Câu hỏi: Chọn ý sai: Cho phản ứng aA + bB = cC + dD có \(v = kC_A^mC_B^n\) . Bậc của phản ứng: (1) Luôn bằng (n + m) ; (2) Ít khi lớn hơn 3 ; (3) Bằng (c+d) – (a+b) ; (4) Có thể là phân số ; (5) Bằng (a + b).
A. 3 và 5
B. 2 và 3
C. 3 và 4
D. 2, 3 và 5
Câu 1: Chọn đáp án đúng: Tính thể tích dung dịch HCl 4M cần thiết để có thể pha thành 1 lít dung dịch HCl 0,5M.
A. 0,0125 lit
B. 0,125 lit
C. 0,875 lit
D. 12,5 lit
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 2: Chọn đáp án đúng: Phản ứng thuận nghịch A2 (k) + B2 (k) ⇄ 2AB (k). Có hệ số nhiệt độ g của phản ứng thuận và phản ứng nghịch lần lượt là 2 và 3. Hỏi khi tăng nhiệt độ cân bằng dịch chuyển theo chiều nào và từ đó suy ra dấu của DH° của phản ứng thuận.
A. Nghịch, DH° > 0
B. Thuận, DH° < 0
C. Thuận, DH° > 0
D. Nghịch, DH° < 0
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 3: Chọn đáp án đúng: Cho phản ứng: 2KAl(SO4)2.12H2O + 4NaOH = 2Na2SO4 + [Al(OH)2]2SO4 + K2SO4 + 24H2O. Đương lượng gam của KAl(SO4)2.24H2O và NaOH lần lượt bằng: (Cho biết phân tử gam của KAl(SO4)2.12H2O bằng 474g và của NaOH bằng 40g)
A. 474g; 40g
B. 237g; 40g
C. 118,5g; 20g
D. 237g; 40g
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 4: Chọn đáp án đúng: Khi có mặt chất xúc tác, DH° của phản ứng:
A. Thay đổi vì chất xúc tác tham gia vào quá trình phản ứng.
B. Thay đổi vì chất xúc tác làm giảm nhiệt độ cần có để phản ứng xảy ra.
C. Không thay đổi vì chất xúc tác chỉ tham gia vào giai đoạn trung gian của phản ứng và được phục hồi sau phản ứng. Sản phẩm và tác chất vẫn giống như khi không có chất xúc tác.
D. Thay đổi vì chất xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 5: Chọn phát biểu đúng về dung dịch rắn:
A. Dung dịch rắn thay thế và dung dịch rắn xen kẽ được xác định dựa vào cách bố trí các tiểu phân trong mạng tinh thể.
B. Dung dịch rắn xen kẽ và dung dịch rắn thay thế đều là các dung dịch rắn hạn chế.
C. Tất cả các chất đều tạo được dung dịch rắn với nhau khi chúng có kiểu mạng tinh thể gần nhau.
D. Trong thực tế, không tồn tại dung dịch rắn liên tục.
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 6: Chọn phương án đúng: Một phản ứng A + 2B = C bậc 1 đối với [A] và bậc 1 đối với [B], được thực hiện ở nhiệt độ không đổi.
A. Nếu [A], [B] và [C] đều gấp đôi, vận tốc phản ứng tăng gấp 8 lần và phản ứng là phản ứng đơn giản.
B. Nếu [A] và [B] đều tăng gấp đôi, vận tốc phản ứng tăng lên gấp 4 lần và phản ứng này là phản ứng đơn giản.
C. Nếu [A] tăng gấp đôi, [B] tăng gấp ba, vận tốc phản ứng tăng lên gấp 6 lần và phản ứng này là phản ứng phức tạp.
D. Nếu [A] và [B] đều tăng gấp ba, vận tốc phản ứng tăng lên gấp 6 lần và phản ứng này là phản ứng đơn giản.
30/08/2021 2 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học đại cương - Phần 2
- 3 Lượt thi
- 50 Phút
- 45 Câu hỏi
- Sinh viên
Cùng chủ đề Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học đại cương có đáp án
- 523
- 19
- 45
-
38 người đang thi
- 547
- 7
- 45
-
77 người đang thi
- 515
- 2
- 45
-
66 người đang thi
- 581
- 5
- 45
-
62 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận