Câu hỏi: Để xác định hiệu ứng do tải trọng thường xuyên DC tác dụng lên cầu dầm liên tục thi công theo phương pháp đúc hẫng cân bằng ta chất tải trọng này lên sơ đồ tính toán nào của kết cấu nhịp?
A. Sơ đồ dầm liên tục
B. Sơ đồ dầm giản đơn mút thừa
C. Sơ đồ đúc hẫng cân bằng
D. Sơ đồ kết cấu nhịp trước khi thực hiện đốt hợp long cuối cùng
Câu 1: Hãy giải thích tại sao tỉ lệ giữa chiều dài nhịp biên và chiều dài nhịp chính trong cầu dầm liên tục thi công theo công nghệ đúc hẫng cân bằng lại không lấy theo tỉ lệ hợp lý đối với dầm liên tục là 0,8?
A. Để giảm chiều dài đoạn dầm đúc trên đà giáo cố định
B. Để giảm phản lực gối lên mố hoặc trụ biên
C. Để không xuất hiện mô men âm ở mặt cắt giữa nhịp chính
D. Để sơ đồ làm việc của kết cấu nhịp gần với sơ đồ đúc hẫng
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 2: Để đảm bảo cường độ và độ ổn định của nền đường cần quan tâm đến vùng hoạt động 80 cm từ đáy áo đường: 30 cm trên phải đảm bảo CBR bằng 8 với đường cấp I, II và bằng 6 với các cấp khác. 50 cm tiếp với CBR bằng 5 với đường cấp I, II và bằng 4 với các cấp khác. Trị số CBR được xác định trong trường hợp nào?
A. CBR xác định trong trường hợp lấy mẫu tự nhiên
B. CBR xác định ngoài hiện trường
C. CBR xác định trong phòng, mẫu đất được đầm nén tiêu chuẩn, để khô
D. CBR xác định trong phòng, mẫu đất được đầm nén tiêu chuẩn và ngâm mẫu 4 ngày đêm.
30/08/2021 4 Lượt xem
Câu 3: Trong thiết kế mặt đường bê tông xi măng theo Quyết định 32-30 của Bộ giao thông vận tải thì cần kiểm tra cường độ kéo uốn của tấm bê tông xi măng khi tải trọng bánh xe đặt ở đâu?
A. Tải trọng xe đặt giữa tấm
B. Tải trọng xe đặt ở góc tấm
C. Tải trọng xe đặt ở giữa cạnh dài của tấm
D. Phải kiểm tra cả 3 vị trí trên
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 4: Khu vực điều chỉnh của đường sắt không khe nối dùng để:
A. Điều chỉnh khe hở mối nối ray
B. Điều chỉnh ứng suất nhiệt
C. Giải phóng ứng suất nhiệt
D. Cho ray co giãn tự do
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 5: Hãy cho biết nguyên lý của phương pháp địa chấn (Seismic Method) để thăm dò địa chất công trình trong khảo sát xây dựng đường hầm?
A. Tạo chấn động tại một điểm và đo thời gian truyền sóng tới các đầu thu (geophon) đặt trên mặt đất
B. Tạo chấn động tại một điểm và đo thời gian truyền sóng tới các đầu thu đặt dọc theo chiều sâu lỗ khoan xuyên qua các địa tầng
C. Tạo chấn động tại nhiều điểm dọc theo chiều sâu lỗ khoan xuyên qua các địa tầng và đo thời gian truyền sóng tới các đầu thu đặt ở những điểm tương ứng trong một lỗ khoan khác
D. Một trong ba biện pháp nêu trên
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 6: Tại sao trong các phương pháp thiết kế đường hầm người ta đều phải dựa trên một phương pháp phân loại địa chất nào đó?
A. Để sử dụng những thông số địa chất của khối đá mà phương pháp phân loại địa chất đó cung cấp
B. Để sử dụng những kinh nghiệm thiết kế mà phương pháp phân loại địa chất đó cung cấp
C. Để sử dụng những thiết kế điển hình mà phương pháp phân loại địa chất đó cung cấp
D. Để phù hợp với Tiêu chuẩn thiết kế có sử dụng phương pháp phân loại đó
30/08/2021 3 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thiết kế cầu đường hầm giao thông - Phần 11
- 0 Lượt thi
- 45 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Cùng chủ đề Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thiết kế cầu đường hầm giao thông có đáp án
- 351
- 0
- 25
-
19 người đang thi
- 510
- 0
- 25
-
78 người đang thi
- 187
- 0
- 25
-
89 người đang thi
- 173
- 0
- 25
-
83 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận