Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 38 (có đáp án): Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 38 (có đáp án): Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)

  • 30/11/2021
  • 29 Câu hỏi
  • 239 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 38 (có đáp án): Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo). Tài liệu bao gồm 29 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.5 6 Đánh giá
Cập nhật ngày

30/11/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1:

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mật độ cá thể của quần thể?

A.  Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể

B.  Mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống, mức độ tử vong và mức độ sinh sản của các cá thể trong quần thể

C. Mật độ cá thể của quần thể có thể thay đôit theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện của môi trường sống

D.  Mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao so với sức chứa của môi trường sẽ làm tăng khả năng sinh sản của cá thể trong quần thể

Câu 2:

Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?

A.  Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm.

B.  Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường.

C. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt

D. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường

Câu 4:

Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Kích thước của quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.

B. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường

C.  Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần để duy trì và phát triển

D.  Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này khác nhau giữa các loài

Câu 5:

Có 4 quần thể của cùng một loài cỏ sống ở 4 môi trường khác nhau, quần thể sống ở môi trường nào sau đây có kích thước lớn nhất

A.  Quần thể sống trong môi trường có diện tích 800m2 và có mật độ 34 cá thể /1m2

B.  Quần thể sống trong môi trường có diện tích 2150m2 và có mật độ 12 cá thể/m2

C. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 835m2 và có mật độ 33 cá thể/m2

D. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 3050m2 và có mật độ 9 cá thể/ m2

Câu 7:

Kích thước của quần thể KHÔNG phụ thuộc vào

A.  Sức sinh sản

B. Mức độ tử vong

C. Cá thể nhập cư và xuất cư

D.  Tỷ lệ đực/cái

Câu 8:

Mức độ sinh sản của quần thể là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể sinh vật. Nhân tố này lại phụ thuộc vào một yếu tố, yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất ?

A. Điều kiện thức ăn, nơi ở và khí hậu

B. Tỉ lệ đực/cái của quần thể

C. Số lượng con non của một lứa đẻ

D. Số lứa đẻ của một cá thể cái và tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể

Câu 9:

Khi nói về mức sinh sàn và mức tử vong của quần thể, phát biểu nào sau đây sai?

A. Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

B.  Mức sinh sản của một quần thể động vật chỉ phụ thuộc vào số lượng trứng (hay con non) của mỗi lứa đẻ

C.  Mức sinh sản của quần thể thường giảm khi điều kiện sống không thuận lợi như thiếu thức ăn, điều kiện khí hậu thay đổi bất thường

D. Mức tử vong của quần thể phụ thuộc vào trạng thái của quần thể, các điều kiện sống của môi trường và mức độ khai thác của con người

Câu 10:

Điều nào sau đây sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng kích thước quần thể động vật?

A. Tăng khả năng sinh sản của con cái

B. Tăng mật độ

C. Gia tăng tỷ lệ tử vong

D. Gia tăng vật ăn thịt

Câu 11:

Cho sơ đồ các nhân tố chi phối kích thước quần thể, biết (1) là Mức sinh sản, chọn phương án đúng

A. (2) là mức tử vong, (3) là mức nhập cư, (4) là mức xuất cư.

B. (4) là mức tử vong, (2) là mức nhập cư, (3) là mức xuất cư

C. (3) là mức tử vong, (4) là mức nhập cư, (2) là mức xuất cư

D. (3) là mức tử vong, (2) là mức nhập cư, (4) là mức xuất cư

Câu 12:

Hai nhân tố đóng vai trò chủ yếu điều chỉnh kích thước của quần thể là:

A.  Mức sinh sản và mức nhập cư

B. Mức tử vong và mức xuất cư

C.  Mức sinh sản và mức tử vong

D. Mức sinh sản và mức xuất cư

Câu 13:

Khi nguồn sống trong môi trường dồi dào, điều kiện tự nhiên thuận lợi, quần thể có trạng thái sinh lý tốt, quần thể sinh vật tăng trưởng theo:

A. Đường cong hình chữ S

B.  Đường cong hình chữ K

C. Đường cong hình chữ J

D.  Tới khi số cá thể đạt mức ổn định.

Câu 14:

Một quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi:

A. Quần thể cân bằng

B. Kích thước quần thể đạt giá trị tối đa cân bằng sức chịu đựng của môi trường

C. Tốc độ tăng trường quần thể giữ nguyên không đổi

D. Điều kiện môi trường không giới hạn

Câu 15:

Xem xét hai khu rừng: một là một khu rừng già không bị xáo trộn, trong khi khu rừng kia đã bị chặt. Khu rừng nào có thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học, và tại sao?

A. Khu rừng già, bởi vì điều kiện ổn định có thể thúc đẩy tăng trưởng theo tiềm năng của tất cả các loài trong rừng

B. Khu rừng già, bởi vì nhiều loài được hình thành và có thể sinh ra nhiều con

C. Khu rừng bị khai thác, bởi vì rừng bị xáo trộn có nhiều nguồn sống để các quần thể tăng trưởng kích thước theo tiềm năng

D. Khu rừng bị khai thác, bởi vì nhiều quân thể khác nhau được kích thích để có tiềm năng sinh sản cao hơn

Câu 16:

Đối với một quần thể, khi N (số lượng cá thể trong quần thể) gần tới K (số lượng tối đa), điều nào sau đây có thể dự đoán được thông qua phương trình tăng trưởng quần thể trong môi trường bị giới hạn:

A. Tốc độ tăng trưởng kích thước quần thể không thay đổi

B. Sức chứa của môi trường sẽ tăng

C. Tốc độ tăng trưởng sẽ gần tới 0

D. Quần thể sẽ tăng trưởng theo cấp số mũ.

Câu 17:

Quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có đặc điểm

A. cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn

B. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều

C. cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn

D. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít

Câu 18:

Mật độ của quần thể là:

A. số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó

B. số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện

C. khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể.

D. số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể

Câu 19:

Để xác định mật độ cá mè trong ao ta cần phải xác định

A. số lượng cá mè và tỉ lệ tăng trưởng của quần thể

B. số lượng cá mè và thể tích của ao

C. số lượng cá mè, tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong

D. số lượng cá mè và diện tích của ao

Câu 20:

Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới:

A. khối lượng nguồn sống trong môi trường phân bố của quần thể

B. mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể

C. hình thức khai thác nguồn sống của quần thể

D. tập tính sống bầy đàn và hình thức di cư của các cá thể trong quần thể

Câu 21:

Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì:

A. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên

B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống

C. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên

D. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu

Câu 23:

Kích thước của quần thể sinh vật là:

A. số lượng cá thể hoặc khối lượng sinh vật hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể

B. độ lớn của khoảng không gian mà quần thể đó phân bố

C. thành phần các kiểu gen biểu hiện thành cấu trúc di truyền của quần thể

D. tương quan tỉ lệ giữa tỉ lệ tử vong với tỉ lệ sinh sản biểu thị tốc độ sinh trưởng của quần thể

Câu 24:

Kích thước của quần thể sinh vật là

A. Số lượng các cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể

B. Số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể

C. Số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường

D. Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể

Câu 25:

Khi nói về quan hệ giữa kích thước quần thể và kích thước cơ thể, thì câu sai là:

A. loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn

B. loài có kích thước cơ thể lớn thường có kích thước quần thể nhỏ

C. kích thước cơ thể của loài tỉ lệ thuận với kích thước của quần thể

D. kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài phù hợp với nguồn sống

Câu 26:

Loài có kích thước cơ thể nhỏ thì thường có:

A. kích thước quần thể lớn

B. kích thước quần thể nhỏ

C. kích thước của quần thể không phụ thuộc kích thước cơ thể

D. kích thước quần thể thay đổi chậm

Câu 27:

Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng:

A. tăng dần đều

B. đường cong chữ J

C. đường cong chữ S

D. giảm dần đều

Câu 28:

Quần thể vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy liên tục tăng trưởng theo dạng:

A. tăng dần đều

B. đường cong chữ J

C. đường cong chữ S

D. giảm dần đều

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 38 (có đáp án): Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)
Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 29 Câu hỏi
  • Học sinh