Trắc nghiệm Lịch sử Đảng có đáp án - Phần 9

Trắc nghiệm Lịch sử Đảng có đáp án - Phần 9

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 570 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Lịch sử Đảng có đáp án - Phần 9. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Xã hội nhân văn. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.1 9 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

11 Lần thi

Câu 1: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của các yếu tố nào dưới đây?

A. Sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của Việt Nam

B. Sự kết hợp giữa phong trào công nhân Việt Nam, phong trào trí thức yêu nước và học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn

C. Sự kết hợp giữa phong trào yêu nước, phong trào nông dân và chủ nghĩa Mác - lênin

D. Sự kết hợp giữa phong trào công nhân Việt Nam với chủ nghĩa Mác - Lênin và phong trào công nhân quốc tế

Câu 2: Cuộc “xé rào” nào dưới đây đã tạo cơ sở cho sự ra đời chủ trương “khoán 100” và “Khoán 10” trong nông nghiệp?

A. Khoán hộ ở Vĩnh Phúc (1966)

B. Thành phố Hồ Chí Minh chạy gạo phá cơ chế giá thu mua lương thực lỗi thời của nhà nước

C. An Giang đem hàng công nghiệp bán theo giá chợ, rồi lấy tiền đó mua lúa của nông dân cũng theo giá chợ

D. Dệt Thành công lách kẽ hở của chính sách để tự cân đối sản xuất theo theo quy luật của kinh tế thị trường

Câu 3: Nội dung nào dưới đây nói về thách thức đối với các quốc gia nghèo là thành viên WTO?

A. Mở rộng được thị trường xuất khẩu

B. Tiếp nhận được những công nghệ và kỹ thuật quản lý tiên tiến, hiện đại

C. Được đối xử công bằng hơn trên thị trường quốc tế

D. Sự yếu thế trong cạnh tranh trên cả 3 phương diện: quốc gia, doanh nghiệp, sản phẩm

Câu 4: Đánh giá những hạn chế trong quan hệ giữa đổi mới thể chế chính trị và đổi mới thể chế kinh tế. Đánh giá nào lạc đề?

A. Năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị chưa ngang tầm nhiệm vụ

B. Đổi mới chính trị chưa đồng bộ đổi mới kinh tế

C. Cải cách hành chính chậm đổi mới

D. Đổi mới thể chế chính trị đã phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế

Câu 5: Tìm nội dung thể hiện bản chất của “Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu”?

A. Nâng cao chất lượng, hiệu quả nền kinh tế đồng thời gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện phúc lợi xã hội, phát triển bền vững trên cả 3 mặt: kinh tế - xã hội - môi trường.

B. Dựa vào năng suất yếu tố tổng hợp

C. Hướng nền kinh tế vào các ngành có giá trị gia tăng, xuất khẩu hàng hóa có dung lượng công nghệ cao, khai thác triệt để các lợi thế của đất nước

D. Tất cả a, b, c

Câu 6: Câu nào nói đúng về tính chất của xã hội Việt Nam sau khi thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị trên toàn bộ đất nước ta?

A. Xã hội phong kiến

B. Xã hội thuộc địa, nửa phong kiến

C. Xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến

D. Xã hội thuộc địa và phong kiến

Câu 7: Nội dung nào dưới đây có ý nghĩa hàng đầu trong đường lối đấu tranh giành chính quyền năm 1930 - 1945?

A. Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến

B. Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù

C. Toàn dân nổi dậy trên nền tảng khối liên minh công nông

D. Chọn đúng thời cơ

Câu 8: Nhu cầu thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế. Tìm đáp án đúng nhất?

A. Nhu cầu thường xuyên

B. Nhu cầu cấp bách do tụt hậu về kinh tế

C. Nhu cầu cấp bách để sớm ra khỏi bẫy thu nhập trung bình

D. Tất cả a, b, c

Câu 9: Tìm nội dung viết nhầm về bản chất của mô hình phát triển kinh tế theo chiều rộng?

A. Tăng trưởng dựa vào áp dụng sáng tạo khoa học – công nghệ

B. Tăng trưởng kinh tế nhờ vào việc tăng vốn, lao động

C. Tăng trưởng nhờ vào xuất khẩu thô

D. Tăng trưởng dựa vào tài nguyên thiên nhiên

Câu 10: Đại hội XII (2016) đã đặt ra mục tiêu trong 5 năm tới sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tìm luận điểm đúng?

A. 2030

B. 2025

C. 2050

D. Đại hội XII đã đề ra mục tiêu trong 5 năm tới sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại

Câu 11: Đại hội XII (2016) đã xác định phải đẩy mạnh cơ cấu lại công nghiệp, tạo nền tảng công nghiệp hóa. Chỉ ra mục tiêu nhầm lẫn?

A. Tăng tỷ trọng ngành nông nghiệp

B. Phát triển vững chắc, hiệu quả công nghiệp quốc phòng

C. Phát triển các ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến

D. Hoàn thiện các tiêu chí để xác định các chỉ tiêu thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Câu 12: Phương hướng đổi mới cơ cấu nông nghiệp Việt Nam hiện nay. Tìm phương hướng không phù hợp với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế?

A. Không nên tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị sản xuất hàng nông sản.

B. Theo hướng xây dựng nông nghiệp công nghệ cao, hàng hóa lớn, thích ứng với biến đổi khí hậu

C. Tập trung sản xuất những sản phẩm có lợi thế so sánh, bảo dảm yêu cầu xuất khẩu

D. Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cho những sản phẩm trong nông nghiệp

Câu 13: Đại hội VI (1986) đã rút ra những bài học kinh nghiệm. Tìm bài học viết sai?

A. Trong hoạt động của mình phải quán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc

B. Đảng phải luôn xuất phát từ ý chí chủ quan của các nhà lãnh đạo, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan

C. Phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới

D. Phải xây dựng đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một đảng cầm quyền

Câu 14: Nội dung nào dưới đây không đúng với bước đi công nghiệp hóa của Việt Nam trước đổi mới?

A. Công nghiệp hóa thiên về phát triển công nghiệp nặng

B. Công nghiệp hóa chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên, đất đai và nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa

C. Tiến hành công nghiệp hóa thông qua cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp

D. Ưu tiên phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ

Câu 15: Nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế - xã hội trong giai đoạn 1979 - 1989 ở nước ta bị ghi sai?

A. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn quá yếu

B. Vật tư, năng lượng, nguyên liệu, ngoại tệ thiếu nghiêm trọng

C. Địch phá hoại bằng hải lục, không quân

D. Sử dụng cơ chế kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp

Câu 16: Nguyên nhân khách quan khiến tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam giảm dần trong những năm gần đây?

A. Thiếu sự liên kết giữa các chủ thể tham gia chuỗi nông sản hàng hóa

B. Nền kinh tế nông nghiệp dựa trên kinh tế hộ manh mún, qui mô nhỏ, lạc hậu

C. Tác động kép từ biến đổi khí hậu toàn cầu

D. Nông sản Việt nam đứng ở phân khúc thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu

Câu 17: Tìm nguyên nhân xuất phát từ thể chế dẫn đến những hạn chế, yếu kém trong quản lý sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiện nay?

A. Thiếu sự liên lết giữa các chủ thể tham gia vào chuỗi nông sản hàng hóa

B. Năng suất và chất lượng thấp

C. Cạnh tranh gay gắt khi tham gia nhiều vào FTA.

D. Nền kinh tế nông nghiệp dựa vào kinh tế hộ manh mún, quy mô nhỏ

Câu 18: Hãy tìm luận điểm không chính xác khi bàn về các thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập?

A. Tạo được môi trường hòa bình, thuận lợi cho phát triển

B. Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu

C.  Nước ta đã chủ động, tích cực tham gia vào cộng đồng quốc tế

D. Hoàn thiện đầy đủ, đồng bộ thể chế trong nước

Câu 19: Lý lẽ nào dưới đây đã khiến cho không ít người nghĩ rằng kinh tế thị trường là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản?

A. Kinh tế thị trường vừa có thể liên hệ với chế độ tư hữu, vừa có thể liên hệ với chế độ công hữu và phục vụ cho chúng

B. Kinh tế thị trường có lịch sử phát triển lâu dài nhưng cho đến ngày nay nó mới biểu hiện rõ rệt nhất trong chủ nghĩa tư bản đến mức chi phối toàn bộ cuộc sống của con người trong xã hội đó

C. Kinh tế thị trường đã có mầm mống từ trong xã hội nô lệ

D. Kinh tế thị trường đã hình thành trong xã hội phong kiến

Câu 20: Một sinh viên đã tóm tắt các đặc trưng nhà nước của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tìm tóm tắt sai?

A. Là nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

B. Quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng không có sự phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp

C. Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân

D. Nhà nước được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật

Câu 21: Nguyên nhân không đạt được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020. Tìm đáp án đúng?

A. Nhận thức về công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa đầy đủ, chưa xác định rõ những ngành, lĩnh vực trọng tâm

B. Thực hiện công nghiệp hóa còn chậm, chưa gắn với phát triển kinh tế tri thức

C. Chưa định hướng rõ phát triển các ngành nền tảng và công nghiệp hỗ trợ

D. Tất cả a,b,c

Câu 22: Hãy chỉ ra một tóm tắt không đúng về những thành tựu sau 30 năm đổi mới về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam?

A. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và của từng vừng, miền được kế thừa, nhiều di sản văn hóa được bảo tồn, tôn tạo

B. Không gắn nhiệm vụ xây dựng văn hóa, con người với nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước và không gắn xây dựng môi trường văn hóa với xây dựng con người

C. Xã hội hóa hoạt động văn hóa ngày càng được mở rộng; đời sống văn hóa của nhân dân được cải thiện

D. Hệ thống thể chế, thiết chế văn hóa và công tác quản lý Nhà nước về văn hóa . Giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa có nhiều khởi sắc

Câu 23: Hãy chỉ ra một tóm tắt không đúng về những thành tựu sau 30 năm đổi mới về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam?

A. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và của từng vừng, miền được kế thừa, nhiều di sản văn hóa được bảo tồn, tôn tạo

B. Không gắn nhiệm vụ xây dựng văn hóa, con người với nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước và không gắn xây dựng môi trường văn hóa với xây dựng con người

C. Xã hội hóa hoạt động văn hóa ngày càng được mở rộng; đời sống văn hóa của nhân dân được cải thiện

D. Hệ thống thể chế, thiết chế văn hóa và công tác quản lý Nhà nước về văn hóa . Giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa có nhiều khởi sắc

Câu 24: Hãy chỉ rõ một nguyên nhân từ thể chế dẫn đến yếu kém, hạn chế trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội?

A. Chưa được nhận thức đầy đủ vai trò phát triển xã hội hòa hòa, chưa có chính sách, giải pháp kịp thời, giải quyết mâu thuẫn xã hội, bảo đảm an toàn xã hội, an ninh cho con người

B. Nhiều vấn đề bức xức nẩy sinh, nhất là các vấn đề xã hội và quản lý xã hội chưa được nhận thức đầy đủ và giải quyết chưa hiệu quả

C. Phát triển các lĩnh vực thiếu đồng bộ, thiếu bền vững cả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường

D. Hệ thống chính sách, pháp luật chưa đồng bộ. Hệ thống văn bản pháp lý về phát triển của từng ngành, địa phương chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, chưa chú ý đúng mức đến phát triển xã hội bền vững của vùng, liên vùng và quốc gia

Câu 25: Nội dung nào dưới đây không nằm trong 3 chương trình kinh tế lớn được?

A. Phát triển hàng xuất khẩu

B. Phát triển công nghệ thông tin

C. Phát triển lương thực thực phẩm

D. Phát triển hàng tiêu dùng

Câu 26: Nội dung nào dưới đây không nằm trong 3 chương trình kinh tế lớn được?

A. Phát triển hàng xuất khẩu

B. Phát triển công nghệ thông tin

C. Phát triển lương thực thực phẩm

D. Phát triển hàng tiêu dùng

Câu 27: Nội dung nào dưới đây nói rõ và đầy đủ nhất về bản chất của toàn cầu hoá kinh tế?

A. Một xu thế khách quan, chứa đựng nhiều mâu thuẫn

B. Một xu thế khách quan, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực

C. Một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực

D. Một xu thế khách quan, đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối

Câu 28: Mốc thời gian nào sau đây đánh dấu bước đột phá đầu tiên về tư duy đối ngoại, mở cửa hội nhập của Đảng ta?

A. Đại hội IV (1976)

B. Đại hội VI (1986)

C. Đại hội VII (1991)

D. Đại hội VIII (1996)

Câu 29: Yếu tố nào dưới đây là động lực chính thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế?

A. Nhu cầu mở rộng thị trường

B. Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất và quan hệ kinh tế quốc tế vượt ra khỏi biên giới quốc gia, phạm vi từng khu vực, lan tỏa ra phạm vi toàn cầu

C. Sự phát triển của hợp tác và phân công lao động trên phạm vi quốc tế

D. Nhu cầu hợp tác cùng giải quyết các vấn đề toàn cầu

Câu 30: Chọn câu mô tả đúng nhất khoảng thời gian tồn tại “thời sổ gạo” ở nước ta?

A. Trong khoảng thời gian gần 3 thập kỷ: 60, 70, 80 ở nước ta

B. Trong khoảng thời gian chống Mỹ ở miền Bắc

C. Trong thời gian từ sau 30/4/1975 đến những năm 80 ở miền Nam

D. Từ giữa năm 1975 đến giữa những năm 80 với miền Nam

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Đảng có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Đảng có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 11 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Sinh viên