Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm tìm hiểu về bệnh viêm da - Phần 1. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm y tế y dược. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
27/11/2021
Thời gian
40 Phút
Tham gia thi
1 Lần thi
Câu 1: Bệnh nào sau đây có tổn thương mụn nước khu trú thành đám ngứa nhiều, chảy nướcvà hay tái phát.
A. Nấm do trichophyton
B. Chốc
C. Dô na
D. Viêm da cấp
Câu 2: Bệnh xuất hiện có tính mạn, ngứa dữ dội, thương tổn là các mảng sẩn liken hóa, tróc vảy, giới hạn không rõ, khu trú ở mặt, khuỷu tay, kheo chân, tiền sử mắc bệnh hen. Gợi ý cho :
A. Vảy nến
B. Viêm da thể tạng
C. Giang mai
D. Ghẻ
Câu 3: Một bé gái 3 tháng, xuất hiện hai bên má mụn nước rải rác, một ít mụn nước nơi khác trong cơ thể, ngứa nhiều, mẹ bị hen. Bệnh nào sau đây được nghĩ tới :
A. Chốc
B. Viêm da thể tạng
C. Dị ứng phấn
D. Ghẻ
Câu 4: Điều trị viêm da tiếp xúc, nhất thiết phải :
A. Dùng kháng sinh ngừa bội nhiễm
B. Sử dụng corticoit toàn thân ngắn ngày
C. Đắp thuốc tím 1/10.000, Loại bỏ nguyên nhân gây bệnh
D. Tất cả đều đúng
Câu 5: Về mô học, viêm da cấp đặc trưng bởi hiện tượng :
A. Tăng gai
B. Á sừng
C. Xốp bào
D. Tiêu gai
Câu 6: Viêm da tiếp xúc có đặc điểm :
A. Không tái phát nếu không tiếp xúc lại với vật gây dị ứng
B. Giới hạn không rõ
C. Không viêm nhiễm
D. Khu trú ở vùng kín
Câu 7: Trong giai đoạn cấp của bệnh viêm da nên dùng :
A. Kem Corticoit
B. Dầu kẽm
C. Mỡ Salycylé
D. Tẩm liệu tại chỗ
Câu 9: Cách tốt nhất để tìm nguyên nhân của viêm da tiếp xúc là làm xét nghiệm :
A. Tìm khả năng gắn Histamin trong huyết thanh
B. Định lượng IgE trong huyết thanh
C. Test nội bì với dị nguyên
D. Tét áp
Câu 10: Trong số những xét nghiệm sau, xét nghiệm nào là cần thiết giúp chẩn đoán xác định viêm da dị ứng:
A. Định lượng IgE huyết thanh
B. Tét chuyển dạng limpho bào
C. Tét mất hạt các bạch cầu kiềm
D. Định lượng bổ thể.
Câu 11: Điều trị viêm cổ tử cung nghĩa là điều trị các bệnh :
A. Lậu và trùng roi
B. Lậu và Chlamydia
C. Lậu và Candida
D. Lậu và Giang mai
Câu 12: Để điều trị viêm niệu đạo do Chlamydia, Doxycyclin được dùng với liều
A. 50mg x 2 lần / ngày
B. 100mg x 2 lần / ngày
C. 200mg / lần / cách ngày
D. 300mg/lần/cách ngày
Câu 13: Metronidazol 2g / liều duy nhất dùng điều trị hiệu quả
A. Viêm âm đạo không đặc trưng
B. Viêm âm hộ - âm đạo do Candida
C. Viêm âm đạo do trùng roi
D. Viêm âm đạo do lậu
Câu 14: Thuốc uống liều duy nhất, tốt nhất hiện nay để điều trị viêm âm đạo do Candida:
A. Miconazol
B. Clotrimazol
C. Econazol
D. Fluconazol
Câu 15: Ở Việt nam tác nhân gây viêm niệu đạo nào sau đây là thường gặp nhất :
A. Viêm niệu đạo do lậu
B. Viêm niệu đạo do Chlamydia
C. Viêm niệu đạo do Trùng roi
D. Viêm niệu đạo do nấm Candida
Câu 16: Trong phác đồ khuyến cáo điều trị lậu , kháng sinh nào sau đây có tỷ lệ đề kháng cao nhất hiện nay :
A. Ceftriaxon
B. Erythromycin
C. Chloramphenicol
D. Ciprofloxacin
Câu 17: Kháng sinh nào sau đây khi được dùng liều 300mg x 2 lần /ngày x 7 ngày có tác dụng điều trị cả Lậu cầu và Chlamydia:
A. Ciprofloxacin
B. Enoxacin
C. Norfloxacin
D. Ofloxacin
Câu 18: Triệu chứng nào sau đây được xem là một trong số các triệu chứng đầu tiên báo trước viêm niệu đạo do lậu ở nam giới :
A. Đỏ miệng sáo
B. Sưng đỏ miệng sáo
C. Ngứa ở miệng sáo
D. Loét miệng sáo
Câu 19: Đối với nữ giới khi bị viêm âm đạo cấp do trùng roi âm đạo, các triệu chứng thường gặp là tăng tiết khí hư, ngứa âm hộ, vết trầy ở vùng sinh dục và :
A. Đái đau
B. Đái đau tăng lên sau khi đi tiểu
C. Đau tăng lên sau khi giao hợp
D. Đau trong khi giao hợp
Câu 20: Trong bệnh lây truyền qua đường tình dục, tác nhân nào sau đây thường gây viêm cổ tử cung:
A. Lậu cầu và Chlamydia trachomatis
B. Lậu cầu và Trùng roi âm đạo
C. Trùng roi âm đạo
D. Chlamydia trachomatis
Câu 21: Hai xét nghiệm nào dưới đây được sử dụng ở tuyến y tế cơ sở để chẩn đoán viêm niệu đạo do lậu và không do lậu :
A. Soi tươi và nuôi cấy
B. Nhuộm gram và nuôi cấy
C. Soi tươi và PCR
D. Soi tươi và nhuộm gram
Câu 22: Soi tươi dịch niệu đạo và khí hư với nước muối sinh lý để phát hiện :
A. Candida albicans
B. Xoắn trùng giang mai
C. Trùng roi âm đạo
D. Chlamydia trachomatis
Câu 23: Nhuộm gram dịch tiết niệu đạo để tìm :
A. Chlamydia trachomatis
B. Lậu cầu
C. Trùng roi và tế bào mủ
D. Lậu cầu và tế bào mủ
Câu 24: Ở tuyến y tế cơ sở, khi một bệnh nhân nam có triệu chứng tiết dịch niệu đạo và đau khi đi tiểu, khám lâm sàng có dịch, thái độ của bạn là :
A. Điều trị lậu liều duy nhất
B. Điều trị Chlamydia
C. Điều trị trùng roi và Chlamydia
D. Điều trị lậu liều duy nhất và Chlamydia
Câu 25: Kháng sinh nào được khuyến cáo điều trị bệnh lậu không có biến chứng :
A. Ceftriaxon
B. Thiophenicol
C. Ampicillin
D. Norfloxacin
Câu 26: Kháng sinh nào dưới đây được chỉ định khi bệnh nhân bị viêm niệu đạo cấp do lậu không dung nạp các kháng sinh họ lactam
A. Lincomycin
B. Erythromycin
C. Thiophenicol
D. Nalidixic acid
Câu 27: Kháng sinh nào dưới đây được sử dụng khi bệnh nhân bị viêm niệu đạo do lậu không dung nạp kháng sinh lactam và quinolon :
A. Cotrimoxazol
B. Lincomycin
C. Spectinomycin
D. Thiophenicol
Câu 28: Thuốc điều trị Chlamydia trachomatis được khuyến cáo là :
A. Doxycyclin
B. Bactrim
C. Lincomycin
D. Rifampicin
Câu 29: Thuốc nào dưới đây không sử dụng cho phụ nữ có thai hay đang cho con bú
A. Ciprofloxacin
B. Cefixim
C. Ceftriaxon
D. Clamoxyl
Câu 30: Ở nữ giới có tiết dịch âm đạo và có nguy cơ dương tính, ở tuyến y tế cơ sở bạn nên tiến hành điều trị theo hướng :
A. Viêm tuyến Bartholin
B. Viêm cổ tử cung
C. Viêm âm hộ - âm đạo
D. Viêm âm đạo và viêm cổ tử cung
Câu 31: Khi mẹ bị nhiễm lậu cầu, trẻ sơ sinh có khả năng
A. Viêm hậu môn
B. Viêm họng
C. Viêm kết mạc mủ
D. Viêm niệu đạo
Câu 32: Thời gian ủ bệnh của viêm niệu đạo do Chlamydia trachomatis trung bình là :
A. < 24 giờ
B. 14 - 21 ngày
C. 1 - 2 tháng
D. 2 -6 tháng
Câu 33: Một biểu hiện thường gặp do nhiễm Chlamydia trachomatis ở nam giới là:
A. Viêm niệu đạo không có triệu chứng
B. Viêm niệu đạo cấp
C. Viêm niệu đạo bán cấp
D. Viêm niệu đạo mạn
Câu 34: Một triệu chứng của VNĐ do Chlamydia trachomatis ở nam giới là
A. Nhầy trong
B. Nhầy mủ
C. Nhầy trắng hoặc trong, lượng ít
D. Nhầy mủ, lượng nhiều
Câu 35: Trong trường hợp điển hình, nhiễm Chlamydia trachomatis ở phụ nữ trẻ sẽ có hội chứng niệu đạo và :
A. Viêm âm hộ
B. Viêm âm đạo
C. Viêm nội mạc tử cung
D. Viêm cổ tử cung
Câu 36: Ở nữ giới viêm bàng quang vô khuẩn nghĩa là trong nước tiểu :
A. Có nhiều lậu cầu
B. Có nhiều trùng roi
C. Không có vi khuẩn
D. Có vi khuẩn
Câu 37: Các triệu chứng do nhiễm trùng roi âm đạo ở nữ giới là viêm âm đạo cấp và :
A. Viêm âm đạo mạn
B. Viêm âm hộ và viêm âm đạo bán cấp
C. Viêm âm đạo không có triệu chứng
D. Viêm âm đạo bán cấp và viêm âm đạo không có triệu chứng
Câu 38: Quan sát thấy khí hư lỏng, có nhiều bọt ở cùng đồ sau là triệu chứng của viêm âm đạo cấp do :
A. Gardnerella Vaginalis
B. Trùng roi âm đạo
C. Candida sinh dục
D. Écpéc sinh dục
Câu 39: Ở nam giới triệu chứng tiểu khó trong viêm niệu đạo bán cấp do trùng roi âm đạo có tỉ lệ :
A. 15%
B. 20%
C. 25%
D. 30%
Câu 40: Một biểu hiện lâm sàng thường gặp do nhiễm trùng roi âm đạo ở nam giới là:
A. Viêm niệu đạo cấp
B. Viêm niệu đạo bán cấp
C. Viêm túi tinh
D. Viêm mào tinh và viêm tinh hoàn
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận