Câu hỏi: Cặp qui chế không phân biệt đối xử (MFN, NT) chưa mang lại bình đẳng thực sự, bởi vì:
A. Cặp qui chế MFN – NT mới chỉ tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng về mặt giá cả, chưa bao hàm sự bình đẳng trong cạnh tranh về chất lượng sản phẩm
B. Cặp qui chế MFN – NT được vận dụng như nhau cho 2 quốc gia chưa ngang nhau về trình độ công nghiệp hóa và năng lực cạnh tranh
C. Các thành viên cũ vẫn phân biệt đối sử với các thành viên mới
D. WTO vẫn công nhận các thỏa thuận khu vực
Câu 1: Công cụ thực hiện AFTA (ASEAN Free Trade Area) là Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (Common Effective Preferential Tariff – CEPT) được ký kết năm 1992, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1993, nhằm đạt đến mực tiêu:
A. Loại bỏ hết hàng rào mậu dịch sau lộ trình 15 năm
B. Giảm thuế suất còn 5% và loại bỏ toàn bộ các biện pháp phi thuế quan sau lộ trình 10 năm
C. Giảm thuế suất còn từ 0 – 5% và loại bỏ toàn bộ các biện pháp phi thuế quan sau lộ trình 10 năm
D. Giảm thuế suất còn từ 0 – 5% và loại bỏ toàn bộ các biện pháp phi thuế quan sau lộ trình 10 năm kể từ khi bắt đầu thực hiện AFTA của từng thành viên
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 2: Cách thức điều hòa mâu thuẫn giữa khu vực hóa với toàn cầu hóa:
A. Các quốc gia nên theo đuổi mục tiêu toàn cầu hóa , sau đó mới tham gia vào khu vực hóa và thực hiện cải cách, minh bạch hóa chính sách thương mại và đầu tư theo các chuẩn mực quốc tế
B. Đẩy mạnh cải cách kinh tế, kết hợp thực hiện minh bạch hóa chính sách thương mại và đầu tư theo các chuẩn mực quốc tế
C. Các quốc gia nên tập trung vào mục tiêu của khu vực hóa, sau đó mới tham gia vào toàn cầu hóa, minh bạch hóa chính sách thương mại và đầu tư theo các chuẩn mực quốc tế
D. Các quốc gia nên theo đuổi song song các mục tiêu của khu vực hóa và toàn cầu hóa, đẩy mạnh cải cách, minh bạch hóa chính sách thương mại và đầu tư theo các chuẩn mực quốc tế
30/08/2021 5 Lượt xem
Câu 3: Một trong các điều kiện để hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan theo CEPT là:
A. Các sản phẩm phải có hàm lượng ít nhất 20% do ASEAN gia công, chế tạo
B. Các sản phẩm phải có hàm lượng ít nhất 30% do ASEAN gia công, chế tạo
C. Các sản phẩm phải có hàm lượng ít nhất 35% do ASEAN gia công, chế tạo
D. Các sản phẩm phải có hàm lượng ít nhất 40% do ASEAN gia công, chế tạo
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 4: Hiệp định thương mại đa phương (Multilateral Trade Agreement – MTA) có nội dung hợp tác chủ yếu là:
A. Giảm thuế quan và kiểm soát, loại trừ các hàng rào thuế quan trên phạm vi toàn cầu
B. Khai thông môi trường thương mại toàn cầu, có đề cập đến quan hệ đầu tư và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại
C. Phối hợp kiểm soát các quan hệ thương mại và đầu tư toàn cầu
D. Phối hợp kiểm soát các quan hệ thương mại, đầu tư và tài chính toàn cầu
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 5: Nội dung kinh tế của toàn cầu hóa có hai mặt toàn cầu hóa thị trường và toàn cầu hóa sản xuất:
A. Tự do hóa tài chính và đầu tư tạo nên làn sóng toàn cầu hóa sản xuất; điều đó tất yếu dẫn đến làn sóng toàn cầu hóa thị trường (trong môi trường tự do hóa thương mại)
B. Tự do hóa thương mại tạo nên làn sóng toàn cầu hóa thị trường; điều đó tất yếu dẫn đến làn sóng toàn cầu hóa sản xuất (trong môi trường tự do hóa tài chính và đầu tư)
C. Các làn sóng toàn cầu hóa thị trường và toàn cầu hóa sản xuất diễn ra đồng thời với nhau
D. Toàn cầu hóa tài chính dẫn đến toàn cầu hóa đầu tư
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 6: Quy định hàm lượng nội địa của sản phẩm (Local Content Requirements) có thể được áp dụng để:
A. Buộc các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường sử dụng nguyên liệu, linh kiện chế tạo tại địa phương
B. Hạn chế mức bán hàng của nước ngoài vào thị trường nội địa
C. Buộc các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường sử dụng nguyên liệu, linh kiện chế tạo tại địa phương; Hạn chế mức bán hàng của nước ngoài vào thị trường nội địa
D. Khuyến khích bán hàng vào thị trường nội địa
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thương mại quốc tế - Phần 12
- 0 Lượt thi
- 30 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận