Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín. Tài liệu bao gồm 15 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Giáo dục công dân 6 Tập 2. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
02/12/2021
Thời gian
15 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là
A. không ai có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
B. thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí mật.
C. không ai có quyền can thiệp vào thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
D. không tổ chức nào có quyền can thiệp vào thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
Câu 2: Phương án nào sau đây là nội dung của quyền đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Đảm bảo đời sống riêng tư cho mỗi cá nhân.
B. Đảm bảo quyền cho mỗi công dân dân chủ.
C. Đảm bảo quyền tự chủ của mỗi cá nhân.
D. Đảm bảo sự công bằng cho mỗi cá nhân.
Câu 3: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Kiểm tra số lượng thư trước khi gửi.
B. Trả lại thư vì không đúng tên người nhận.
C. Đọc giùm thư cho bạn khiếm thị.
D. Bóc xem các thư bị gửi nhầm.
Câu 4: Đọc trộm tin nhắn của bạn học cùng lớp vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
C. Quyền bầu cử và ứng cử.
D. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Câu 5: Nếu tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm sẽ bị phạt mức tiền nào sau đây ?
A. 01 - 1,5 triệu đồng.
B. 01 - 2 triệu đồng.
C. 500 - 1 triệu đồng.
D. Không bị phạt.
Câu 6: Phương án nào sau đây là mức phạt cao nhất khi đọc trộm thư tín, điện thoại, điện tín của người khác?
A. 03 năm tù.
B. 01 năm tù.
C. Cảnh cáo.
D. Trung thân.
Câu 7: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc loại quyền nào sau đây?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
C. Quyền dân chủ.
D. Quyền tự do cơ bản.
Câu 8: Được xem thư tín, điện thoại, điện tín của người khác trong trường hợp nào sau đây?
A. Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
B. Người đó cho phép.
C. Đọc giùm người bị khiếm thị.
D. Cả A, B, C.
Câu 9: Khi phát hiện bạn cùng bàn đọc trộm cuốn nhật ký cá nhân của mình em sẽ làm gì?
A. Quát bạn thật to cho cả lớp biết tính xấu của bạn.
B. Nói nhỏ với bạn lần sau không nên làm như vậy vi xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân.
C. Nói với cô giáo để cô xử lý.
D. Không chơi với bạn nữa.
Câu 10: Quyền đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được nêu tại điều nào và hiến pháp năm nào?
A. Điều 21, Hiến pháp 2013.
B. Điều 22, Hiến pháp 2013.
C. Điều 23, Hiến pháp 2013.
D. Điều 24, Hiến pháp 2013.
Câu 12: Hình thức nào sau đây không phải là thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Sổ tay ghi chép.
B. Email cá nhân.
C. Bưu phẩm.
D. Tin nhắn điện thoại.
Câu 13: Phương án nào sau đây đúng khi bàn về việc đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại điện tín?
A. Thư của người thân được mở ra xem.
B. Thư nhặt được thì được phép xem.
C. Đã là vợ chồng thì được phép xem thư của nhau.
D. Người có thẩm quyền được kiểm tra thư để phục vụ công tác điều tra.
Câu 14: Xâm phạm và đọc trộm mail của người khác là hành vi
A. vi phạm pháp luật.
B. không vi phạm pháp luật.
C. đúng đắn và nên làm.
D. vi phạm đạo đức.
Câu 15: Mẹ N đọc trộm được tin nhắn của N với bạn trai, mẹ đã đánh N bị bầm và xước một số chỗ trên cơ thể và giam N trong phòng kín không cho ra ngoài . Theo em, mẹ N có vi phạm pháp luật không?
A. Không, vì mẹ có quyền dạy dỗ con cái.
B. Có, mẹ N vi phạm quyền đảm bảo an toàn bí mật thư tín và điện thoại.
C. Có, mẹ N vi phạm quyền bất khả xâm phạm đến sức khỏe , thân thể, có hành vi bạo lực với con cái.
D. B, C đúng.
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận