Câu hỏi: BN nữ 49 tuổi có tiền căng THA; nhập viện vì đột ngột liệt nửa người (P). Bệnh khởi phát trước NV khoảng 60 phút, và tiến triển từ lúc khởi phát đến khi liệt hoàn toàn nửa người (P) trong vòng khoảng 30 phút. BN than đau đầu nhiều và nôn ói 2 lần trên đường NV. Khám thần kinh phát hiện: BN tỉnh, ngôn ngữ bình thường; thị lực và thị trường bình thường. Đầu và mắt BN có xu hướng nhìn sang (P). Khi yêu cầu BN nhìn ngang sang bên (P) thì cả 2 mắt của BN đều nhìn được; khi yêu cầu nhìn ngang sang (T) thì chỉ có mắt bên (P) nhìn được, còn mắt bên (T) không nhìn được. BN mờ nếp mũi má bên (T), mắt bên (T) nhắm không kín, và mất nếp nhăn trán bên (T). Liệt nửa người (P) 0/5, phản xạ gân cơ giảm bên (P), Babinski (+) bên (P), cổ mềm, Kernig (-). HA lúc NV là 190/100 mmHg. Đối với dây VII, BN này có:
A. Liệt mặt bên (T) kiểu ngoại biên
B. Liệt mặt bên (T) kiểu trung ương
C. Liệt mặt bên (P) kiểu trung ương
D. Liệt mặt bên (P) kiểu ngoại biên
Câu 1: BN chấn thương sọ não nặng, xuất hiện giãn đồng tử 1 bên, chẩn đoán phù hợp nhất là:
A. Tổn thương thùy chẩm
B. Thoát vị não thùy thái dương
C. Tổn thương dây thần kinh thị
D. Hội chứng Horner
30/08/2021 6 Lượt xem
Câu 2: BN nam, 41 tuổi, nhập viện vì đột ngột lên cơn co giật nửa người bên (P). Vợ BN khai: BN có tiền căn chấn thương sọ não gây liệt nửa người (P) do tai nạn giao thông cách đây 3 năm, đã được điều trị phẫu thuật lấy máu tụ tại BV đa khoa tỉnh. Sau điều trị khoảng 6 tháng sức cơ nửa người (P) có hồi phục một phần. Ngày NV, BN lên cơn co giật khởi đầu ở mặt và tay bên (P), sau đó giật toàn bộ nửa người bên (P), cơn kéo dài khoảng 2 phút. BN được cho NV khoảng 8 giờ sau cơn co giật. Khám lúc NV phát hiện BN nằm nhắm mắt, gọi không mở mắt; khi kích thích đau bằng cách ấn cung mày, BN mở mắt, không nói được thành câu, chỉ rên ú ớ vài tiếng, và dùng tay bên (T) gạt tay người khám ra khỏi cung mày; BN không hiểu lời nói và không lặp lại được; mờ nếp mũi má bên (P), yếu nửa người (P) sức cơ khoảng 3/5, PXGC tăng bên (P), Babinski (+) bên (P). Trong bệnh sử, cần hỏi thêm triệu chứng gì để giúp phân loại cơn động kinh của BN này:
A. Trong cơn có sùi bọt mép, có trợn mắt không
B. Ý thức trong cơn và cơn có lan ra toàn thân hay không
C. Trong và sau cơn có té chấn thương bộ phận nào ở cơ thể không
D. Trong cơn đầu mắt xoay bên nào, và sau cơn có tiểu ra quần không
30/08/2021 6 Lượt xem
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không thuộc rối loạn đi trong bệnh Parkinson:
A. Khởi động chậm
B. Đi bước nhỏ
C. Khi đi tay đánh xa
D. Khó vượt qua bậc cửa
30/08/2021 7 Lượt xem
Câu 4: Thuốc nào sau đây được xem như là thuốc điều trị nguyên nhân trong bệnh Parkinson:
A. L-dopa
B. Parlodel
C. Dopergine
D. Déprényl
30/08/2021 5 Lượt xem
Câu 5: BN có cơn co cứng ở bàn tay phải sau đó co giật bàn tay phải và lan toàn thân, trong cơn mất ý thức. Theo bảng phân loại cơn động kinh đây là cơn động kinh nào dưới đây:
A. Cơn vắng ý thức
B. Cơn giật cơ
C. Cơn động kinh cục bộ phức tạp
D. Cơn động kinh cục bộ toàn thể hóa
30/08/2021 6 Lượt xem
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không thuộc tăng trương lực cơ trong bệnh Parkinson:
A. Dấu hiệu bánh xe răng cưa
B. Đầu cúi ra trước
C. Lưng cong, gối và khuỷu gấp
D. Đàn hồi
30/08/2021 6 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nội khoa cơ sở - Phần 7
- 2 Lượt thi
- 50 Phút
- 45 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận