Câu hỏi:
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24 và hàm lượng ADN trong nhân tế bào sinh dưỡng là 4pg. Trong một quần thể của loài này có 4 thể đột biến được kí hiệu là A, B, C và D. Số lượng nhiễm sắc thể và hàm lượng ADN có trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở 4 thể đột biến này là:
Thể đột biến | A | B | C | D |
Số lượng NST | 24 | 24 | 36 | 24 |
Hàm lượng ADN | 3,8 pg | 4,3 pg | 6pg | 4pg |
A. Thể đột biến B là đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
B. Thể đột biến A là đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
C. Thể đột biến C là đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến tam bội.
D. Thể đột biến D có thể là đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.
05/11/2021 7 Lượt xem
Câu 2: Một loài thú, xét 3 cặp gen Aa, Bb và Dd quy định 3 cặp tính trạng khác nhau. Trong đó, cặp gen Aa và Bb nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X; cặp gen Dd nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho con đực mang kiểu hình trội về 3 tính trạng giao phối với con cái mang kiểu hình trội về 3 tính trạng (P), thu được có 24 kiểu gen và 10 kiểu hình, trong đó, tỉ lệ kiểu hình ở giới đực là Biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
A. Ở giới cái của F1 chỉ có 2 loại kiểu hình.
B. Quá trình giảm phân của cơ thể cái đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
C. Nếu cho con cái P lai phân tích thì sẽ thu được có tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới cái là: \(4:4:4:4:1:1:1:1\)
D. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái ở xác suất thu được cá thể thuần chủng là 42%.
05/11/2021 11 Lượt xem
Câu 3: Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một khoảng thời gian nhất định.
B. Mức sinh sản là số cá thể của quần thể được sinh ra trong một khoảng thời gian nhất định.
C. Mức sinh sản và mức tử vong luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
D. Sự thay đổi tỉ lệ sinh sản và tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
05/11/2021 7 Lượt xem
Câu 4: Khi nói về tính đa dạng của quần xã, điều nào sau đây không đúng?
A. Quần xã ở vùng nhiệt đới có độ đa dạng cao hơn quần xã ở vùng ôn đới.
B. Số lượng quần thể càng nhiều thì kích thước của mỗi quần thể càng lớn.
C. Thành phần và kích thước của mỗi quần thể thay đổi theo các mùa trong năm.
D. Điều kiện tự nhiên càng thuận lợi thì độ đa dạng của quần xã càng cao.
05/11/2021 11 Lượt xem
Câu 5: Quan sát số lượng cây cỏ mực ở trong một quần xã sinh vật, người ta thấy được trên bờ mương, mật độ đo được 28 cây/m2. Trong khi đó, ở giữa ruộng mật độ đo được là 8 câym2. Số liệu trên cho ta biết được đặc trưng nào của quần thể?
A. Tỷ lệ đực/cái
B. Thành phần nhóm tuổi
C. Sự phân bố cá thể
D. Mật độ cá thể
05/11/2021 10 Lượt xem
Câu 6: Môt gen có 2700 liên kết hiđro và có 300A. Tỉ lệ \(\frac{{A + T}}{{G + X}}\) của gen là bao nhiêu?
A. 2/5
B. 1/3
C. 3/7
D. 3/14
05/11/2021 9 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường THPT Bình Phú
- 4 Lượt thi
- 50 Phút
- 40 Câu hỏi
- Học sinh
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận