Trắc nghiệm Ôn tập chương 2 Hình học 11 có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập chương 2 Hình học 11 có đáp án

  • 30/11/2021
  • 21 Câu hỏi
  • 257 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Ôn tập chương 2 Hình học 11 có đáp án. Tài liệu bao gồm 21 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm tổng hợp Toán 11. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.7 10 Đánh giá
Cập nhật ngày

30/11/2021

Thời gian

40 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1:

Cho các đoạn thẳng và đường thẳng không song song hoặc không trùng với phương chiếu. trong các mệnh đề sau mệnh đề nào sai?

A. Phép chiếu song song bảo toàn thứ tự ba điểm thẳng hàng.

B. Phép chiếu song song không làm thay đổi tỉ số độ dài của hai đoạn thẳng.

C. Hình chiếu của hai đường thẳng song song là hai đường thẳng song song hoặc trùng nhau.

D. Hình chiếu song song của đường thẳng là đường thẳng.

Câu 2:

Giả sử có ba đường thẳng a, b, c trong đó a//b, và c//a. câu nào sau đây là đúng?

A. Nếu mặt phẳng (a. b) không trùng với mặt phẳng (a, c) thì b và c chéo nhau.

B. Nếu mặt phẳng (a,b) trùng với mặt phẳng (a, c) thì ba đường thẳng a, b, c song song với nhau từng đôi một.

C. Trong mọi trường hợp ta có b//c.

D. Cả ba câu trên đều sai.

Câu 3:

Cho tứ diện ABCD. Khi đó:

A. Hai đường thẳng AB và CD cắt nhau.

B. Hai đường thẳng AB và CD song song.

C. Hai đường thẳng AB và CD cắt nhau hoặc chéo nhau.

D. Cả ba câu trên đều sai?

Câu 5:

Cho hai đường thẳng a và b chéo nhau. Khi đó:

A. Tồn tại hai đường thẳng c và d song song với nhau, mỗi đường đều cắt cả a và b.

B. Không thể tồn tại hai đường thẳng c,d mỗi đường đều cắt cả a và b.

C. Không thể tồn tại một đường thẳng cắt cả a và b.

D. Cả ba câu trên đều sai.

Câu 7:

Giả sử a = (P) ∩ (R), b = (Q) ∩ (R), c = (P) ∩ (Q) và a, b, c phân biệt. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

A. a và b cắt nhau hoặc song song với nhau.

B. Ba giao tuyến a, b, c đồng quy hoặc đôi một cắt nhau.

C. Nếu a và b song song với nhau thì a và c không thể cắt nhau, cũng vậy, b và c không thể cắt nhau.

D. Ba giao tuyến a, b, c đồng quy hoặc đôi một song song.

Câu 11:

Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

A. AD’ // BC'

B. AC // A’C’

C. BB’ // AD’

D. BD // B’D’

Câu 13:

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

A. Tồn tại hai mặt phẳng cắt nhau và lần lượt chứa hai đường thẳng chéo nhau.

B. Một đường thẳng và một mặt phẳng không có điểm nào chung thì song song với nhau.

C. Hai đường thẳng không song song thì chéo nhau.

D. Hai đường thẳng phân biệt khong cắt nhau và không song song thì chéo nhau.

Câu 14:

Cho đường thẳng b nằm trong mặt phẳng (P) và một điểm A không thuộc b. Qua A ta kẻ một đường thẳng a song song với b thì:

A. a nằm trên mặt phẳng (P).

B. a song song với mặt phẳng (P).

C. a cắt (P).

D. cả ba câu trên đều sai.

Câu 15:

Cho hai mặt phẳng (P) và (Q) có giao tuyến b và đường thẳng a//b. khẳng định nào dưới đây là sai?

A. Ta có a//(Q) và a//(P)

B. Nếu a ⊂ (Q) thì a//(P)

C. Nếu a ⊂ (P) thì a//(Q)

D. Có thể xảy ra trường hợp a//(Q) đồng thời a//(P)

Câu 18:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi I, J lần lượt là trung điểm của AB và CB. M là điểm thuộc cạnh SD. Tìm thiết diện của (MIJ) với hình chóp S.ABCD.

A. Thiết diện là tam giác MIJ.

B. Thiết diện là ngũ giác MNIJP, trong đó N là giao điểm của IM với SA, P là giao điểm của MJ với SC.

C. Thiết diện là tứ giác NIJP, trong đó N, P lần lượt là giao điểm của đường thẳng đi qua G và song song với AC với SA, SC; trong đó G là giao điểm của ME và SO, E là giao điểm IJ và BD.

D. Thiết diện là ngũ giác MNIJP, trong đó N, P lần lượt là giao điểm của đường thẳng đi qua G và song song với AC với SA, SC; trong đó G là giao điểm của ME và SO , E là giao điểm IJ và BD.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm Ôn tập chương 2 Hình học 11 có đáp án
Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 40 Phút
  • 21 Câu hỏi
  • Học sinh