Câu hỏi:
Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một khoảng thời gian nhất định.
B. Mức sinh sản là số cá thể của quần thể được sinh ra trong một khoảng thời gian nhất định.
C. Mức sinh sản và mức tử vong luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
D. Sự thay đổi tỉ lệ sinh sản và tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
Câu 1: Vườn dừa có loài côn trùng A chuyên đưa những con côn trùng của loài B lên chồi non để côn trùng B lấy nhựa của cây dừa và thải ra chất dinh dưỡng cho côn trùng A ăn. Để bảo vệ vườn dừa, người nông dân đã thả vào vườn loài kiến 3 khoang. Khi được thả vào vườn, kiến ba khoang đã sử dụng loài côn trùng A làm thức ăn và không gây hại cho dừa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
A. Kiến 3 khoang và dừa là quan hệ hợp tác.
B. Kiến 3 khoang và côn trùng A là quan hệ sinh vật ăn sinh vật.
C. Côn trùng A và cây dừa là quan hệ hội sinh.
D. Côn trùng A và côn trùng B là quan hệ hỗ trợ khác loài
05/11/2021 8 Lượt xem
Câu 2: Giao phối không ngẫu nhiên có đặc điểm nào sau đây?
A. Làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
B. Làm tăng tỉ lệ kiểu gen dị hợp, giảm tỉ lệ kiểu gen đồng hợp.
C. Chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen.
D. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.
05/11/2021 10 Lượt xem
05/11/2021 10 Lượt xem
05/11/2021 10 Lượt xem
Câu 5: Các giai đoạn của diễn thế sinh thái nguyên sinh diễn ra theo trật tự nào sau đây?
1. Môi trường chưa có sinh vật.
2. Hình thành các quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực).
3. Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong.
4. Các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau.
A. 1 → 3 → 4 → 2.
B. 1 → 4 → 3 → 2.
C. 1 → 2 → 4 → 3.
D. 1 → 2 → 3 → 4.
05/11/2021 8 Lượt xem
Câu 6: Ở vi khuẩn E.coli, xét một đoạn phân tử ADN có 5 gen A, B, D, E, G. Trong đó có 4 gen A, B, D, E thuộc cùng một operon. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
A. Nếu gen A nhân đôi 3 lần thì gen D cũng nhân đôi 3 lần.
B. Nếu gen B tạo ra được 20 phân tử mARN thì gen E cũng tạo ra được 20 phân tử mARN.
C. Nếu gen G tổng hợp ra 15 phân tử ARN thì gen D cũng tạo ra 15 phân tử ARN.
D. Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở gen A thì không làm thay đổi cấu trúc của mARN ở tất cả các gen.
05/11/2021 9 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường THPT Bình Phú
- 4 Lượt thi
- 50 Phút
- 40 Câu hỏi
- Học sinh
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận