Câu hỏi:

Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp; B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng (P), thu được F1 có 100% thân cao, hoa đỏ. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2 có 32% số cây dị hợp 1 cặp gen. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?     

(I). Kiểu gen của F1 là \(\frac{{\underline {AB} }}{{ab}}\) và tần số hoán vị gen 20%.

(II). Ở F2 số cây thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 66%.

(III). Nếu cho F1 lai phân tích thì sẽ thu được đời con có 10% số cây thân thấp, hoa đỏ.

(IV). Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng ở F2 xác suất được cây thuần chủng là 1/9.

328 Lượt xem
05/11/2021
3.8 10 Đánh giá

A. 1

B. 2

C. 4

D. 3

Đăng Nhập để xem đáp án
Câu hỏi khác cùng đề thi
Câu 1:

Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong, nhận định nào sau đây không đúng?

A. Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một khoảng thời gian nhất định.

B. Mức sinh sản là số cá thể của quần thể được sinh ra trong một khoảng thời gian nhất định.

C. Mức sinh sản và mức tử vong luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

D. Sự thay đổi tỉ lệ sinh sản và tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.

Xem đáp án

05/11/2021 7 Lượt xem

Câu 2:

Ở vi khuẩn E.coli, xét một đoạn phân tử ADN có 5 gen A, B, D, E, G. Trong đó có 4 gen A, B, D, E thuộc cùng một operon. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

A. Nếu gen A nhân đôi 3 lần thì gen D cũng nhân đôi 3 lần.

B. Nếu gen B tạo ra được 20 phân tử mARN thì gen E cũng tạo ra được 20 phân tử mARN.

C. Nếu gen G tổng hợp ra 15 phân tử ARN thì gen D cũng tạo ra 15 phân tử ARN.

D. Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở gen A thì không làm thay đổi cấu trúc của mARN ở tất cả các gen.

Xem đáp án

05/11/2021 9 Lượt xem

Câu 5:

Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

B. Thực chất của chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó làm thay đổi tần số alen của quần thể.

D. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên.

Xem đáp án

05/11/2021 9 Lượt xem

Câu 6:

Khi nói về tính đa dạng của quần xã, điều nào sau đây không đúng?

A. Quần xã ở vùng nhiệt đới có độ đa dạng cao hơn quần xã ở vùng ôn đới.

B. Số lượng quần thể càng nhiều thì kích thước của mỗi quần thể càng lớn.

C. Thành phần và kích thước của mỗi quần thể thay đổi theo các mùa trong năm.

D. Điều kiện tự nhiên càng thuận lợi thì độ đa dạng của quần xã càng cao.

Xem đáp án

05/11/2021 11 Lượt xem

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường THPT Bình Phú
Thông tin thêm
  • 4 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 40 Câu hỏi
  • Học sinh