Câu hỏi:
Đặt vào hai đầu đoạn mạch R, L, C không phân nhánh một điện áp xoay chiều, biết cảm kháng của cuộn cảm thuần là ZL, dung kháng của tụ điện là ZC và điện trở thuần R. Biết i trễ pha so với với u. Mỗi quan hệ đúng là
A. \({{Z}_{L}}<{{Z}_{C}}\)
B. \({{Z}_{L}}={{Z}_{C}}\)
C. \({{Z}_{L}}=R\)
D. \({{Z}_{L}}>{{Z}_{C}}\)
Câu 1: Một vật có khối lượng m đang dao động điều hòa theo phương trình \(x=A\cos (\omega t+\varphi ).\) Biểu thức tính giá trị cực đại của lực kéo về tại thời điểm t là
A. \(m{{\omega }^{2}}A\)
B. \(m\omega {{A}^{2}}\)
C. \(m\omega A\)
D. \(m{{\omega }^{2}}{{A}^{2}}\)
05/11/2021 6 Lượt xem
Câu 2: Hai nguồn sóng kết hợp, đặt tại A và B cách nhau 20cm dao động theo phương trình: \(u=acos(\omega t)\) trên mặt nước, coi biên độ không đổi, bước sóng \(\lambda \) = 4cm. Một điểm nằm trên đường trung trực của AB, dao động cùng pha với các nguồn A và B, cách A một đoạn nhỏ nhất là
A. 16cm
B. 12cm
C. 10cm
D. 24cm
05/11/2021 5 Lượt xem
Câu 3: Một sóng ngang truyền trên sợi dây với tốc độ và biên độ không đổi, bước sóng 72cm. Hai phần tử sóng M, N gần nhau nhất lệch pha nhau \(\frac{\pi }{3}.\) Tại một thời điểm li độ của M, N đối nhau và cách nhau 13,0cm. Biên độ sóng là
A. 5cm
B. 12,5cm
C. 7,5cm
D. 2,5cm
05/11/2021 5 Lượt xem
Câu 4: Một chất điểm thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa có phương trình \({{x}_{1}}={{A}_{1}}\cos \left( 6t-\frac{\pi }{2} \right)cm\) và \({{x}_{2}}=2\sqrt{3}\cos (6t)cm.\) Chọn mốc thế năng ở vị trí cân bằng, khi động năng của con lắc bằng một phần ba cơ năng, thì vật có tốc độ \(12\sqrt{3}\)cm/s. Biên độ dao động A1 bằng
A. \(2\sqrt{6}cm\)
B. \(4\sqrt{6}cm\)
C. \(6cm\)
D. \(\sqrt{6}cm\)
05/11/2021 6 Lượt xem
Câu 5: Con lắc đơn có chiều dài l dao động điều hòa với biên độ góc \({{\alpha }_{0}}\) (đo bằng độ). Biên độ cong của dao động là
A. \({{\alpha }_{0}}l\)
B. \(\frac{l}{{{\alpha }_{0}}}\)
C. \(\frac{\pi {{\alpha }_{0}}l}{180}\)
D. \(\frac{180l}{\pi {{\alpha }_{0}}}\)
05/11/2021 6 Lượt xem
Câu 6: Đặt điện áp \({{u}_{AB}}=40\sqrt{2}\cos (100\pi t)V\) vào hai đầu đoạn mạch AB không phân nhánh gồm điện trở thuần, tụ điện và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi được. M ở giữa tụ điện và cuộn cảm thuần. Khi L = L0 thì tổng trở của đoạn mạch AB đạt giá trị cực tiểu và điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AM là 80V. Khi L = 2L0 thì điện áp cực đại hai đầu đoạn mạch MB là
A. \(20\sqrt{6}V\)
B. \(20\sqrt{3}V\)
C. \(40\sqrt{3}V\)
D. \(40\sqrt{6}V\)
05/11/2021 7 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý của Trường THPT Chuyên Hạ Long - Quảng Ninh
- 37 Lượt thi
- 50 Phút
- 40 Câu hỏi
- Học sinh
Cùng danh mục Thi THPT QG môn Vật lý
- 1.2K
- 96
- 40
-
40 người đang thi
- 750
- 17
- 40
-
11 người đang thi
- 777
- 10
- 40
-
24 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận