này với giao tử bình thường (1n) sẽ tạo ra hợp tử có thể phát triển thành
A. thể ba.
B. thể đơn bội.
C. thể tam bội.
D. thể tứ bội.
05/11/2021 0 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường THPT Hiệp Thành
- 1 Lượt thi
- 50 Phút
- 40 Câu hỏi
- Học sinh
Cùng danh mục Thi THPT QG Môn Sinh
- 1.1K
- 150
- 40
-
39 người đang thi
- 819
- 40
- 40
-
92 người đang thi
- 653
- 22
- 40
-
18 người đang thi
- 573
- 5
- 40
-
96 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận