Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Đường thẳng và mặt phẳng song song có đáp án (Vận dụng). Tài liệu bao gồm 13 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Chương 2: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
30/11/2021
Thời gian
20 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 3: Cho tứ diện ABCD, M là trung điểm của cạnh CD, G là trọng tâm tứ diện. Khi đó 2 đường thẳng AD và GM là hai đường thẳng:
A. chéo nhau
B. có hai điểm chung
C. song song
D. có một điểm chung
Câu 7: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M là một điểm trên cạnh SC và (α) là mặt phẳng chứa AM và song song với BD. Gọi E và F lần lượt là giao điểm của (α) với các cạnh SB, SD, gọi I là giao điểm của ME và BC, J là giao điểm của MF và CD. Nhận xét gì về ba điểm I, J, A?
A. Thẳng hàng
B. Cùng thuộc một đường tròn cố định
C. Ba điểm tạo thành một tam giác
D. Đáp án khác
Câu 8: Cho tứ diện đều ABCD cạnh a. Gọi M và P lần lượt là hai điểm di động trên các cạnh AD và BC sao cho MA = PC = x( (0 < x < a). Mặt phẳng (α) đi qua MP song song với CD cắt tứ diện theo một thiết diện là hình gì?
A. Hình bình hành
B. Hình thoi
C. Hình thang
D. Hình thang cân
Câu 10: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang có đáy lớn BC, đáy nhỏ AD. Mặt bên (SAD) là tam giác đều, (α) là mặt phẳng đi qua M trên cạnh AB, song song với SA, BC. Mp(α) cắt các cạnh CD, SC, SB lần lượt tại N, P, Q. MNPQ là hình gì?
A. Hình thoi
B. Hình bình hành
C. Tứ giác có các cạnh đối cắt nhau
D. Hình thang cân
Câu 12: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành, M là một điểm nằm trên đoạn đường chéo BD. Thiết diện của hình chóp cắt bởi mp(α) đi qua M và song song với AC và SB có thể là những hình gì?
A. Tam giác, tứ giác
B. Tam giác, ngũ giác
C. Tứ giác, ngũ giác
D. Ngũ giác
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận