Câu hỏi:
Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số người bị mắc một bệnh di truyền đơn gen là 9%. Phả hệ dưới đây cho thấy một số thành viên (màu đen) bị một bệnh này. Kiểu hình của người có đánh dấu (?) là chưa biết.
Có 4 kết luận rút ra từ sơ đồ phả hệ trên:
(1) Cá thể III-9 chắc chắn không mang alen gây bệnh (2) Cá thể II-5 có thể không mang alen gây bệnh.
(3) Xác suất để cá thể II-3 có kiểu gen dị hợp tử là 50%. (4) Xác suất cả thể con III (?) bị bệnh là 23%.
Số kết luận đúng là:
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Câu 1: Ở một quần thể thực vật sinh sản hữu tính, xét cấu trúc di truyền của một locus 2 alen trội lặn hoàn toàn là A và a có dạng 0,5AA + 0,2Aa + 0,3aa = 1. Một học sinh đưa ra một số nhận xét về quần thể này, nhận xét nào đúng?
A. Nếu quá trình giao phối vẫn tiếp tục như thế hệ cũ, tần số kiểu gen dị hợp sẽ tiếp tục giảm.
B. Có hiện tượng tự thụ phấn ở quần thể qua rất nhiều thế hệ.
C. Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền với tần số alen trội gấp 1,5 lần tần số alen lặn.
D. Nếu quần thể nói trên xảy ra ngẫu phối, trạng thái cân bằng được thiết lập sau ít nhất 1 thế hệ.
05/11/2021 3 Lượt xem
Câu 2: Ở quần đảo Hawai, trên những cánh đồng mía, loài cây cảnh (Lantana) phát triển mạnh làm ảnh hưởng đến năng suất cây mía; chim sáo chủ yếu ăn quả của cây cảnh, ngoài ra còn ăn thêm sâu hại mía. Đểm tăng năng suất cây mía người ta nhập một số loài sâu bọ kí sinh trên cây cảnh. Khi cây cảnh bị tiêu diệt, năng suất mía vẫn không tăng, Nguyên nhân của hiện tượng này là do:
A. mía không phải là loài ưu thế trên quần đảo.
B. môi trường sống thiếu chất dinh dưỡng.
C. số lượng sâu hại mía tăng.
D. môi trường sống bị biến đổi khi cây cảnh bị tiêu diệt.
05/11/2021 2 Lượt xem
Câu 3: Khi nói về trao đổi nước ở thực vật trên cạn, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Mạch gỗ làm nhiệm vụ vận chuyển nước từ rễ lên lá.
B. Lông hút là tế bào biểu bì làm nhiệm vụ hút nước
C. Ở lá cây, nước chủ yếu được thoát qua khí khổng.
D. Tất cả các loài cây, nước chỉ được thoát qua lá.
05/11/2021 1 Lượt xem
Câu 4: Khi nói về đặc điểm của mã di truyền, kết luận nào sau đây đúng?
A. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
B. Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là cứ 3 nuclêôtit đứng kế tiếp nhau quy định 1 axit amin, trừ bộ ba kết thúc.
C. Mã di truyền có tính phổ biến, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một axit amin, trừ AUG và UGG.
D. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định, theo từng bộ ba theo chiều từ 3' đến 5’ trên mARN.
05/11/2021 1 Lượt xem
Câu 5: Đặc điểm chỉ có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực mà không có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ là:
A. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
B. Nuclêôtit mới được tổng hợp gắn vào đầu 3’ của chuỗi pôlinuclêôtit đang kéo dài.
C. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu tải bàn.
D. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục
05/11/2021 1 Lượt xem
05/11/2021 1 Lượt xem

- 0 Lượt thi
- 50 Phút
- 40 Câu hỏi
- Học sinh
Cùng danh mục Thi THPT QG Môn Sinh
- 1.1K
- 150
- 40
-
99 người đang thi
- 819
- 40
- 40
-
18 người đang thi
- 653
- 22
- 40
-
29 người đang thi
- 573
- 5
- 40
-
20 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận