Câu hỏi:

Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện phân đôi 3 lần liên tiếp tạo ra 12 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 2 lần nữa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(I). Số phân tử ADN ban đầu là 2.

(II). Số mạch polinuclêôtit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 100.

(III). Số phân tử ADN chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 36.

(IV). Số phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 28.

168 Lượt xem
05/11/2021
3.1 7 Đánh giá

A. 1

B. 2

C. 4

D. 3

Đăng Nhập để xem đáp án
Câu hỏi khác cùng đề thi
Câu 1:

Khi nói về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

A. Tất cả các loài có hệ tuần hoàn kép đều có trao đổi khí qua phế nang của phổi.

B. Tất cả các loài động vật đa bào đều có hệ tuần hoàn.

C. Tất cả các loài có ống tiêu hóa đều có hệ tuần hoàn kín.

D. Tất cả các loài hô hấp bằng ống khí đều có hệ tuần hoàn hở.

Xem đáp án

05/11/2021 7 Lượt xem

Câu 3:

Trong thí nghiệm phát hiện hô hấp bằng việc thải khí có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

A. Sẽ phản ứng với  tạo nên kết tủa  làm đục nước vôi trong.

B. Nếu thay hạt đang nảy mầm bằng hạt khô thì nước vôi trong không bị vẩn đục.

C. Nếu tiến hành thí nghiệm trong điều kiện nhiệt độ thấp thì lượng  được thải ra càng ít.

D. Rót nước từ từ từng ít một qua phễu vào bình chứa hạt để cung cấp nước cho quá trình thủy phân chất hữu cơ.

Xem đáp án

05/11/2021 9 Lượt xem

Câu 4:

Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

B. Thực chất của chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó làm thay đổi tần số alen của quần thể.

D. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên.

Xem đáp án

05/11/2021 9 Lượt xem

Câu 5:

Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24 và hàm lượng ADN trong nhân tế bào sinh dưỡng là 4pg. Trong một quần thể của loài này có 4 thể đột biến được kí hiệu là A, B, C và D. Số lượng nhiễm sắc thể và hàm lượng ADN có trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở 4 thể đột biến này là:

Thể đột biến

A

B

C

D

Số lượng NST

24

24

36

24

Hàm lượng ADN

3,8 pg

4,3 pg

6pg

4pg

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

A. Thể đột biến B là đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

B. Thể đột biến A là đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

C. Thể đột biến C là đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến tam bội.

D. Thể đột biến D có thể là đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.

Xem đáp án

05/11/2021 10 Lượt xem

Câu 6:

Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

A. Đột biến chuyển đoạn không bao giờ làm thay đổi số lượng gen có trong tế bào.

B. Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

C. Đột biến thể ba làm tăng số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào.

D. Ở các đột biến đa bội chẵn, số lượng nhiễm sắc thể luôn là số chẵn.

Xem đáp án

05/11/2021 9 Lượt xem

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường THPT Bình Phú
Thông tin thêm
  • 3 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 40 Câu hỏi
  • Học sinh