Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm môn kỹ thuật xử lý ô nhiễm không khí và tiếng ồn. Tài liệu bao gồm 50 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm sinh học. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
16/12/2021
Thời gian
50 Phút
Tham gia thi
1 Lần thi
Câu 1: Trong công nghệ xử lý khí bằng phương pháp hấp thụ, người ta không áp dụng dạng dung môi:
A. Có tính chất hòa tan chọn lọc
B. Có độ nhớt cao
C. Không tạo chất kết tủa
D. Không gây ăn mòn thiết bị
Câu 2: Độ hoà tan của khí trong chất lỏng phụ thuộc vào
A. Tính chất của khí và của chất lỏng, cách tiếp xúc giữa khí và chất lỏng
B. Nhiệt độ môi trường, vận tốc chất khí đi vào thiết bị hấp thụ
C. Áp suất riêng phần của khí trong hỗn hợp, nhiệt độ môi trường
D. Tính chất của khí và của chất lỏng, áp suất riêng phần của khí trong hỗn hợp, nhiệt độ môi trường
Câu 3: Khi nồng độ SO2 trong khí thải cao, người ta thường áp dụng quá trình xử lý bằng nước kết hợp với chất:
A. Dung dịch H2O2
B. Dung dịch KMnO4
C. Dung dịch K2MnO4
D. Dung dịch H2SO4 5%
Câu 4: Thiết bị nào sau đây xử lý các chất độc hại trong khí thải hiệu quả nhất:
A. Cyclon
B. Thiết bị lọc tay áo
C. Thiết bị trao đổi nhiệt
D. Thiết bị hấp thu
Câu 5: Thiết bị hấp thu nào có hiệu quả kỹ thụât và kinh tế cao hơn so với các thiết bị khác.
A. Buồng phun, tháp phun
B. Thiết bị sục khí
C. Thiết bị hấp thụ kiểu sủi bọt
D. Thiết bị hấp thụ kiểu có lớp đệm bằng vật liệu rỗng.
Câu 6: Tên gọi khác của thiết bị hấp thụ dạng tháp đệm là:
A. Srubber
B. Cylonce tổ hợp
C. Cyclone
D. Rachir
Câu 7: Chọn câu trả lời chính xác nhất: Hiệu quả quá trình hấp thụ khí thải phụ thuộc vào :
A. Tính đệm của chất hấp thụ
B. Đặc tính của chất khí
C. Khả năng tíêp xúc giữa pha khí và pha lỏng
D. Khả năng phân cực của chất hấp thụ
Câu 8: Cơ chế của quá trình hấp thụ diễn ra theo thứ tự :
A. Xâm nhập, khuyếch tán, hòa tan Xâm nhập, khuyếch tán, hòa tan
B. Khuyếch tán, Xâm nhập, hòa tan
C. Khuyếch tán, Xâm nhập, hòa tan và khuyếch tán
D. Khuyếch tán, Xâm nhập và khuyếch tán
Câu 9: Chất thường được làm chất hấp thụ là :
A. Có hoạt tính hóa học mạnh
B. Có tính bốc hơi nhỏ
C. Có tính bốc hơi nhỏ, chất có tính oxi hóa mạnh
D. Chất có tính oxi hóa mạnh
Câu 10: Thiết bị xử lý khí SO 2 bằng phương pháp hấp thụ nước họat động theo nguyên lý:
A. Cho dòng khí sục sâu vào trong dung dịch hấp thụ
B. Rửa khí bằng tháp đệm
C. Cho dòng khí qua lớp vật liệu rỗng chứa nước
D. Rửa khí bằng Cyclon
Câu 11: Tính lượng không khí cần thiết để đốt cháy 2kg khí H 2 S biết trong không khí O 2 chiếm 1/5 thể tích
A. 11 kg
B. 15 kg
C. 14kg
D. 9 kg
Câu 12: Khi xử lý khí thải bằng phương pháp đốt thì thành phần và tính chất của khí thải có ảnh hưởng gì đến thiết bị.
A. Thành phần làm ảnh hưởng đốt
B. Tính chất ảnh hưởng đến quá trình đốt
C. Cả tính phần và tính chất đều ảnh hưởng đến quá trình
D. Phương pháp đốt không bị ảnh hưởng bởi thành phần và tính chất
Câu 13: Tính lượng oxy cần thiết để đốt cháy hoàn toàn 1kg benzen
A. 3.1 kg O 2
B. 2.6 kg O 2
C. 1.8 kg O 2
D. 4.2 kg O 2
Câu 15: Xử lý khí bằng phương pháp thiêu đốt có buồng đốt thì thời gian lưu phụ thuộc vào các yếu tố:
A. Lưu lượng khí thải
B. Kích thước buồng đốt
C. Sự cung cấp oxy
D. Nhiệt độ của khí thải đạt giá trị quy định
Câu 16: Các thông số quyết định cho quá trình cháy diễn ra hoàn toàn. Chọn câu sai:
A. Nhiệt độ
B. kích thước buồng đốt
C. thời gian lưu
D. Nồng độ chất ô nhiễm
Câu 17: Sản phẩm của phương pháp đốt hòan toàn là:
A. CO 2 , H 2 O
B. N 2 , CO
C. C n H 2n
D. Sản phẩm khác
Câu 18: Phương pháp đốt cháy trực tiếp là oxi hóa các cấu tử độc hại bằng oxi ở nhiệt độ đốt
A. 300-450 o C
B. > 450 o C
C. 450-1200 o C
D. >1000 o C
Câu 19: Chọn câu đúng:
A. Giá thành xây dựng và vận hành thiết bị thiêu đốt có xúc tác vẫn rẻ hơn so với thiêu đốt thông thường.
B. Vật liệu xúc tác được chế tạo từ kim loại hiếm nên lượng xúc tác đòi hỏi phải nhiều
C. Hiệu quả oxy hoá của các chất xúc tác phụ thuộc nhiều vào áp suất
D. Quá trình oxy hoá xảy ra trên bề mạt chất xúc tác và sinh ra ngọn lửa
Câu 21: Các yếu tố ảnh hưởng quá trình đốt
A. Nhiệt độ cháy, thời gian đốt, sự hòa trộn chất khí, sự cung cấp oxy
B. Nhiệt độ cháy, sự hòa trộn chất khí
C. Lưu lượng khí
D. Sự cung cấp oxy
Câu 22: Phương pháp đốt thường dùng để xử lý. Chọn câu sai:
A. Các chất hữu cơ dễ bay hơi.
B. Các chất dễ cháy
C. Chất gây mùi
D. Các chất thải khó cháy
Câu 23: Nhiệt độ cần thiết đối với buồng đốt (đốt cháy hoàn toàn).
A. 500 – 600 o C
B. 800 – 1100 o C
C. 1500 – 1800 o C
D. 1800 – 2000 o C
Câu 25: Yêu cầu đối với nhiệt độ trong buồng đốt.
A. Ổn định không thay đổi nhiệt độ
B. Thay đổi tùy theo tính chất của chất ô nhiễm
C. Thay đổi tùy theo mùa
D. Thay đổi tuỳ theo nồng độ chất ô nhiễm
Câu 27: Để hạ nhiệt độ khí thải từ 1000 o C xuống tới nhiệt độ tối đa cho phép (theo TCVN) thải ra môi trường người ta thường dùng thiết bị. Chọn câu sai:
A. Thiết bị phun sương
B. Thiết bị ống rảnh
C. Thiết bị ống lồng ống
D. Thiết bị ngưng tụ
Câu 28: Xử lý khí thải bằng phương pháp đốt để đem lại lợi nhuận về kinh tế khói thải được
A. Thu hồi nhiệt, tiết kiệm nhiên liệu.
B. Không cần thu hồi nhiệt
C. Chỉ thu hồi 1 phần
D. Thu hồi khí có thể dùng lại
Câu 29: Một lò đốt khí thải có chiều cao là 2m, đường kính của thiết bị này là 0,7m khí vào thiết bị với vận tốc 7m/s. Hỏi lò đốt này có khả năng đốt được với lưu lượng khí là bao nhiêu?
A. 8600 m 3 /h
B. 9693 m 3 /h
C. 9700 m 3 /h
D. 10000m 3 /h
Câu 30: Một lò đốt có đường kính 0,75m lượng khí cần phải đốt là 10.000m 3 /h. Tính vận tốc khí cần cấp vào và chiều cao của thiết bị để đáp ứng khả năng đốt khí với lưu lượng trên biết H = 3D
A. 5.8 m/s và 2.5 m
B. 6.3 m/s và 2.3m
C. 7.0 m/s và 3 m
D. 7.1 m/s và 3.5 m
Câu 31: Chọn phương án đúng:Trong trường hợp nào dưới đây trường hợp nào bất buộc chúng ta phải tiến hành quá trình nhả sau khi hấp thụ để thu các cấu tử và dung môi riêng
A. Thu hồi các cấu tử quý,tách hỗn hợp thành cấu tử riêng
B. Làm sạch khí
C. Xử lý khí độc
D. Tạo thành sản phẩm cuối cùng
Câu 32: Phương trình cân bằng vật liệu
A. Ltr ( Yd – Yc) = Gtr (Xc – Xd)
B. Gtr( Yd – Yc) = Ltr(Xc – Xd)
C. YcYd Ltr − = Gtr (Xc – Xd)
D. YcYd Gtr − = Ltr( Yd – Yc)
Câu 33: Benzen được hấp thu trong một tháp hấp thu hoạt động ngược chiều. Lưu lượng hổn hợp khí đi vào tháp là 4500m 3 /h ở áp suất 760mmHg nhiệt độ là 30 0 C. Hàm lượng hơi Benzen trong hổn hợp là 4% (theo thể tích). Tháp hấp thu được 85% lượng benzen. Dung môi tái sinh vào tháp hấp thu có nồng độ 0.0015 kmolbenzen/kmol dung môi.đường cân bằng là Y* = 0.2X với Y*, X là tỷ số. Xác định lượng dung môi tối thiểu.
A. Ltrmin = 59.95 Kmol/h
B. Ltrmin = 39.95 Kmol/h
C. Ltrmin = 49.95 Kmol/h
D. Ltrmin = 29.95 Kmol/h
Câu 34: Khí CO 2 được hấp thu từ hỗn hợp khí ở 30 o C, 1,2at bằng dung môi là nước tinh khiết trong một tháp mâm hai pha chuyển ngược chiều. Nồng độ CO 2 được giảm từ 4% còn lại 1,4%theo thể tích. Lượng pha khí đi vào tháp là 52m 3 /h. Vậy lượng khí trơ chiếm bao nhiêu (%), lượng khí hấp thụ chiếm bao nhiêu (%)
A. Gtr = 96%; Ght= 4%
B. Gtr = 4%; Ght= 96%
C. Gtr = 1,4%; Ght= 98,6%
D. Gtr = 98,6%; Ght= 1,4%
Câu 35: Tháp mâm được sử dụng để hấp thụ hơi benzen trong dòng khí bằng một dung môi không bay hơi. Hỗn hợp khí đi vào ở đáy tháp có lưu lượng là 820m 3 /h, tháp làm việc ở áp suất 800mmHg và nhiệt độ là 27 o C. Xác định lượng hỗn hợp khí
A. Ghh = 25.1kmol/h
B. Ghh = 35.1kmol/h
C. Ghh = 45.1kmol/h
D. Ghh = 55.1kmol/h
Câu 36: Tính lượng vôi tôi cần dùng trong tháp đệm dung dịch sữa vôi cần để khử 17,5 lít khí SO 2 ở (đktc)
A. 43.74 g
B. 50.62 g
C. 48.16 g
D. 45.56 g
Câu 37: Xử lý khí thải bằng phương pháp đốt (cháy không hoàn toàn) sinh ra
A. Khí thải không độc
B. Khí thải độc hơn.
C. Khí thải ít độc hơn
D. Tùy từng trường hợp
Câu 38: Nhiệt độ khí tải tối đa cho phép trước khi thải ra môi trường (theo TCVN) là.
A. 80 o C
B. 100 o C
C. 120 o C
D. 140 o C
Câu 39: Lựa chọn phương pháp xử lý khí độc (không thu hồi) nào sau đây sẽ cho hiệu quả cao nhất.
A. Phương pháp hấp phụ
B. Phương pháp đốt.
C. Phương pháp khuyếch tán
D. Phương pháp hóa học
Câu 40: Phương pháp đốt có thể dùng để.
A. Xử lý tất cả các loại khí và bụi.
B. Chỉ xử lý khí độc hại.
C. Chỉ xử lý bụi.
D. Xử lý khí ít độc
Câu 41: Cơ sở của quá trình hấp thụ chất khí là quá trình:
A. Trích ly
B. Phân ly
C. Truyền khối
D. Hòa tan
Câu 42: Chọn câu trả lời chính xác nhất: Quá trình hấp thụ khí là quá trình
A. Diễn ra quá trình sinh học giữa chất hấp thụ và chất khí
B. Quá trình hòa tan chất khí vào chất hấp thụ
C. Tương tác hóa học giữa chất khí và chất hấp thụ
D. Hòa tan hoặc tương tác hóa học giữa chất khí và chất hấp thụ
Câu 43: Ống Pames dùng để
A. Dùng để lấy mẫu khí chủ động
B. Dùng để lấy mẫu khí thụ động
C. Dùng để đo khí ống khói
D. Dùng để lấy mẫu bụi
Câu 44: Nguồn gốc phát sinh ra khí SO 2
A. Quá trình đốt nhiên liệu.
B. Cháy rừng do sét đánh
C. Hoạt động của núi lửa.
D. Một đáp án khác
Câu 45: Chọn phương án sai: Phương pháp nào dưới đây để tách hổn hợp thành cấu tử
A. Phương pháp hóa học
B. Phương pháp cơ lý (dựa trên chính chất lỏng ở các nhiệt độ khác nhau)
C. Phương pháp hút:dùng chất lỏng hay chất rắn xốp để hút
D. Phương pháp lắng trực tiếp trên dung dịch
Câu 46: Chọn phương án sai: Hấp thụ là quá trình hấp khí bằng chất lỏng
A. Khí được hút gọi là chất bị hấp thụ
B. Chất lỏng dùng để hút gọi là dung môi (còn gọi là chất hấp thụ)
C. Khí không bị hấp thụ gọi là khí trơ
D. Khí được hút gọi là chất hấp thụ
Câu 47: Quá trình hấp thụ diễn ra như thế nào
A. Các phần tử pha khí tiến đến lớp biên, pha khí đi vào pha lỏng
B. Các phần tử pha lỏng tiến đến lớp biên, pha lỏng đi vào pha lỏng khí
C. Các phần tử pha khí và lỏng đi qua lớp biên từ cả hai phía, pha khí đi vào pha lỏng và ngược lại.
D. Các phần tử pha khí và lỏng đi qua lớp biên từ cả hai phía, pha khí đi vào pha lỏng
Câu 48: Tác dụng của khuyếch tán rối trong hấp thụ
A. Làm cho nồng độ phân tử được đều đặn trong khối chất.
B. Làm cho các phân tử chuyển động về phía lớp biên của khối chất.
C. Làm cho nồng độ phân tử dịch chuyển trong khối chất
D. Làm cho các phân tử chuyển động ra xa phía lớp biên của khối chất
Câu 49: Chọn phương án sai: Quá trình hấp thụ đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất hóa học, nó được ứng dụng để
A. Thu hồi các cấu tử quý, làm sạch khí
B. Biến đổi cấu tử này thành cấu tử khác
C. Tách hổn hợp thành cấu tử riêng
D. Tạo thành sản phẩm cuối cùng
Câu 50: Hiệu quả của phương pháp hấp thụ phụ thuộc vào
A. Diện tích tiếp xúc bề mặt giữa khí thải và chất lỏng, thời gian tiếp xúc, nồng độ môi trường hấp thụ và tốc độ phản ứng giữa chất hấp thụ và khí.
B. Diện tích tiếp xúc bề mặt giữa khí thải và chất lỏng, thời gian tiếp xúc, vận tốc khí đi vào thiết bị hấp thụ, chiều cao tháp hấp thụ
C. Chiều cao tháp hấp thụ, chất hấp thụ, thời gian tiếp xúc, cách tiếp xúc giữa chất hấp thụ và khí thải.
D. Vận tốc khí đi vào thiết bị, nồng độ môi trường hấp thụ và tốc độ phản ứng giữa chất hấp thụ và khí, thời gian tiếp xúc.
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận