Câu hỏi:
Một lưới thức gồm có 9 loài được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
A. Có 15 chuỗi thức ăn.
B. Nếu loài K bị tuyệt diệt thì lưới thức ăn này có tối đa 7 loài.
C. Nếu loài E bị con người đánh bắt làm giảm số lượng thì loài M sẽ tăng số lượng.
D. Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 mắt xích.
Câu 1: Vườn dừa có loài côn trùng A chuyên đưa những con côn trùng của loài B lên chồi non để côn trùng B lấy nhựa của cây dừa và thải ra chất dinh dưỡng cho côn trùng A ăn. Để bảo vệ vườn dừa, người nông dân đã thả vào vườn loài kiến 3 khoang. Khi được thả vào vườn, kiến ba khoang đã sử dụng loài côn trùng A làm thức ăn và không gây hại cho dừa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
A. Kiến 3 khoang và dừa là quan hệ hợp tác.
B. Kiến 3 khoang và côn trùng A là quan hệ sinh vật ăn sinh vật.
C. Côn trùng A và cây dừa là quan hệ hội sinh.
D. Côn trùng A và côn trùng B là quan hệ hỗ trợ khác loài
05/11/2021 8 Lượt xem
Câu 2: Ở một loài động vật, xét 2 cặp gen quy định hai cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây đều dị hợp 2 cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1 có 4% số cá thể đồng hợp lặn về 2 cặp gen. Cho biết không xảy ra đột biến và có hoán vị gen ở hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
A. Nếu hai cây P có kiểu gen khác nhau thì tần số hoán vị là 20%.
B. Cho cây dị hợp về 2 cặp gen lai phân tích, có thể thu được đời con với tỉ lệ kiểu gen.
C. Ở F1 loại kiểu hình có 1 tính trạng trội chiếm 42%.
D. F1 có 4 kiểu gen quy định kiểu hình trội về 1 tính trạng
05/11/2021 9 Lượt xem
Câu 3: Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai \(P:AabbDD \times aabbdd\) cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là:
A. \(1:2:1\)
B. \(1:1:1:1\)
C. \(1:1\)
D. \(3:3:1:1\)
05/11/2021 10 Lượt xem
Câu 4: Khi nói về đại Tân sinh, phát biểu nào sau đây sai?
A. Chim, thú và côn trùng phát triển mạnh ở đại này.
B. Cây có hoa phát triển ư thế so với các nhóm thực vật khác.
C. Ở kỉ thứ tư (kỉ Đệ tứ), khí hậu lạnh và khô.
D. Ở kỉ thứ 3 (kỉ Đệ tam) xuất hiện loài người.
05/11/2021 7 Lượt xem
Câu 5: Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở tất cả các quần thể, nhóm tuổi đang sinh sản luôn có số lượng cá thể nhiều hơn nhóm tuổi sau sinh sản.
B. Khi số lượng cá thể của nhóm tuổi sau sinh sản ít hơn số lượng cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản thì quần thể đang phát triển.
C. Quần thể sẽ diệt vong nếu số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn số lượng cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản.
D. Cấu trúc tuổi của quần thể thường thay đổi theo chu kì mùa. Ở loài nào có vùng phân bố rộng thì thường có cấu trúc tuổi phức tạp hơn loài có vùng phân bố hẹp.
05/11/2021 8 Lượt xem
Câu 6: Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
B. Thực chất của chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó làm thay đổi tần số alen của quần thể.
D. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên.
05/11/2021 9 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường THPT Bình Phú
- 4 Lượt thi
- 50 Phút
- 40 Câu hỏi
- Học sinh
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận